Xem bài viết đơn
  #3  
Cũ 10-12-2007, 01:51 PM
Tuanrocker's Avatar
Tuanrocker Tuanrocker vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Super Moderator
Độ về xe zin
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: TW2
Bài gởi: 1.220
Thanks: 5.072
Thanked 4.584 Times in 712 Posts
Biến số xe: 51T4 - 7364
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới Tuanrocker
Mặc định Re: CÂU LẠC BỘ NHIẾP ẢNH

Một vài định nghĩa:
TIÊU CỰ :
-Tiêu cự của một ống kính (cố định), là một trị số được tính theo đơn vị là milimet (ngày xưa, người ta có dùng cả đơn vị cm, inch nữa, nhưng nay không còn), được ký hiệu là F, và bằng khoảng cách từ quang tâm ống kính đến mặt phim (hay sensor), khi điểm lấy nét đặt ở vô cực. Vị trí quang tâm thường tại ngay nơi đặt lam khẩu độ (đây là nơi chùm tia sáng đổi chiều trước khi vào đến mặt phim). Những ống kính zoom, cũng tuân theo luật này, nhưng do cấu trúc ngày càng hiện đại, nên đôi khi khó nhận thấy rõ vị trí quang tâm này.

KHẨU ĐỘ :
-Khẩu độ là độ mở của một ống kính (nó được điều khiển bởi những lá lam nhỏ, mỏng), ký hiệu là f, nó cho phép những lượng ánh sáng cố định đi xuyên qua, để vào tác động lên mặt phim (hay mặt con chíp). Một phép tính đơn giản : Đường kính lỗ mở = trị số tiêu cự chia cho trị số khẩu độ. (D=F/f). Và chúng ta có thể thấy là trị số khẩu độ và đường kính lỗ mở tỷ lệ nghịch với nhau, nên hễ trị số khẩu độ càng nhỏ thì đường kính lỗ mở càng lớn (ánh sáng vào nhiều), và ngược lại, khi trị số khẩu độ càng lớn, thì đường kính lỗ mở càng nhỏ (ánh sáng vào ít). Những trị số khẩu độ tiêu chuẩn : 1, 1.4, 2, 2.8, 4, 5.6, 8, 11, 16, 22, 32, 45, 64, 90, 128, 256 (những trị số khẩu độ trên 32, thường thấy trên các ống kính máy VIEW CAMERA, và ở những dãy tele trên 300mm). Từ trị số này sang trị số kia biểu thị một lượng ánh sáng vào gấp đôi hay phân nửa.

TỐC ĐỘ :
-Tốc độ là mức độ chập nhanh hay chậm của hệ màn chập (có màn chập lá, màn chập rèm ngang, màn chập rèm đứng {được dùng trong hầu hết máy thế hệ mới}). Những con số xuất hiện trên máy chụp là thể hiện tắt của trị số nghịch đảo của giây (second, s). Như 1/4s được ký hiệu là 4, con số 500 sẽ được hiểu là 1/500s. Vì là con số nghịch đảo, nên số càng lớn thì tốc độ chập càng cao (độ rung ít hơn), số càng nhỏ thì tốc độ chập càng chậm (dễ rung hơn), người ta còn đưa cả tốc độ âm (nhiều hơn 1s) vào, và lên đến khoảng 30s, ngoài ra, tốc độ B được hiểu là dạng tốc độ chậm tùy ý (nếu bấm nhanh, có thể đạt được ngưỡng 1/8s, hay 1/15s, còn chậm thì có thể là vài phút, vài giờ, ..., và người ta khuyên nên dùng dây bấm mềm). Những trị số chuẩn : 30s, 15s, 8s, 4s, 2s, 1, 2, 4, 8, 15, 30, 60, 125, 250, 500, 1000, 2000, 4000, 8000, 16000 (hiện giờ, rất ít máy có tốc độ chập trên 1/8000s, Minolta có 1/12000s, hình như chưa có máy nào vượt tới ngưỡng 1/16000s). Và ta cũng dễ dàng nhận thấy ứng với mỗi trị số tốc độ, là lượng sáng vào gấp đôi hay phân nửa.

TRỊ SỐ THỜI CHỤP :
-Trị số thời chụp là sự liên kết giữa hai thông số Khẩu độ và Tốc độ, để có được một lượng sáng phù hợp tác động lên mặt phim. Và ứng với một trị số thời chụp cố định (một lượng sáng cố định), người ta có thể thay đổi trị số khẩu độ, trị số tốc độ sẽ thay đổi theo tương ứng, từng nấc một.

VÙNG ẢNH RÕ :
-Được hiểu là một vùng quanh điểm lấy nét, tại nơi này, điểm được thể hiện bằng những chấm có kích thước nhỏ nhất, và nó sẽ nở dần ra thành những vòng mờ, lớn dần từ ngưỡng 1/3 phía trước, và 2/3 phía sau, và càng xa dần thì vòng mờ càng nở lớn. Có ba yếu tố liên quan đến vùng ảnh rõ :
+ Tiêu cự : Tiêu cự càng ngắn thì vùng ảnh rõ càng rộng, tiêu cự càng dài thì vùng ảnh rõ càng hẹp.
+ Khẩu độ : Khẩu độ càng mở lớn (trị số nhỏ) thì vùng ảnh rõ càng mỏng, khẩu độ càng đóng nhỏ, thì vùng ảnh rõ càng rộng (nét sâu).
+ Điểm lấy nét : Điểm lấy nét càng gần thì vùng ảnh rõ càng hẹp (khi chụp cận), điểm lấy nét càng xa thì vùng ảnh rõ càng rộng (khi chụp ảnh phong cảnh).

ISO :
-Đây là chữ viết tắt của International Standard Association, tuy nhiên, khi viết tắt, nó không chỉ mang ý nghĩa của một tổ chức, nó được mang một nghĩa mới, đó là những tiêu chuẩn do tổ chức này ban hành. Và trước khi mang tên này để chỉ độ nhạy phim (trong lãnh vực nhiếp ảnh), nó còn có các tên ASA (American Standard Association), DIN (của Đức, trị số tính có khác, chỉ thông dụng ở các nước trong khối XHCN, nay không còn dùng). Những độ nhạy phim thông dụng (tiêu chuẩn) : 25, 50, (64), (80), 100, (125), (160), 200, 400, 800, (1000), 1600, 3200 (những trị số trong ngoặc đã từng được dùng trong quá khứ). Ứng với mỗi trị số chuẩn (không ở trong ngoặc), là độ nhạy của phim (hay số, digital) gấp đôi hay phân nửa những trị số đứng trước hay sau nó.
(vapa.org.vn)
__________________
The end is just the beginning!
Trả Lời Với Trích Dẫn