Ngày 01 tháng 8
Ngày 1 tháng 8 năm 1291 Nước Thụy sĩ ra đời
Vào thế kỷ 13, con đường chạy qua Gotthard nằm ở tâm dãy núi Alps được hình thành và phát triển nhanh chóng trở thành điểm giao lưu, qua lại quan trọng về kinh tế-thương mại Bắc-Nam châu Âu và trở thành điểm nằm trong tầm ngắm của các cường quốc châu Âu. Tình hình đó đã đẩy các nhóm dân cư nơi đây lập ra các phường, hội rồi hình thành quốc gia Thụy Sĩ ngày nay, dưới các minh ước quân tử để bảo vệ và hỗ trợ nhau theo tính chất của một liên minh và chính thức ra đời ngày 1 tháng 8 năm 1291.
Bản đồ Thụy sĩ
Ngày 1/8/1944 Nhân dân Vác xa va đứng lên chống lại sự chiếm đóng của Phát xít Đức.
Lúc 17h00 tín hiệu "Bão nổi lên ròi" được đưa ra và nhân dân Vác xa va đã đứng lên chống lại Phát xít Đức. Cuộc Khởi nghĩa Warszawa (tiếng Ba Lan: powstanie warszawskie) là một cuộc nổi lớn diễn ra trong thế chiến thứ hai do lực lượng kháng chiến Ba Lan quân đội Krajowa (tiếng Ba Lan: Armia Krajowa) tiến hành để giải phóng Warszawa từ tay Đức quốc xã. Cuộc nổi dậy được tiến hành nhằm vào thời điểm quân đội Xô-viết đang tấn công tiếp cận tuyến sông Wisla. Theo nhận định của những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa này, trước sức ép của quân đội Liên Xô, quân Đức sẽ buộc phải rút chạy. Tuy nhiên, quân đội Đức Quốc xã không những không bỏ Warszawa mà còn tập trung về đây 5 sư đoàn xe tăng và các sư đoàn bộ binh mạnh cùng nhiều đơn vị cơ giới SS, cảnh vệ, cảnh sát và quân lê dương. Một mặt, các sư đoàn xe tăng Đức đã chặn đứng cuộc tấn công của xe tăng Liên Xô ở bờ Đông sông Wisla, phong tỏa ác đầu cầu, buộc quân Liên Xô phải dừng lại. Mặt khác, các lực lượng SS và cơ giới Đức dưới quyền chỉ huy của tướng SS gốc Ba Lan Erich von dem Bach-Zalewski đã tập hợp đủ lực lượng đánh bại quân khởi nghĩa Ba Lan, tàn sát thường dân Ba Lan. Liên Xô và các đồng minh Anh, Hoa Kỳ đã tổ chức cầu hàng không để tiếp tế cho những người khởi nghĩa và dùng không quân để yếm hộ cho họ. Tuy nhiên, các hoạt động đường không đã không thể xoay chyển được tình thế trên mặt đất. Cuộc chiến đâu kiê cường kéo dài 63 ngày kết thúc vào ngày 3/10/1944. Nhân dân Vác xa va lại phải lùi bước. Cuộc chiến làm 16.000 quân khởi nghĩa Ba Lan bị giết, 6.000 quân bị thương nặng. Thêm vào đó, khoảng 150.000 tới 200.000 thường dân Ba Lan bị chết, phần lớn bị sát hại hàng loạt. Những người Do Thái vốn được người Ba Lan che giấu cũng bị phát hiện trong các cuộc truy quét và trục xuất hàng loạt các khu phố của thành phố.
Phía Đức quốc xã mất hơn 8.000 binh lính chết và mất tích, 9.000 bị thương. Trong cuộc giao tranh, khoảng 25% các tòa nhà ở Warszawa bị phá hủy. Sau khi quân khởi nghĩa đầu hàng, quân Đức tiến hành cuộc tàn phá có hệ thống thêm khoảng 35% thành phố từ dẫy phố này tới dẫy phố khác. Cộng với các thiệt hại trước đó trong cuộc Cuộc xâm lược Ba Lan 1939 và Cuộc nổi dậy Ghetto Warszawa năm 1943, tới tháng 1 năm 1945, khi quân Liên Xô tiến vào, hơn 85% thành phố đã bị Đức quốc xã phá hủy.
Video 1 phút tưởng niệm 70 năm cuộc nổi dậy tại Vác xa va ngày 1/8/2014
Ngày 1/8/1981 MTV đầu phát sóng mọt làn sóng âm nhạc đại chúng bắt đầu. Bài hát đầu tiên được phát là "Video Killed the Radio Star"
Ngày 1/8/1995 Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước qua đời tại Sài gòn
Dương Thiệu Tước (1915–1995) là một nhạc sĩ tiền chiến nổi tiếng và được coi là một trong những nhạc sĩ tiền phong của tân nhạc Việt Nam.
Dương Thiệu Tước sinh ngày 15 tháng 5 năm 1915, quê ở làng Vân Đình, huyện Sơn Lãng, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông . Xuất thân trong gia đình Nho học truyền thống, ông là cháu nội cụ nghè Vân Đình Dương Khuê, nguyên Đốc học Nam Định.
Ông vào miền Nam sinh sống từ năm 1954. Tại Sài Gòn ông làm chủ sự phòng văn nghệ tại Đài phát thanh Sài Gòn đồng thời được mời làm giáo sư dạy lục huyền cầm/Tây Ban cầm tại trường Quốc gia Âm nhạc. Sau ngày nước Việt Nam thống nhất năm 1975, nhạc của ông bị cấm đoán và ông cũng bị mất chỗ dạy học tại trường Quốc gia Âm nhạc. Gần đây, sau thời đổi mới, nhạc của ông đã được phép lưu hành lại trên cả nước Việt Nam.