Xem bài viết đơn
  #57  
Cũ 17-09-2009, 01:03 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 5 : Lăng Thiệu Trị

Rời khỏi lăng Minh Mạng, trở ra qua cây cầu Tuần (chắc thế, không nhớ chính xác), đi thẳng là đến lăng Khải Định, rẽ tay phải là đường đi đến lăng Gia Long, rẽ tay trái, đi dọc theo dòng sông Hương là đường quay lại thành phố Huế với các lăng rải rác gần trục đường ấy : Lăng Thiệu Trị, lăng Đồng Khánh, lăng Tự Đức.
Triều Nguyễn thực ra cũng chỉ được phồn thịnh, thực sự nắm chủ quyền trong giai đoạn đầu, dưới các triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, và đầu triều Tự Đức, các lăng tẩm của 4 vị vua này còn mang đậm nét nghệ thuật kiến trúc cung đình xưa, chứ chưa bị lai căng với các nét kiến trúc phương Tây như một số lăng của các vị vua triều Nguyễn về sau này. Vì thế, tôi muốn đi thăm lăng của 4 vị vua đầu triều Nguyễn trước. Nhưng lăng Gia Long thì xa xôi, lại rất rộng lớn bao la, đi chắc mất cả ngày, không đủ thời gian. Lăng Tự Đức thì đã nghe tiếng là đẹp và thơ mộng, vì ít ra xây lăng xong đến 15 năm sau vua Tự Đức mới băng - ông ta từng đến sống ở Khiêm Cung (sau khi vua mất mới gọi là Kiêm Lăng) khá nhiều thời gian. Tuy nhiên, trước đến nay ít nghe thấy nói về lăng vua Thiệu Trị - vị vua thứ 3 của triều Nguyễn - người có thời gian trị vì trên ngôi báu khá ngắn (7 năm), và cũng không có nhiều việc làm nổi bật trong thời gian ngự trên ngai vàng. Điều đó khiến tôi quyết định đến lăng Thiệu Trị - Xương Lăng.

Vua Thiệu Trị (1841 - 1847) là con trưởng của vua Minh Mạng, húy là Nguyễn Phúc Miên Tông (bắt đầu từ thế hệ vua Thiệu Trị, việc đặt tên trong hoàng tộc bắt đầu phải tuân theo thứ tự trong bài Đế hệ thi và các bài Phiên hệ thi do vua Minh Mạng đặt ra). Vua Thiệu Trị do bà Tá Thiên Nhân Hoàng hậu - tên thật là Hồ Thị Hoa - sinh ra. Vua được 3 ngày tuổi thì bà Hoa mất, khi mới 16 tuổi.

Sự nghiệp làm vua của Thiệu Trị ngắn, ông mất vì bệnh năm 1847 khi mới 41 tuổi và ở ngôi được gần 7 năm (từ 2/1841 đến 11/1847), trong thời gian đó, sử sách không ghi lại nhiều những sự kiện, công việc nổi bật nào, nhưng đều ghi nhận rằng vua Thiệu Trị là người có tính nhân hậu, khoan hòa, chăm chỉ và cũng là một vị vua hay chữ, hay thơ. Tính ông không được sôi nổi xốc vác như vua cha là Minh Mạng, tất cả cá đường lối, thể chế do vua Minh Mạng đặt ra, vua Thiệu Trị cứ cho tiếp tục, mà hầu như không có cải cách gì (có một số ý kiến cho rằng nhà vua không nhiều ý tưởng cải cách, nhưng thực ra, với rất nhiều những cải cách do vua cha Minh Mạng đề ra, việc thực thi cũng đã tốn nhiều tâm sức rồi).

Trước khi mất, vua Gia Long có dặn lại Thái tử Đảm - vua Minh Mạng sau này - rằng không được tiến hành việc binh bên ngoài lãnh thổ đất nước, nhưng vua Minh mạng vốn là người rất xốc vác, năng nổ, trong thời kỳ làm vua, đã lờ đi lời di huấn của vua Gia Long, mang quân sang đánh Chân Lạp (Miên) - tất nhiên sau khi nước này cho quân sang đánh phá vùng biên giới nước ta - và chiếm nguyên nước này, đổi thành một trấn của Việt Nam. Đến khi lên ngôi, vua Thiệu Trị sau đó đã ra lệnh rút quân về nước, trả lại nước cho người Khomer.

Thời gian tại vị ngắn, vua Thiệu Trị tuy đã nghiên cứu kiến trúc lăng Gia Long và lăng Minh Mạng, cũng như vạch ra ý tưởng cho khu lăng của mình, nhưng nhà vua chưa nghĩ đến việc tìm cuộc đất để xây dựng lăng tẩm cho mình, thì đột nhiên lâm bệnh và băng hà. Sử chép lại rằng, trước khi mất, vua dặn với Hông Nhậm (vua Tự Đức sau này) : "Chỗ đất làm Sơn lăng nên chọn chỗ bãi cao chân núi cận tiện, để dân binh dễ làm công việc. Con đường ngầm đưa quan tài đến huyệt, bắt đầu từ Hiếu lăng, nên bắt chước mà làm. Còn điện vũ liệu lượng mà xây cất cho kiệm ước, không nên làm nhiều đền đài, lao phí đến tài lực của binh dân" - thật là lời nói của một vị vua biết thương dân.
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to tunbo For This Useful Post:
simba (17-09-2009)