Ðề tài: Ngày này năm xưa
Xem bài viết đơn
  #146  
Cũ 25-07-2014, 11:40 PM
vndrake vndrake vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe độ tá lả
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 592
Thanks: 530
Thanked 2.715 Times in 475 Posts
Mặc định

[x]Trần Quang Khải (chữ Hán: 陳光啓; Sinh 1241–mất 26/7/1294) là một quý tộc, đại thần nhà Trần, làm đến chức Tể tướng đời Trần Thánh Tông, coi cả mọi việc trong nước. Sang đời Trần Nhân Tông, năm Thiệu Bảo thứ 4, khi quân Nguyên xâm lăng bờ cõi nước Nam, ông được phong chức Thượng tướng Thái sư, lãnh binh trấn giữ mặt Nam đất Nghệ An, lập công lớn tại Chương Dương Độ. Khi dẹp tan quân Nguyên, triều đình xét công, ông đứng vào bậc nhất.
Ông còn đong góp cho Văn học Việt nam những tác phẩm bất hủ. Chúng ta khó quên được những ngày câu thơ trong bài "Tòng giá hoàn kinh sứ"
Tòng Giá Hoàn Kinh
Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san

從 駕 還 京
奪 槊 章 陽 渡
擒 胡 鹹 子 關
太 平 宜 努 力
萬 古 此 江 山

Bản dịch của Trần Trọng Kim:
Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu


Sử sách sau ghi công Ông
'Quang Khải lúc làm tướng võ, lúc làm tướng văn, giúp vương nghiệp nhà Trần, uy danh ngang với Quốc Tuấn."

—Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục


* Bécna Sô là nhà vǎn Anh, gốc Ailen. Ông sinh ngày 26-7-1856. Nǎm 20 tuổi ông đến Luân Đôn, và đi vào con đường hoạt
động xã hội trở thành nhà phê bình nhạc kiêm phê bình vǎn học. Rồi ông chuyển sang viết kịch. Các vở kịch của ông đã mau chóng thu hút được sự ngưỡng mộ của khán giả.
Thời kì 1879-1883, Shaw viết tiểu thuyết đầu tay Immaturity (Non nớt) và 5 tác phẩm khác nhưng chưa được in; cuốn An Unsocial Socialist (Một người xã hội chủ nghĩa phi xã hội, 1884) là tiểu thuyết đầu tiên được in năm 1887.

Shaw được coi là cha đẻ của "kịch ý niệm", ông bắt đầu sáng tác kịch từ năm 1885, nhưng bắt đầu nổi tiếng với vở Widowers' Houses (Những ngôi nhà của những người góa vợ, 1892). Đến năm 1903, kịch của ông chiếm lĩnh sân khấu Mỹ, Đức; năm 1904 chiếm lĩnh sân khấu trong nước. Ông càng nổi tiếng thêm khi vua Anh đến dự buổi biểu diễn vở John Bull's Other Island (Hòn đảo khác của John Bull, 1904), sau đó kịch của ông lan tràn sang các nước châu Âu. Shaw được coi là nhà soạn kịch xuất sắc nhất nước Anh, ông muốn dùng nghệ thuật để thức tỉnh con người trước yêu cầu phải thay đổi trật tự tư sản với tất cả các thể chế và tập tục của nó. Ông nhấn mạnh đến chức năng giáo dục của sân khấu, nhưng xem chức năng giáo dục không phải là sự áp đặt từ phía nhà viết kịch mà là khơi dậy nhu cầu thẩm mĩ của chính khán giả. Những vấn đề gay gắt của xã hội đương thời như thế lực khuynh đảo của đồng tiền, các kiểu bóc lột, tình trạng nghèo khổ của người dân kéo theo các tệ nạn xã hội được phản ánh rõ nét trong kịch của Shaw. Phong cách kịch của Shaw thiên về trào lộng, châm biếm, tìm đường đến chân lí thông qua những nghịch lí.
Năm 1923, vở Saint Joan (Nữ thánh Joan) ra đời và được đánh giá là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Shaw, hai năm sau ông được nhận giải Nobel. Shaw dùng tiền thưởng của giải thành lập Quỹ Văn học dành cho các tác giả viết kịch. Ông mất năm 1950 tại nhà riêng ở Hertfrordshire, Anh.

[x]1908 – Cục Điều tra (BOI) được thành lập, là tiền thân của Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI).
Năm 1886, Tòa án Tối cao nhận thấy rằng liên bang không hề có đủ thẩm quyền điều chỉnh một số vấn đề xảy ra ở cùng lúc nhiều tiểu bang, dẫn đến Đạo luật Thương mại Liên bang ra đời năm 1887 nhằm tạo ra một cơ quan thực thi pháp luật có đủ thẩm quyền trong việc giải quyết các vụ việc mang tính chất cấp Liên bang. Tuy nhiên Bộ Tư pháp lại tỏ ra chậm chạp trong việc phân phối nguồn nhân lực cho Cục, dẫn đến Tổng Chưởng lí Charles Joseph Bonaparte phải nhờ đến các cơ quan khác, có cả Cơ quan Mật vụ để hỗ trợ điều tra. Tuy nhiên, Quốc hội đã thông qua bộ luật nghiêm cấm Bộ Tư pháp sử dụng nhân lực từ Bộ Ngân khố, do đó Tổng Chưởng lí phải tổ chức và thành lập Cục Điều tra một cách hoàn chỉnh với nhân sự là các đặc vụ riêng của Cục. Cơ quan Mật vụ đã hỗ trợ Bộ Tư pháp 12 đặc vụ và những đặc vụ này đã trở thành những đặc vụ đầu tiên của Cục Điều tra mới thành lập. Những đặc vụ đầu tiên của FBI hóa ra lại là những đặc vụ của Cơ quan Mật vụ, từ đó Cục chính thức có đầy đủ thẩm quyền theo Đạo luật Thương mại Liên bang năm 1887. FBI phát triển rất mạnh với một lượng đặc vụ rất dày đặc vào tháng 7 năm 1908 trong thời kì của Tổng thống Theodore Roosevelt, nhiệm vụ chính thức đầu tiên của Cục là thâm nhập và khảo sát về các nhà chứa để chuẩn bị thực thi pháp luật theo Đạo luật ‘’Buôn bán nô lệ da trắng’’ hay còn gọi là ‘’Đạo luật Mann’’ được ban hành vào 25 tháng 6 năm 1910. Năm 1932, Cục đổi tên là Cục Điều tra Hoa Kỳ. Năm sau đó, Cục kết hợp với Cục Kiểm soát Rượu và chất có cồn và được đặt tên lại là Đơn vị Điều tra trước khi tách ra và trở thành một Cục hoàn chỉnh trực thuộc Bộ Tư pháp vào năm 1935. Trong cùng năm đó, Cục chính thức đổi tên Đơn vị Điều tra thành Cục Điều tra Liên bang và được sử dụng cho đến ngày nay, viết tắt là FBI.



[x]Thuật ngữ "chiến tranh lạnh" do Bernard Baruch Plan, một chuyên gia vạch kế hoạch nguyên tử của Mỹ đặt ra và lần đầu tiên xuất hiện trên báo chí Mỹ ngày 26-7-1947.


Việc sử dụng lần đầu tiên thuật ngữ Chiến tranh Lạnh miêu tả những căng thẳng địa chính trị thời hậu Thế chiến II giữa Liên bang Xô viết và các Đồng minh Tây Âu của họ được gán cho Bernard Baruch, một nhà tài chính và là cố vấn tổng thống Hoa Kỳ.Tại Nam Carolina, ngày 16 tháng 4 năm 1947, ông đã có bài phát biểu (theo nhà báo Herbert Bayard Swope) nói rằng, "Hãy để chúng ta không bị lừa gạt: chúng ta hiện ở giữa một cuộc chiến tranh lạnh." Nhà báo Walter Lippmann đã làm cho thuật ngữ được biết đến rộng rãi, với cuốn sách Cold War (1947).
Trước đó, George Orwell đã sử dụng thuật ngữ Chiến tranh Lạnh trong tiểu luận "You and the Atomic Bomb" (Bạn và quả bom nguyên tử) được xuất bản ngày 19 tháng 10 năm 1945, trên tờ Tribune của Anh. Suy ngẫm về một thế giới sống dưới bóng của một mối đe doạ chiến tranh hạt nhân, ông đã cảnh báo về một "nền hoà bình không có hoà bình", mà ông gọi là một cuộc "chiến tranh lạnh" thường trực,Orwell đã trực tiếp đề cập tới cuộc chiến tranh đó như là một sự đối đầu ý thức hệ giữa Liên bang Xô viết và các cường quốc phương Tây. Hơn nữa, trong tờ The Observer xuất bản ngày 10 tháng 3 năm 1946, Orwell đã viết rằng "... sau hội nghị Moskva vào tháng 12 vừa rồi, Nga đã bắt đầu thực hiện một cuộc ‘chiến tranh lạnh’ với Anh và Đế chế Anh."

[x] Ngày 26-7-1953, hơn 130 thanh niên yêu nước do Phiđen Caxtơrô lãnh đạo tấn công pháo đài Môncađơ mở đầu cuộc đấu tranh của nhân dân Cuba nhằm lật đổ chế độ Batista.


[x]Ngày 26/7/1956 tổng thống Ai Cập Nasser tuyên bố quốc hữu hoá kênh và ý định xây dựng một căn cứ quân sự ở dọc kênh. Hành động này của Ai Cập được hậu thuẫn bởi Liên Xô và đã gây lo ngại sâu sắc cho Mỹ, Anh, Pháp và Israel gây nên cuộc Khủng hoảng kênh đào Suez. Ngày 29 tháng 10 năm 1956, Israel tấn công bán đảo Sinai và dải Gaza để trả đũa. Năm 1957, Liên Hợp Quốc cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới đây để bảo đảm tính trung lập của kênh.
Kênh bị đóng cửa một lần duy nhất từ 1967 tới 1975 trong cuộc Chiến tranh Ả Rập - Israel.
Cho tới năm 1967, năm xảy ra chiến tranh giữa Israel và Ai Cập, gần 15% các luồng hàng viễn dương và trên 20% các luồng hàng vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ thế giới đã được vận chuyển qua kênh đào.


[x]Ngày 26/7/1952 ngày mất của Eva Perón (1919-1952)tên đầy đủ là María Eva Duarte de Perón, Maria Eva Ibarurgen hay còn được biết đến với cái tên Evita (sinh năm 1919– mất năm 1952) là người vợ thứ hai của Tổng thống Argentina Juan Perón (1895–1974) và đã trở thành Đệ nhất phu nhân của Argentina từ năm 1946 cho đến khi bà chết vào 1952. Bà được người dân Argentina ngưỡng mộ vì đã đấu tranh giành quyền bầu cử cho phụ nữ, đảm bảo lợi ích cho người lao động và thành lập các bệnh viện cũng như các trại mồ côi.
Tổng thống Cristina Fernandez de Kirchner được xem là Evita mới của Argentina và bà Cristina cũng cho rằng thế hệ phụ nữ của mình mang một món nợ đối với Evita Perón và đánh giá rằng bà:
"Tấm gương sáng của lòng nhiệt tình và ý chí chiến đấu"
"Là một biểu tượng mang tính văn hóa và lịch sử đối với toàn thể dân chúng Argentina"
"Bà có rất nhiều kẻ thù, đồng thời cũng được nhiều người mến mộ nhất. Bà là người bị xúc phạm nhiều nhất, bị lăng mạ và coi thường nhiều nhất nhưng cũng là người được sùng kính nhất. Một người bị xỉ nhục nhiều nhất nhưng hôm nay vinh quang bất diệt"
Bài hát Don't cry for Me Argentina được biết đến nhiều nhất với vai trò là ca khúc trong vở nhạc kịch năm 1978 Evita với phần nhạc của Andrew Lloyd Webber và Tim Rice đặt lời. Phiên bản do Madona hát trong phim truyện cùng tên

thay đổi nội dung bởi: vndrake, 26-07-2014 lúc 08:23 AM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post:
1stLady (26-07-2014), DanhCB (26-07-2014), jimmy nguyen (26-07-2014), mobinam (22-05-2016)