Xem bài viết đơn
  #19  
Cũ 13-12-2011, 06:38 PM
vndrake vndrake vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe độ tá lả
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 592
Thanks: 530
Thanked 2.715 Times in 475 Posts
Mặc định Ba-lê sao chúng ta chưa nói đến?

Từ khi các bác để em luyên thuyên trên mục này có một phần mà em ưa thích muốn chia sẻ cùng các bác là Ba lê. Tiếng Tiếng Pháp là ballet, tiếng Anh cũng mượn luông tiênga pháp và các cụ nhà ta gọi theo Hán ngữ là Ba lê. Gốc tiếng ý là balletto (môn này cũng từ nước Ý mà ra) còn gốc cổ xưa nữa là ballere (tiếng La Tinh) Dịch sang Tiếng Việt là múa nhưng khổ nỗi nước ta đã có múa mà bọn Tây nó lại múa khác nên ta dùng tên tay theo âm Hán là Ba lê. Định nghĩa tổng quan một môn nghệ thuật lớn em không dám làm. Em chỉ biết hầu như trên tất cả các quốc gia hệ thống đào tạo múa không ít thì nhiều đều có một phần chương trình không nhỏ đào tạo về ba-lê. Hôm nọ rất ghen tỵ khi Sài gòn dàn dựng rất thành công vở Kẹp hạt dẻ theo phong cách cổ điển. Cũng như Opera Ba lê là một nghệ thuật tổng hợp nhưng phần hát giảm đi rất nhiều chủ yếu còn Âm nhạc, múa, Sân khấu , đôi khi trong dàn nhạc cũng có dàn đônghf ca hoặc ca sĩ đơn ca nhưng hiếm. Để bắt đầu chia sẻ mạch lạc hơn em xin giới thiệu một vở được coi là đỉnh cao "Ba lê của Ba lê". Em không đủ sức tự tin để tự viết bài này nên có cóppy ở http://newvietart.com/index4.56.html một số đoạn

Vở Hồ Thiên nga dựa trên câu chuyện dân gian mà cốt truyện khá giống nhau của hai dân tộc Nga và Đức. Vào thời Tchaikovsky sáng tác vở “Hồ thiên nga”, ở xứ Bavaria thuộc nước Đức bây giơ, có vị vua Lidvig Đệ nhị nổi tiếng lãng mạn, nổi tiếng say mê nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc. Vua Lidvig Đệ nhị đã cho xây một tòa lâu đài thần tiên tuyệt đẹp gọi là lâu đài Thiên Nga, đứng trên sườn núi trông ra khu hồ cũng mang tên là hồ Thiên nga hết sức thơ mộng. Tòa lâu đài, khu hồ Thiên nga, vị vua lãng mạn đến khác thường đã gợi lên niềm cảm hứng cho Tchaikovsky sáng tác nên vở “Hồ thiên nga” tuyệt tác, một vở balê được xếp vào loại bi, trữ tình. Và có lẽ vì vậy Tchaikovsky đã quyết định đặt cho hoàng tử nhân vật chính của mình Hoàng tử Digfrid một cái tên Đức, dù Tchaikovsky là người Nga. Có nhiều thông tin khác nhau về nguồn gốc vở Ba lê này nhưng có lẽ đáng tin hơn cả ý tưởng do Vladimir Petrovich Begichev giám đốc nhà hát Bolsoithowif gian đó đã sáng tác một vở Bale với tên này. Sau ông qua các quan hệ đã chu cấp cho Tchaikovxky 800 rúp để hoàn thiện sau khi nghe chr đề chính được Tchaikovxky viết
Vở này biểu diễn lân đầu vào 20/2/1877 tại nhà hát Bolsoi nhưng chưa phải gây tiếng vang ngay do khả năng dàn dựng lúc đó cũng như kỹ thuật của diên viên.
Gần 20 năm sau (khi đó Tchaikovxky đã mất) nhà hátSaint Petersburg dàn dựng lại vở này thành công rực rỡ Nhạc
sỹ Rikardo Drigo đã không lấy toàn bộ nhạc của Tchaikovsky sáng tác cho “Hồ thiên nga”. Ông lấy những đoạn trích từ những sáng tác khác nhau của Tchaikovsky để đưa vào “Hồ thiên nga”, có cả những đoạn Drigo tự viết nhạc. “Hồ thiên nga” trong sự chuyển thể của Drigo mang nhiều nét cổ tích, mang nhiều nét huyện thoại hơn. Và “Hồ thiên nga” trở thành một huyền thoại thật đẹp, thật cảm động về tình yêu.
Nhà biên đạo múa người Đức Petin đã mang đến cho vở diễn cái không khí tưng bừng của những vũ điệu, cái hào nhoáng của những buổi lễ hội nơi cung đình, còn nhà biên đạo múa Ivanov đã làm cho vở balê “Hồ thiên nga” mang được bóng dáng tâm hồn Nga. Những cánh thiên nga yểu điệu rập rờn nối đuôi nhau bên bờ hồ phủ sương, những mái đầu nghiêng nghiêng mềm mại, làm người ta hình dung được những đàn chim thiên nga bên bờ hồ phương bắc. Những bước chân mềm mại, những cánh tay uyển chuyển theo dòng nhạc êm đềm làm người ta như thấy hiển hiện trước mắt những cánh chim nhè nhẹ đong đưa theo những tiếng hát buồn da diết của loài chim thiên nga.
Năm 1969 nhà biên đạo múa nổi tiếng của nhà hát lớn, ông Grigorovich, người hết sức say mê Tchaikovsky đã quyết định trả lại cho “Hồ thiên nga” cái hồn ban đầu của nó. Ông đã dàn dựng lại vở diễn theo đúng hồn nhạc của Tchaikovsky- một dòng nhạc đầy cảm xúc, đầy kịch tính, nhưng cũng thật lãng mạn. “Hồ thiên nga” trong cách nhìn của Grigorovich, không còn là một câu chuyện cổ tích về tình yêu nữa mà đã là một thế giới nội tâm đầy mơ mộng nhưng cũng thật sóng gió. Một thế giới của thật và giả, của trắng và đen thật gần nhau, thật khó phân biệt.
Nhưng dưới thời Liên Xô còn tồn tại, dàn dựng của Grigorovich phải thay đổi rất nhiều, đặc biệt là kết cục của nó. Những nhà lãnh đạo văn hóa Liên Xô khi đó không cho phép nàng Odetta, biểu tượng của niềm tin, của cái đẹp được chết trong tay của số phận. Mãi tới năm 2000, vở “Hồ thiên nga” mới được sửa lại theo đúng kịch bản của Grigorovich, một kịch bản theo sát ý tưởng lúc ban đầu của Chaikovsky nhất.

Vở diễn có 4 màn
Mán 1 Tại lâu đài trước có hồ nước Sinh nhật Hoàng tử, chàng bị cha mẹ yêu cầu chọn vợ bằng cách ném quả bóng nhưng chàng không chịu chạy trốn vào rừng đến tận đêm chàng thấy một đàn thiên nga trắng bay qua và đuổi theo








Màn II
Hoàng tử chạy đến bên mọt hồ nước khung cảnh đẹp, buồn với bóng dáng mụ phù thủy đàn thiên Nga và gặp Thiên nga trắng một nàng công chúa bị phù phép





Phần đầu của đoạn dưới đây là vũ khúc bôn thiên nga (Pas de Quarter)


Bầy thiên nga múa trên mặt hồ nhưng vẫn co bóng dáng của mụ phù thủy - Hoàng tử định giết nó nhưng công chua Thiên nga trắng đã can lại vì Phù thủy chết nàng sẽ không trở lại thành người



Trong phần trên nửa đầu chủ đề chính được nhắc lại sâu sắc hơn với những nét nhac của mụ phù thủy
Nửa phần cuốit dau Man III lễ trong Hoàng Cung và mụ phù thủy cho con gái hăn được biến giông hệt công chúa nhưng tất cả màu đen





Cuối phần này thiên nga đen và mụ phù thủy xuất hiện, sân khấu chuyển sang ánh sáng xanh đen nét nhạc ma mị hung dữ xuất hiện với sự phù giúp của mẹ-Mụ phù thủy mê hoặc tán tỉnh hoàng tử





Hoàng tự bị giằng xé giữa sự trong trắng, tình yêu, của sự dịu dàng tuyệt đối của công chúa thiên nga trắng và sự quyến rũ đầy ma mị của thiên nga đen và cuối cùng chảng tỏ lời cầu hôn với thiên nga đen

Hình ảnh thiên nga trắng cùng bầy thiên nga quằn quại cuối cảnh(từ phút 3'45s)
Và bắt đầu cảnh IV
Hoàng tử quay lại hồ nơi Thiên nga trắng đang bị phép độc của mụ phù thủy bắt mãi là thiên nga


Hoàng tử bất lực trước phép thuật của mụ phù thủy hay bất lực trước chính sự phản bội của mình!
Trong bản này kết thúc có hậu tình yêu của Hoàng tử đã chiến thắng


thay đổi nội dung bởi: vndrake, 14-12-2011 lúc 11:53 PM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post:
1stLady (13-12-2011), Cê đê 90 (01-01-2012), let-it-be (13-12-2011), simba (15-12-2011)