Trở lại   HOANGTUDEN CD CLUB > DẶM TRƯỜNG THIÊN LÝ > Kinh nghiệm đi đường

Chú ý

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Cũ 15-12-2009, 11:04 PM
khoaton's Avatar
khoaton khoaton vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Độ về xe zin
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: HCMC
Bài gởi: 1.706
Thanks: 1.837
Thanked 4.021 Times in 674 Posts
Biến số xe: 52Z5-0508
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới khoaton
Mặc định Sức khỏe của người lái

Sức khỏe của người lái

Trong tất cả các chuyến đi, việc chuẩn bị xe được xem là việc tất yếu và tối cần thiết nếu như chúng ta muốn nàng “ngựa sắt” đi đến nơi về đến chốn. Việc kiểm tra máy móc, dầu nhớt, hệ thống phuộc nhún, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thắng và độ mòn của vỏ ruột xe (săm lốp) được đưa lên hàng đầu. Công việc chuẩn bị luôn theo quy luật sau “thừa nhưng vẫn thiếu”. Việc hỏng hóc trên đường là điều không thể tránh khỏi. Khả năng xử lý hỏng hóc và tình huống ngặt nghèo luôn là nhưng bài học quý báu cho những ai trót mang trong mình cái máu “lang bạt”, thử thách bản thân và “tự trải nghiệm”.

Trên thực tế, quá trình kiểm tra, sửa chữa – thay thế và chuẩn bị phụ tùng dự phòng ngày càng được chuyên nghiệp và cẩn thận hơn. Việc xảy ra hỏng hóc trên đường chỉ là 1 khoảng thời gian dừng chân ngắn tràn đầy tiếng cười và tạo hứng khởi cho chặng đường còn lại. Thế nhưng, việc chuẩn bị cho chính bản thân người cầm lái lại được chuẩn bị 1 cách lơ là, gần như bỏ ngỏ. Mặc dù, các chuyến đi ngày càng cam go, khó khăn và nhiều thử thách hơn. Việc cam go thử thách không dừng ở sức xe, khả năng xử lý tình huống mà còn là việc chuẩn bị sức khỏe sao cho đáp ứng được mọi điều kiện thay đổi khí hậu của những vùng địa lý sẽ đi qua. Tâm lý tự trấn an bản thân và sự háo hức cho chặng đường sắp tới lấn át việc cân nhắc chuẩn bị sức khỏe để đối phó và chống chọi với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt có thể xảy ra.

Trong các chuyến đi, rủi ro về sự chủ quan của người cầm lái xảy ra rất nhiều. Việc buồn ngủ sau chặng đường dài, tình trạng “căng da bụng, chùn da mắt” rất thường xuyên….. Hoặc khi đi từ vùng thấp lên vùng cao, thời tiết sương mù, nhiệt độ thay đổi đột ngột dẫn khả năng xử lý của tay lái gần như tê liệt. Bản thân người viết đã từng thoát khỏi việc đâm vào vách đá trong gan tất. Nguyên do là bàn tay tê cứng, trời mưa nặng hạt và “leo đèo lên vùng cao” dẫn đến việc tê liệt và xử lý các khúc cua đường đèo rất kém.

Với kiến thức có hạn về y khoa và kinh nghiệm qua các chuyến đi cùng HTĐ, người viết xin nêu ra những tình trạng sức khỏe có thể xảy ra và cách đối phó chung cho các tình huống:

Về mặt y học:
  1. Vùng lòng bàn chân: về mặt y khoa, người viết không hiểu cặn kẻ. Theo người viết hiểu, vùng lòng bàn chân có rất nhiều đầu dây thần kinh và vùng da rất mỏng. Đây là vùng rất dễ bị cái lạnh xâm chiếm nhanh và lan truyền ra toàn bộ cơ thể. Việc để lòng bàn chân ẩm trong thời gian dài, do trời mưa hoặc lòng bàn chân toát mồ hôi do khí hậu lạnh, rất dễ gây ra các bệnh cảm lạnh và thương hàn (nhớ là như vậy, pác nào rành y khoa thì bổ sung). Để khắc phục tình trạng này, tốt cần thiết phải giử ấm và khô ráo cho lòng bàn chân, có thể sử dụng vớ dầy, đi giày cao su chống ẩm hoặc thay vớ ngay khi có tình trạng này xảy ra.
  2. Vùng cổ: cũng như vùng lòng bàn chân, vùng cổ có da rất mỏng và dễ bị nhiểm bệnh khi đi đến vùng có khí hậu khắc nghiệt, không khí lạnh khô hoặc không khí nóng và khô. Việc để vùng cổ tiếp xúc trực tiếp với các điều kiện không khí trên rất dễ dẫn đến tình trạng mất nước cho cơ thể và ho khan (nhớ là như vậy, pác nào rành y khoa thì bổ sung). Để tình trạng trên xảy ra, dẫn đến việc hoa mắt và khả năng xử lý của thần kinh sẽ giảm nhiều. Nhất thiết phải sử dùng khăn quàng cổ (khăn rằn là 1 trong những giải pháp).
  3. Vùng lòng bàn tay: cái này những ai có điều khiển xe đường dài sẽ hiểu. Nếu đi vào vùng thời tiết khô và nóng, lòng bàn tay tiết mồ hôi và gây nên tình trạng trơn trượt, khó điều khiển tay lái theo ý muốn. Nếu đi vào vùng khí hậu lạnh, lòng bàn tay sẽ tê cóng, dẫn đến tình trạng tê liệt từ lòng bàn tay đến khuỷu tay. Như mọi người cũng thấy người viết đã đưa dẩn chứng bằng kinh nghiệm người viết ở trên. Nếu đi vào vùng khô, khuyến cáo sử dụng các loại bao tay mỏng và nhẹ, hút ẩm tốt, bao tay len của bảo hộ lao động là 1 giải pháp hợp lý và hiệu quả. Nếu đi vào vùng khí hậu lạnh hoặc mưa, khuyến cáo sử dụng bao tay da, chú ý bao tay da phải là loại có độ co dãn vùng lòng bàn tay tốt, có thể “cảm giác” được tay ga và khít vào bàn tay.
  4. Ngoài ra, ngoài các vùng quan trọng ở trên, việc chuẩn bị để đối phó với việc thay đổi thời tiết không bao giờ thiếu…Việc chúng ta chuẩn bị kỹ càng bao nhiêu thì rủi ro vì lý do sức khỏe gây nên sẽ giảm bấy nhiêu.

Về sức khỏe:
Việc chuẩn bị 1 sức khỏe dẻo dai và tỉnh táo để điền khiển xe máy luôn là mục tiêu hàng đầu. Khả năng nhạy bén và sức mạnh để đối phó với các tình huống hiểm nghèo sẽ giúp rất nhiều cho mục tiêu an toàn của bản thân người lái, “backseat” và toàn đoàn (nếu đi theo đoàn). Dưới đây, người viết sẽ nêu ra 1 số kinh nghiệm thu thập được từ chính bản thân người viết, của những anh em và từ nhiều nguồn khác.
  • Cần đi bộ mỗi tối hoặc tập luyện 1 số hoạt động thể thao để tăng khả năng chịu đựng và sự dẻo dai.
  • Mỗi chặng dừng không nên dừng quá 45ph, ngoại trừ dừng ăn các bửa ăn chính. Mục đích, tránh tâm lý lười sẽ nảy sinh khi chúng ta dừng quá lâu, sự hào hứng sẽ giảm.
  • Ở mỗi chặng dừng, tranh thủ chợp mắt 10-20ph, có thể ngồi hoặc nằm tùy vào nhu cầu và sở thích.
  • Nếu chưa đến đích của mỗi chặng, chỉ nên rửa mặt và tuyệt đối không nên tắm. Nếu quần áo ướt, nên thay đồ khô ngay, tránh để cơ thể nhiễm lạnh.
  • Sau mỗi chặng dừng cho bửa ăn chính, cần tìm nơi yên tỉnh, ngủ “sâu” trong 20-30ph. Theo người viết hiểu, việc này nhằm để bao tử hoạt động cho việc tiêu hóa và tất nhiên tránh cái vụ “căng da bụng, chùn da mắt”.
  • Còn nhiều việc khác cần chuẩn bị cho sức khỏe….mà người viết chưa nghĩ ra, các ae có thể góp ý thêm.

Trên đây là những gì người viết rút từ kinh nghiệm bản thân, kinh nghiệm của các ae và từ các nguồn khác. Mục đích chính là cảnh báo và hướng mọi người vào việc chuẩn bị cho chính mình để đối phó các tình huống về sức khỏe tốt hơn. Kinh nghiệm và thông tin có thể đúng, và cũng có thể sai, hy vọng mọi người góp ý để những thông tin này thiết thực và hiệu quả hơn cho các chuyến đi của chúng ta.

Chúc mọi người luôn có những chuyến đi thành công và chinh phục được nhiều thử thách hơn!!!!

-Khoaton-
__________________
Nhìn CD vẫn còn thèm làm sao...là sao....
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Cho chừa cái tội.....
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 15 Users Say Thank You to khoaton For This Useful Post:
Aqua Fina (16-12-2009), Chuoi luoc 7 mau (16-12-2009), LEMOTO (16-12-2009), Tandold (16-12-2009), duynguyen (16-12-2009), funny_bro (22-12-2009), hung_cattuong (15-12-2009), let-it-be (27-12-2009), mobinam (16-12-2009), pechi (16-12-2009), princess (16-12-2009), radeon (16-12-2009), rongdenxd (16-12-2009), simba (20-12-2009), thehuy (16-12-2009)
  #2  
Cũ 16-12-2009, 12:03 AM
radeon's Avatar
radeon radeon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe độ tá lả
 
Tham gia ngày: May 2008
Đến từ: HSG
Bài gởi: 660
Thanks: 1.630
Thanked 1.702 Times in 280 Posts
Biến số xe: GAU-3004
Mặc định

Đến hẹn lại lên, kỳ này ko tham gia tour ha bác ?
__________________

To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.

Tôi là gã cao bồi nghèo đơn độc...rong ruổi trên đường dài xa quê hương… ™
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn

BB code thì Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 05:09 AM.


Powered by: vBulletin v3.x.x Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.