![]() |
Trích:
Việc sử dụng đèn tín hiệu giao thông 3 màu: đỏ, vàng, xanh là dựa trên nguyên lí quang học. Bước sóng của ánh sáng đỏ là dài nhất, khả năng xuyên thấu trong không khí là rất mạnh, con người khi ở vị trí rất xa cũng có thể nhìn thấy. Hơn nữa, màu đỏ có sức thu hút sự chú ý của con người lớn hơn các màu khác, sự khác biệt rất rõ ràng cho nên màu đỏ được chọn làm màu chỉ thị không được phép đi qua. Bước sóng của ánh sáng màu vàng tương đối dài, vì vậy có tác dụng làm tín hiệu cảnh báo. Sự khác biệt của màu xanh với màu đỏ là lớn nhất, rất dễ phân biệt, cho nên màu xanh được chọn làm tín hiệu cho phép đi qua. Trong kỳ tốt nghiệp khoa tạo dáng công nghiệp của trường Cua, lớp Cua có 1 bạn nghiên cứu rất kỹ về đàn giao thông và quyết định chọn đề tài " Thiết kế hệ thống đèn giao thông". Sau 1 thời gian nghiên cứu và cho ra rất nhiều phác thảo dành cho từng loại đô thị khác nhau như : hiện đại, cổ điển (dựa trên văn hóa dân tộc), phá cách.... thầy hướng dẫn và những người yêu mê tạo dáng CN rất hứng thú với đề tài này. Cuối cùng khi bảo vệ Khoa, thầy trưởng Khoa phán 1 câu " Đèn giao thông không còn gì để mà thiết kế nữa" - ý là không thể thay đổi nữa....Tranh cãi sảy ra....cuối cùng từ 1 đề tài mang tính phục vụ cộng đồng, được nghiên cứu tốt thì lại là 1 trong những đề tài điểm thấp. Thật là đáng tiếc... chán ngán với mấy cây cột thô thiển giữa cái thành phố lúc nào cũng hô hào " hiện đại hóa ". Tìm hiểu chút về đèn giao thông nhé : (st) .Đèn giao thông (còn được gọi tên khác là đèn tín hiệu giao thông hay đèn điều khiển giao thông) là một thiết bị được dùng để điều khiển giao thông ở những giao lộ có lượng phương tiện lưu thông lớn (thường là ngã ba, ngã tư đông xe qua lại). Đây là một thiết bị quan trọng không những an toàn cho các phương tiện mà còn giúp giảm ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm. Nó được lắp ở tâm giao lộ hoặc trên vỉa hè. Đèn tín hiệu có thể hoạt động tự động hay cảnh sát giao thông điều khiển. Đèn giao thông có thể hoạt động hoàn toàn tự động hoặc cảnh sát giao thông điều khiển. - Lịch sử ra đời Chỉ dành cho tàu hỏa Ra đời trước ô tô, đèn tín hiệu ban đầu chỉ dành cho tàu hỏa. Lúc đầu, nó thắp sáng bằng khí gas. Sau 43 năm chúng chạy bằng điện nhưng vẫn cần người điều khiển cho tới khi hoàn toàn tự động vào năm 1950. Ban đầu tín hiệu giao thông chưa có đèn vàng và thay nó là chiếc còi hú vang khi cần. Lịch sử đèn tín hiệu có từ tháng 10 năm 1868, khi người ta đặt hệ thống đèn ngay bên tòa nhà quốc hội Anh ở Luân Đôn. Chúng lắp ở đây để báo hiệu cho những đoàn tàu đi ngang qua. Trên cây cột hình khuỷu tay có hai chiếc đèn: một màu đỏ và một màu xanh dùng cho ban đêm. Đèn đỏ nghĩa là dừng lại còn đèn xanh là chú ý. Tháng 8 năm 1914, công ty tín hiệu giao thông ra đời tại Mỹ và chịu trách nhiệm lắp đèn tại các ngã tư bang Ohio. Điều đặc biệt là khi đó đèn tín hiệu vẫn chưa có đèn vàng nên khi chuyển trạng thái, cảnh sát lại bấm chiếc còi hú vang báo cho các lái xe biết. - Đèn tín hiệu 3 màu (1920-nay) Đến năm 1920, đèn tín hiệu mới có đủ ba mầu: xanh, đỏ, vàng; do sĩ quan cảnh sát Williams Posst, sống tại thành phố Detroit sáng chế ra. Năm 1923, Gerrette Morgan đã được nhận bằng phát minh đèn tín hiệu giao thông, mặc dù ông không phải người trực tiếp làm nên cuộc cách mạng đèn tín hiệu hiện đại. Nguyên nhân dẫn tới phát minh đó của Morgan là do tình trạng tai nạn xảy ra nhiều trên đường phố Mỹ trong những năm đó. Ông thấy cần có tiêu chuẩn thống nhất để hệ thống tín hiệu sẵn có hoạt động hiệu quả. Sau khi nghiên cứu, Morgan thiết kế cột đèn hình chữ T. Trong đó các tín hiệu như: "dừng lại" và "đi" và "dừng lại ở tất cả các hướng". Khi đèn báo "dừng lại ở các hướng", người đi bộ mới được phép băng qua đường. Sau năm 1923, hệ thống vẫn phải có người vận hành. Tính riêng tại thành phố New York, hơn 100 cảnh sát phải làm việc 16 giờ hàng ngày và tổng tiền lương là 250.000 USD mỗi năm. Do những khó khăn nói trên, các kỹ sư được lệnh thiết lập và phát triển hệ thống đèn hoạt động tự động. Tuy nhiên gần 20 năm sau, ước mơ đó của các cảnh sát mới trở thành hiện thực. Năm 1950, đèn tín hiệu xanh đỏ được sử dụng rất rộng rãi ở Canada và phát triển nhanh chóng trên thế giới. Ngày nay, hệ thống đèn tín hiệu hiện đại hơn nhiều, có tính năng đặc biệt là chụp hình những xe vượt đèn đỏ. Bên cạnh đó nhiều nước phát minh hết sức thú vị như đèn 4 chế độ ở Anh, New Zeland, Phần Lan v.v. Đèn từ đỏ chuyển sang đỏ và vàng rồi đến xanh và về lại vàng. Trạng thái đỏ và vàng báo cho các lái xe biết rằng đèn xanh sẽ sáng lên trong một khoảng thời gian rất ngắn nữa. Hiện nay, tại các nước châu Âu đã xuất hiện đèn tín hiệu giao thông có khả năng "biết đếm". - Nguyên lý hoạt động Đèn tín hiệu thường hoạt động cả ngày, đến 0 giờ (12 giờ đêm) thì chuyển sang trạng thái nháy vàng hoặc ngừng hoạt động. Khi nháy vàng, xe cộ được đi và phải chú ý, người đi bộ được phép sang đường. Đến 6 giờ sáng ngày hôm sau đèn lại hoạt động bình thường trở lại. Đôi khi ở một vài ngã tư đông đúc, đèn tín hiệu có thể hoạt động 24/24 mà không nháy vàng. Khi hoạt động, đèn thường sáng màu xanh, sau đó đến vàng và đỏ. Sau một thời gian hoạt động, đèn lại chuyển xuống màu xanh. Đôi khi ở một số giao động, đèn vàng bật sau đèn đỏ. - Các loại đèn giao thông và ý nghĩa . Loại 3 màu (dành cho xe cộ) Loại 3 màu có 3 kiểu: xanh, vàng, đỏ. Tác dụng như sau: Đỏ: Khi gặp đèn đỏ, tất cả các phương tiện đang lưu thông phải dừng lại ở phía trước vạch dừng, người đi bộ được sang đường. Xanh: Khi gặp đèn xanh, tất cả các phương tiện được phép đi và phải chú ý. Người đi bộ không được sang đường. Vàng: Đèn vàng là dấu hiệu của sự chuyển đổi tín hiệu. Khi đèn vàng bật sau đèn xanh nghĩa là chuẩn bị dừng, khi đó các phương tiện phải dừng lại trước vạch dừng vì tiếp đó đèn đỏ sẽ sáng, trường hợp đã vượt quá vạch dừng thì phải nhanh chóng cho xe rời khỏi giao lộ. Nếu đèn vàng bật sau đèn đỏ có nghĩa là chuẩn bị đi, người lái xe có thể đi trước vì tiếp đó đèn xanh sẽ sáng. Khi đèn vàng nhấp nháy ở tất cả các hướng nghĩa là được đi nhưng người lái xe vẫn phải chú ý. Loại đèn này lắp theo thứ tự: Nếu lắp chiều dọc thì đèn đỏ ở trên, vàng ở giữa, xanh ở dưới. Nếu lắp chiều ngang thì theo thứ tự đỏ ở bên trái, vàng ở giữa, xanh ở bên phải hay ngược lại. Đèn tín hiệu đặt chiều dọc -Loại 2 màu (dành cho người đi bộ) Đèn đi bộ trên một cột đèn tại PhápLoại 2 màu có hai màu xanh, đỏ. Tác dụng như sau: Đỏ: Đèn đỏ có nghĩa là "không được sang đường". Nó có hình ảnh người màu đỏ đang đứng yên hoặc chữ "dừng lại". Khi gặp đèn đỏ, người đi bộ phải đứng yên trên vỉa hè. Khi người đỏ nhấp nháy nghĩa là sắp được sang đường, người đi bộ phải chuẩn bị sang phía bên kia đường. Xanh: Đèn xanh có nghĩa là "được phép sang đường". Nó có hình ảnh người màu xanh đang bước đi hoặc chữ "sang đường". Khi gặp đèn xanh, người đi bộ được phép sang đường. Khi đèn xanh nhấp nháy, người đi bộ phải khẩn trương sang nốt quãng đường còn lại. Loại đèn này lắp theo thứ tự: Nếu lắp chiều dọc thì đèn đỏ ở trên, đèn xanh ở dưới. Nếu lắp chiều ngang thì đèn đỏ ở bên trái, đèn xanh ở bên phải hoặc ngược lại. Loại này đôi khi được lắp kèm với đèn đếm lùi để người đi bộ có khả năng ước lượng thời gian sang đường là bao lâu. - Đèn đếm lùi Đèn đếm lùi là loại đèn lắp đặt bổ sung bên cạnh đèn tín hiệu chính. Đèn đếm lùi được hiển thị bằng một con số đếm ngược với những màu sắc khác nhau. Khi đèn đếm đến "0" là lập tức chuyển màu đèn chính. - Đèn dành cho người đi xe đạp (đèn phụ bổ sung) Đèn giao thông cho người đi xe đạp là loại đèn dành cho xe đạp dắt ngang qua đường. Loại đèn này có biểu tượng hình chiếc xe đạp, được gắn ở phía bên trái hoặc bên phải cột đèn để báo hiệu cho người đi xe đạp biết. Loại đèn này thường chỉ lắp đặt ở đường dành cho xe đạp, cũng có 3 màu xanh, đỏ, vàng và ý nghĩa như trên. Đôi khi, có loại chỉ có 2 màu xanh, đỏ mà không có màu vàng. Loại này được lắp đặt ở những quốc gia có nhiều xe đạp. - Công nghệ đèn giao thông Quy định điều khiển đèn tín hiệu Cột đèn xanh đèn đỏ đang hoạt độngĐèn tín hiệu phải bật từng màu riêng biệt, đèn này tắt mới được bật đèn kia lên, không được bật nhiều màu cùng một lúc. Giữa 2 chiều đường, khi chiều A bật đèn đỏ thì lập tức chiều B phải bật ngay đèn xanh và ngược lại. Khi chuyển từ xanh-đỏ và đỏ-xanh bắt buộc phải bật qua màu vàng, vì màu vàng đệm giữa 2 màu xanh đỏ. Khi bật đèn vàng thì phải bật sáng ở cả 2 chiều đường A và B. - Tại Việt Nam Hiện nay, ở Việt Nam, khi thấy đèn vàng các bác tài thường cố gắng tăng ga để vượt qua giao lộ vì không biết luật (đèn vàng phải dừng lại, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng). Tình trạng này gây tai nạn giao thông. Những hình ảnh xe lấn vạch, lấn làn đường gây mất mỹ quan thành phố và ý thức của nhân dân. Năm 2004, trên 15.000 đã bị xử lý vì lỗi lấn vạch sơn khi dừng chờ đèn đỏ tại các ngã ba, ngã tư. Ở các giao lộ hiện nay người ta lắp đèn đếm lùi để lái xe biết phải chờ bao lâu. |
Vậy ! Hỏi Cua và Pechi , tại sao thị trường chứng khoán Việt Nam lại dùng màu thể hiện sự tăng giảm giá màu đỏ và màu xanh ? còn nhiều nước và tổ chức thế giới cũng dùng màu để thể hiện sự cảnh báo, chẳng hạn : Báo động mức nguy hiểm cũng dùng màu , Báo động về đại dịch cũng dùng màu ( W H O ) ... mà không sử dụng con số hoặc là thước đo khác ?
TB : Cái này anh hỏi là để học hỏi nhé ! ( Thú thật anh cũng chưa có nghiên cứu ) |
Trích:
Không riêng gì đèn, mà các biển báo, nhãn báo, quy ước báo hiệu đều dùng kiểu cảnh báo màu này, được hiểu theo thông lệ quốc tế. Dùng màu để cảnh báo vì đơn giản màu có tác động dễ hiểu, ngay cả những người không biết chữ, hoặc không biết tiếng nước ngoài, he he... Dzới lợi, có màu rồi thêm vô vài chữ cảnh báo sẽ dễ hơn... |
Dùng màu để vừa dễ nhận biết ngay dù khoảng cách xa, vừa dễ hiểu. Vd màu đỏ là nguy hiểm, là cấm, ... Dùng màu sắc được áp dụng nhiều như trong bảng hiệu giao thông, thuốc chữa bệnh, cả trong xí nghiệp, công sở. Dùng chữ hoặc số thì còn phải qua 1 công đoạn đọc rồi mới hiểu, chưa kể có người kg biết đọc, hoặc xa quá kg đọc được, thậm chí đọc được cũng chưa chắc hiểu. Một vd nhỏ : bảng chữ CẤM HÚT THUỐC không có tác dụng bằng hình 1 điếu thuốc bị gạch chéo màu đỏ.
@Lemoto : nghiên cứu 5S dữ heng. |
Giải thích như các anh là hơi bị "cảm tính". Lấy ví dụ như lá cờ đỏ sao vàng thì các anh giải thích thế nào? Giải thích của Cua st về giải tần số ánh sáng gì đó hồi cấp 3 học Vậy lý có học qua, nhưng giờ trả thầy hết rồi, nhưng có vẻ là hợp lý nhất :D
Xem phim Avatar xong thấy màu nào cũng đẹp cả, thế giới loài người chắc đổ máu nhiều quá (lại suy diễn :))) nên màu đỏ dễ liên tưởng đến máu me, máu lửa, máu... đủ thứ... Nếu máu của loài người màu đen thì chắc đèn giao thông đỡ tốn điện vì chỉ cần tắt đèn là biết phải dừng lại :D |
Cũng thầy dạy đó 1st, anh nghĩ sao ra nổi, hic. Chỉ nhớ được có vậy, chứ thầy giảng dài và có tính thuyết phục hơn :D
|
Ta bắt đầu lấn sân sang ngôn ngữ màu sắc rồi. Trong cuộc sống màu sắc là một yếu tố rất quan trọng, tùy trong từng hoàn cảnh, ngữ cãnh mà màu sắc mang một ý nghĩa khác nhau. Ví dụ ở như 3 màu xanh, đỏ, vàng :
-Về quang học thì màu đỏ có bước sóng dài nhất nên tác động vào thị giác nhanh nhất -Về tâm sinh lý thì màu đỏ là màu của máu, lửa... nên màu đỏ mang tính biểu cảm mạnh -Về văn hóa màu đỏ ở các nước phương đông là màu của sự sung túc nên được sử dụng biểu cảm cho sự vui vẻ, hanh phúc.. VD : ngày cưới, ngày tết, lễ lộc... - Trong tự nhiên màu xanh là màu hoa cỏ, cây cối, của rừng, màu của biển. Các sinh vật sống trên trái đất đa phần dựa vào cây cối và nước nên về tâm lý cũng cảm nhận gần giống con người về màu xanh và đỏ. - Đối với con người cũng thế, ngoài việc tác dụng nhẹ về mặt quang học thì màu xanh còn thể hiện sự an bình, màu của hòa bình.(Đây là phong tục tập quán, văn hóa..) - Màu vàng ảnh hưởng thị giác kém hơn màu đỏ nhưng mạnh hơn màu xanh, màu vàng còn là màu của kim loại quý nên màu vàng được tôn vinh trong những yếu tố sang trọng, quý phái . @ anh Phớt : -Tùy vào mục đích sử dụng mà màu sắc có ý nghĩa khác nhau anh, đèn giao thông, biển báo....hay tất cả những gì con người muốn được chú ý thì sẽ phải sử dụng màu có bước sóng dài và ảnh hưởng về tâm sinh lý mạnh ( tùy văn hóa từng vùng ) - Anh phớt lấn sân sang nguyên lý thiết kế luôn rồi : Tùy vào mục đích sử dụng, đối tượng sử dụng mà ta có những lựa chọn thích hợp. đèn giao thông và biển báo là sự tinh giản nhất để cho mọi đối tượng đều có thể nhìn và hiểu (có khi không cần biết chữ, không cần phân biệt màu sắc thậm chí không cần nhìn (tín hiệu âm thanh) cũng có thể tiếp nhận được thông tin cần truyền đạt) - Con người cảm nhận được màu sắc là do ánh sáng, ánh sáng đi đến vật thể và phản xạ lại thị giác làm cho thị giác nhận biết được vật thể thông qua ảnh của nó. - Những vật không phát sáng thì thị giác không nhận biết được nên màu đen được nhận biết chỉ là khoảng trống của nền bao quanh nó VD : một hình tròn màu đen nằm trên nền trắng thì cái ta thấy là cái nền trắng chứ không phải là hình tròn màu đen.Nếu ta đặt một vật màu đen trong một môi trường đen (không phát sáng) thì ta có chiếu ánh sáng vào cũng không nhận biết được vật đó bằng thị giác. * Với nguyên lý này anh Phớt hoàn toàn có thể thiết kế 1 cái đèn giao thông chỉ 1 màu đen. Anh Phớt chỉ cần làm nền của 3 cái đèn là xanh, đỏ, vàng và làm cái đèn là chấm đen, chấm đen sẽ chạy y như tín hiệu bình thường VD : -đèn đỏ thì chấm đen sẽ nằm trên nền đỏ và 2 đèn kia toàn xanh hết và vàng hết -Đèn xanh thì chấm đen nằm trên nền xanh và 2 đèn kia vàng hết và đỏ hết -Đèn Vàng thì chấm đen nằm trên nền vàng và 2 đèn kia xanh hết và đỏ hết Hehe...ý tưởng này hơi bị độc à....Quan trọng là quy ước thôi, sau này e mà là bộ trưởng bộ giao thông em sẽ đổi lại đèn xanh là dừng lại, đèn đỏ là cho chạy vô tư....hehe lúc đó bán nón bảo hiểm đã luôn...(xìpam tí nhé) |
Em có câu này hỏi cho dzui: Trong tất cả các loài động vật có vú (hữu nhũ), sống hoàn toàn trên cạn, con nào là duy nhất có vảy từ đầu đến đuôi???
Giải: 3 người trả lời đúng và sớm nhất được free cafe từ hôm nay cho đến 20g30 ngày 06-02-2010 |
Black có câu hỏi này mà thắc mắc hoài ko ra...
đố mọi người. 2+2=5 khi nào... khoablack |
Trích:
- 20 = - 20 => 16 - 36 = 25 - 45 => 4^2 - 2.4.9/2 = 5^2 - 2.5.9/2 Cộng 2 vế với 81/4 => 4^2 - 2.4.9/2 + 81/4 = 5^2 - 2.5.9/2 + 81/4 => ( 4 - 9/2 )^2 = ( 5 - 9/2 )^2 => √( 4 - 9/2 )^2 = √( 5 - 9/2 )^2 => 4 - 9/2 = 5 - 9/2 => 4 = 5 - 9/2 + 9/2 = 5 => 4 = 5 => 2 + 2 = 5 Kết luận :2+2=5 khi và chỉ khi làm toán sai. Sai chỗ nào thì chắc Khoa cũng biết rồi hỷ...hehe ! cafe !!!! |
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 06:32 PM. |
Powered by: vBulletin v3.x.x
Copyright ©2000-2025, Jelsoft Enterprises Ltd.