HOANGTUDEN CD CLUB

HOANGTUDEN CD CLUB (https://hoangtuden.com/frindex.php)
-   Nhật ký những chuyến đi (https://hoangtuden.com/forumdisplay.php?f=24)
-   -   Xuyên Việt (bằng máy bay)-Chính Bắc và 1 phần Tây Bắc-VƯỢT LÊN CHÍNH MÌNH (https://hoangtuden.com/showthread.php?t=2888)

vndrake 15-03-2010 12:02 PM

Theo mình hiểu cột cờ bị đổ do gió (Chúng ta tham treo lá cờ quá lớn) nên cột cờ đổ bật cả gốc, nếu phá thì cột cờ phải bị vụn ra. Đổ tất nhiên phải xây lại rồi

1stLady 15-03-2010 12:06 PM

Sáng sớm hôm sau bài ca dậy sớm lại tiếp tục vang lên. Trời tù mù và lạnh thấu xương nhưng có lẽ đã thích nghi nên cảm giác thật thoải mái dễ chịu.

Ghé vào 1 quán bán bánh cuốn làm bữa sáng

Sau đó cả nhóm tiếp tục tìm đường đến 1 địa danh khá nổi tiếng là "Phủ nhà họ Vương" tức Vua Mèo 1 thời lừng lẫy.

Trước Vương Phủ là chợ Sà Phìn chìm trong sương sớm và vắng ngắt.


1stLady 15-03-2010 12:15 PM

Sân vườn Vương Phủ

Nội thất bên trong Vương Phủ - tất cả đều làm bằng gỗ quý

Căn nhà có cảm giác lạnh lẽo u uất với các dãy phòng dành cho các bà vợ, gia nhân phục vụ hầu hạ Vua Mèo. Cảm giác như lọt vào 1 thế giới phong kiến xưa cổ hủ, tàn bạo và cầm tù.

mobinam 15-03-2010 12:24 PM

Có rất nhiều truyền thuyết liên quan tới tên gọi Lũng Cú, có truyền thuyết kể rằng, thời Tây Sơn, sau khi đại thắng quân xâm lược, vua Quang Trung đã cho đặt một chiếc trống rất to ở trạm gác vùng biên ải hiểm trở này. Cứ mỗi canh, lại có ba hồi trống đĩnh đạc, vang xa mấy dặm, như một sự khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Lũng Cú khi đọc chệch âm sang âm tiếng H’Mông là Long Cổ, tức trống của vua. Nhiều người tin rằng nơi đặt chiếc trống của nhà vua cũng là trạm biên phòng tiền tiêu Lũng Cú bây giờ.
Truyền thuyết khác lại cho rằng, ngày xưa có một con rồng đã đến ở trên ngọn núi thiêng thuộc vùng đất này, nên Lũng Cú là cách đọc chệnh âm từ Long Cư (nơi rồng ở, hay động của rồng).

Nhiều người lại thiên về giả thuyết Lũng Cú là cách đọc chệch của từ Lũng Ngô (bởi cánh đồng Thèn Pả trồng rất nhiều ngô), lại có giả thiết Lũng Cú là tên người đứng đầu một dòng họ dân tộc Lô Lô, có công khẩn hoang, gìn giữ và phát triển vùng đất này.
Đứng trên đỉnh núi Rồng, nhìn về hướng tây có 2 vũng nước nằm trên đỉnh núi cao chót vót nhưng không bao giờ cạn. Hai vũng nước ấy không sâu nhưng quanh năm luôn đầy nước trong suốt, người dân địa phương xem như 2 cái giếng thiêng, dùng để chữa bệnh, cầu phúc. Sự tích kể rằng hai cái vũng nước này chính là 2 long nhãn, tức mắt của rồng.
(st)

Thông tin về cột cờ Lũng Cú hiện nay :
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/In...59&ChannelID=3

benly 15-03-2010 12:50 PM

Trích:

Nguyên văn bởi vndrake (Gửi 43832)
Theo mình hiểu cột cờ bị đổ do gió (Chúng ta tham treo lá cờ quá lớn) nên cột cờ đổ bật cả gốc, nếu phá thì cột cờ phải bị vụn ra. Đổ tất nhiên phải xây lại rồi

em lại nghe đồn và nghĩ khác, vì nếu dỡ bỏ để xây lại thì cách dỡ bỏ đã khác rồi !!

1stLady 15-03-2010 01:10 PM

Vì chẳng ai trong chúng ta chứng kiến nên tạm dừng suy đoán lý do tại sao cột cờ phải xây lại nhé các bác. Quay lại chuyến đi thôi.

Mình xin được tiếp tục vài tấm Vương Phủ trong khi chờ anh Móp đang tra GPS tìm tài liệu thuyết minh về dòng họ này :P

Ở nơi đây khi sống người ta bước trên đá, khi mất đi họ cũng nằm dưới những viên đá lạnh lẽo thế này.

mandalat 15-03-2010 01:15 PM

Sáng mùng 7, cả đoàn cũng lại dậy từ sớm chuẩn bị tiếp tục cuộc hành trình. Lúc này xe nào cũng đã cạn xăng nhưng oái oăm thay, cả Đồng Văn chỉ có 1 cây xăng duy nhất, bình thường thì 6h sáng hoạt động thế nhưng có lẽ hôm nay là tết nên cả đoàn đành phải ăn sáng và chờ đến 7h30, khi nhân viên bán xăng vừa ngáp vừa mở cửa thì mới đổ xăng được.
Cách Đồng Văn khoảng 15km là phủ nhà họ Vương nổi tiếng. Trước nhà "vua Mèo" là chợ Sà Phìn hay còn gọi là chợ 6 ngày, Tết năm nay họp ngày mùng 5 và 11 mà hôm nay là mùng 7 nên chợ vắng ngắt.
http://i228.photobucket.com/albums/e...n/DSC_0682.jpg
Dù lúc trước mình học môn văn rất tệ nhưng nhìn khung cảnh chợ Sà Phìn lạnh lẽo thế này bất giác lại nhớ về tác phẩm Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam mới ghê chứ hihihi...

http://i228.photobucket.com/albums/e...n/DSC_0733.jpg
Chợ Sà Phìn này nghe đâu là chợ bán trâu bò lớn nhất vùng núi phía Bắc, và vẫn hình ảnh quen thuộc của 1 khu chợ vùng cao là có 1 khu dành cho các "quý ông" đưa vợ đi chợ, trong lúc chờ vợ thì ngồi uống rượu với đặc sản thắng cố. Dù vắng nhưng có thể tưởng tượng được cảnh ăn nhậu ồn ào nhờ vào đống vỏ chai rỗng rất lớn phía sau chợ (dân ham nhậu tưởng tượng hay lắm hihihi...)

mandalat 15-03-2010 02:38 PM

Nói về nhà họ Vương ở Đồng Văn
http://globaltravel.com.vn/?type=por...1%BB%87t%20Nam

http://suckhoedoisong.vn/8071p0c61/c...la-vua-meo.htm

Mandalat bổ sung thêm vài hình
http://i228.photobucket.com/albums/e...n/DSC_0707.jpg
Chân dung Vua Mèo Vương Chính Đức

http://i228.photobucket.com/albums/e...n/DSC_0704.jpg
Bên trong khu thờ chính

http://i228.photobucket.com/albums/e...n/DSC_0718.jpg
Sảnh đệm sau gian thờ

http://i228.photobucket.com/albums/e...n/DSC_0725.jpg
Phía sau nhà (gần chuồng ngựa)

http://i228.photobucket.com/albums/e...n/DSC_0694.jpg
Mộ vợ cả vua Mèo Vương Chính Đức

http://i228.photobucket.com/albums/e...n/DSC_0693.jpg
Mộ con trai vua Mèo - Ông Vương Chí Thành.
Mộ ông Vương Chính Đức hiện nay nằm trên núi La Gia Động, cách Sà Phìn 5km và là một công trình nghệ thuật bằng đá rất đặc trưng của người Mèo Đồng Văn

mandalat 15-03-2010 04:26 PM

http://i228.photobucket.com/albums/e...n/DSC_0006.jpg
Chia tay phủ họ Vương với 1 ít đồ lưu niệm cả đoàn theo đường cũ qua Yên Minh- Tam Sơn

http://i228.photobucket.com/albums/e...n/DSC_0030.jpg

http://i228.photobucket.com/albums/e...n/DSC_0031.jpg
TT Tam Sơn với núi Đôi trong sương lạnh

http://i228.photobucket.com/albums/e...n/DSC_0021.jpg
Quản Bạ
Do đi lại đường cũ nên cả đoàn đi nhanh hơn mọi khi. Đến trưa, khi bụng bắt đầu đói thì cũng là lúc về đến TP. Hà Giang. Ghé vào 1 nhà hàng khá lớn, cả hội tự thưởng cho mình 1 chầu đặc sản miền núi cùng chai rượu ngô Thanh Vân mà khi quán mới đem ra cả bọn lại nhớ ngay đến lão NTV77 ngon không thể tả.

1stLady 15-03-2010 05:00 PM



Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 08:04 AM.

Powered by: vBulletin v3.x.x Copyright ©2000-2025, Jelsoft Enterprises Ltd.