![]() |
thank simba. thông tin haimap đưa sẽ giống với khoaton, nhưng haimap đưa thông tin chủ yếu về hình ảnh còn thông tin như đã nói khoaton sẽ edit lại chèn trong bài viết sau.
|
ĐƯỜNG BỘ TẠI CAMBODIA Tổng quan Nhìn chung, đường bộ Cambodia những năm trở lại đây đã thông thoáng và hoàn chỉnh. Được sự tài trợ, chủ yếu là từ Nhật Bản, các trục đường chính của Cambodia đã hoàn thành, nối liền Cambodia với các nước láng giềng, nối liền các thành phố lớn của Cambodia với nhau. Theo tôi biết, trước năm 1990, để đi từ thủ đô Phnom Penh đến Siem Reap, phương tiện duy nhất là tàu thủy với thời gian di chuyển từ 10 – 12 tiếng. Hiện nay, trục đường Quốc Lộ số 6 đã được mở ra, rút ngắn thời gian chỉ còn 3 – 5 tiếng xe chạy. Và không chỉ trục đường số 6, các trục đường khách cũng đã hoàn thành. Dưới đây, tôi xin trình bày sơ lược các trục đường chính mà chúng ta sử dụng thường xuyên để đi từ Việt Nam đến các thành phố lớn của Cambodia. Việt Nam – Cambodia: các trục đường chính Hiện nay, để đi đến các thành phố lớn ở Cambodia, từ Việt Nam, chúng ta có thể chọn nhiều hướng đi khác nhau.
Còn tiếp: lộ trình TP.HCM - Siem Reap |
TP.HCM – Siem Reap: các lộ trình di chuyển 1. TP.HCM – Hoa Lư – Kampong Cham – Kampong Thom – Siem Reap: 580km Để đến được Siem Reap, từ của khẩu Hoa Lư chúng ta chạy dọc theo Quốc Lộ 7 khoảng 20km, sẽ xuất hiện 1 ngã 3 lớn, nơi đây tập trung các phương tiện xe khách công cộng. Chúng ta dễ dàng phát hiện ngả 3 này với sự đông đúc và hỗn tạp như tình trạng xe dù trước các cổng bến xe ở Việt Nam. Điểm nhận biết thứ 2 chính là hàng cây cổ thụ rợp bóng mát và ánh nắng khó có thể xuyên qua đây. Từ đây chúng ta sẽ rẻ trái và chạy thẳng về Kampong Cham với độ dài khoảng 125km. http://i20.photobucket.com/albums/b2...s/IMG_4307.jpg http://i20.photobucket.com/albums/b2...s/IMG_4309.jpg Ngã 3 rẻ từ Hoa Lư về Kampong Cham Điều kiện đường khá tốt, nhưng khó có thể đạt tốc độ cao do liên tục chạy qua hàng loạt khu dân cư và nhiều đoạn dốc tuy không cao nhưng hạn chế rất nhiều tầm nhìn. Đến Kampong Cham, 145km tính từ cửa khẩu Hoa Lư, chúng ta sẽ chọn di chuyển tiếp hay dừng lại. (1) Kampong Cham là 1 tỉnh lẻ nhưng với cự ly khá thuận lợi cho việc dừng nghỉ ngơi, các công ty du lịch đều chọn nơi đây làm điểm dừng chân. Nhà hàng và khách sạn tại đây rất nhiều. Để đi vào khu vực dừng chân. Từ cầu Kampong Cham, sẽ có 1 ngã 5 lớn, nếu đi thẳng sẽ dẫn ra khỏi thàng phố và đi Kampong Thom – Siem Reap, nếu chọn rẻ phải, ngả thứ 2 tính từ cầu Kampong Cham, chúng ta sẽ chạy thẳng vào khu chợ Kampong Cham và hàng loạt các nhà hàng. Sau đó, chúng ta có thể quay lại ngả 5 đó và di chuyển tiếp. Cách Kampong Cham khoảng 60km sẽ tới 1 giao lộ rất lớn, có bùng binh và các “dãi phân cách phân luồng”, đây là giao lộ giao nhau giữa đường 6 và đường 7. Từ đây, chúng ta có thể rẻ phải đi Siem Reap với độ dài 250km hoặc có thể rẻ trái để về lại Phnom Penh, 75km. http://i20.photobucket.com/albums/b2...s/IMG_0110.jpg Bùng binh rẻ phải đi Siem Reap Sau khi rẻ phải, chúng ta chạy thêm khoảng 80km là đến Kampong Thom, cũng là 1 trong những tỉnh lỵ lớn của Cambodia, và chỉ duy nhất nơi đây trong suốt chặng đường là có cây xăng lớn với các thương hiệu xăng quốc tế như Caltex hoặc Total. Tuyệt đối đến đây phải dừng lại đổ xăng cho dù xăng còn nhiều hay không. Chạy thêm 25km nữa là đến trạm dừng chân DUY NHẤT trong suốt lộ trình 292km tính từ Kampong Cham đi Siem Reap. Và cuối cùng sau khi chạy 130km, chúng ta đặt chân đến Siem Reap, kết thúc lộ trình 580km. http://i20.photobucket.com/albums/b2...s/IMG_4355.jpg Trạm dừng chân DUY NHẤT cách Kampong Thom 25km 2. Tp.HCM – Mộc Bài – Svay Rieng – Neak Leung – QL 11 – Kampong Cham – Kampong Thom – Siem Reap 500km Từ Mộc Bài, chúng ta đi theo Quốc Lộ 1, sau khoảng 40km, chúng ta sẽ đến Svay Rieng. Tại trung tâm Svay Rieng, sẽ có 1 bùng binh lớn, có bảng hướng dẫn cụ thể hướng đi bằng tiếng Khmer và tiếng Anh, tôi đặc biệt đánh giá cao chính phủ Cambodia về việc này. Hướng dẫn rất rỏ ràng và cự ly khá chính xác cũng như trên biển báo ghi rỏ hướng đi kế tiếp là Quốc Lộ nào. Tại đây, có 1 trạm kiểm soát. Có thể nói, đây là trạm kiểm soát đầu tiên trên đất Cambodia. Đa số các phương tiện khi di chuyển qua đây đều phải dừng lại và xuất trình giấy tờ (cái này tôi cũng chỉ nghe thông tin, sẽ bổ sung sau khi có chuyến thực địa TP.HCM – Phnom Penh bằng cửa khẩu Mộc Bài sắp tới). Sau khi làm thủ tục xong, chúng ta tiếp tục chạy thêm 80km sẽ đến Neak Leung và phà Banam. Ngay sát đường dẫn xuống phà Banam, sẽ có 1 ngã tư, nếu đi thẳng xuất phà, chúng ta sẽ đi khoảng 60km để về Phnom Penh. HOẶC RẺ PHẢI, để đi Kampong Cham – Siem Reap. Cần chú ý, đường rẻ vào rất nhỏ, chúng ta sẽ dễ dàng nhầm tưởng đó là 1 con đường nội bộ…. Từ ngả rẻ này, chúng ta sẽ đi khoảng 60 – 80km để đến ngả 3, nơi giao nhau giữa đường 11 và đường 7. Sau đó rẻ trái và chạy thêm 40km nữa sẽ đến Kampong Cham. Từ Kampong Cham, chúng ta sẽ đi tiếp theo (1) để đến Siem Reap. còn tiếp: Những nguy hiểm và sự cảnh báo |
Những nguy hiểm và sự cảnh báo Như đã trình bày ở trên, điều kiện đường xá và lưu lượng xe cộ của các đường quốc lộ ở Cambodia dễ dàng đáp ứng cho nhu cầu chạy tốc độ cao (từ 80km/h trở lên). Cự ly quãng đường trở nên “dễ thở” hơn, thời gian được rút ngắn hơn. Đây chính là những điều tạo nên niềm cảm hứng cho các riders khi di chuyển trên những cung đường này. Thế nhưng, song song với các điều kiện thuận lợi đó, luôn ẩn chứa những nguy hiểm tiềm tàng và luôn thường trực ở nhưng cung đường này. Sau chuyến đi, những kinh nghiệm thực tế cũng như những cảnh báo của những anh em đã đi, những anh em Việt kiều tại Cambodia, tôi xin tổng hợp và sắp xếp theo thứ tự mức độ nguy hiểm từ cao đến thấp:
Tất nhiên, tôi không thể biết hết và lường hết hết những nguy hiểm mà chúng ta sẽ gặp phải trên đường đi. Xét cho cùng, mỗi chuyến đi chính là 1 sự nguy hiểm mà chúng ta phải chấp nhận. Tôi và những người trong nhóm chỉ muốn đưa ra những gì chúng tôi thực tế chứng kiến, xử lý và, như đã nói ở trên, từ những thông tin của anh em đi trước và những anh em Việt kiều đang sinh sống tại Cambodia. Còn tiếp: Một số ý chính về luật lệ tại Cambodia và những thực tế của chuyến đi.... |
Một vài thủ tục, luật lệ tại Cambodia và những thực tế Tổng quát về cửa khẩu vùng biên Hiện nay, để đi 1 cách chính ngạch qua Cambodia, có rất nhiều hướng cửa khẩu mà chúng ta có thể đi được. Ngoài cửa khẩu lớn nhất và sầm uất nhất, cửa khẩu Mộc Bài, chúng ta cũng có thể chọn các cửa khẩu khác như:
Trong những của khẩu trên, ngoài cửa khầu Xà Xía là tương đối lạ, thì 2 cửa khầu, Mộc Bài và Hoa Lư, được xem là con đường” an toàn” và gần nhất để đi qua nước bạn, Cambodia. Về phần cửa khẩu Mộc Bài, ngoài bài viết của Longnhong, khoaton cũng không có thông tin gì rõ ràng. Trong chuyến đi lần tới, khoaton sẽ đi bằng của khẩu này và sẽ có bài viết trình bày rỏ hơn. Cửa khẩu Hoa Lư: Đây được xem là cửa khẩu an toàn nhất hiện nay cho những anh em nào muốn đi bằng đường bộ, và đặc biệt bằng xe của mình, qua Cambodia. Từ TPHCM, các bạn đi theo Quốc Lộ 13 đến huyện Chơn Thành. Sau đó các bạn đi thẳng tiếp khoảng 45km nữa sẽ tới thị xã Lộc Ninh. Từ Lộc Ninh, chạy tiếp 20km sẽ có bảng hướng dẫn rẻ trái để đi vào cửa khẩu Hoa Lư. May mắn chuyến đi vừa rồi chúng tôi đi vào buổi sáng sớm, sương còn lãng đãng, nắng ấm và xuyên suốt 12km chỉ toàn là cây cao su xanh rượi…. Trở lại với thông tin chính, sau ngả rẻ và chạy thêm 12km, các bạn sẽ đặt chân đến cửa khẩu quốc tế Hoa Lư. Tuy là cửa khẩu quốc tế nhưng xét về tầm chiến lược và tính giao thương, Hoa Lư có vẻ “lép vế” hơn Mộc Bài. Để làm thủ tục qua Cambodia, phía VN, hầu như không gặp trở ngại gì. Mọi thủ tục đều được hướng dẫn. Sau khi làm thủ tục đóng mộc xuất cảnh, chúng ta sẽ chạy thêm khoảng 200m để qua địa phận Cambodia. Đến đây, chúng ta vẫn sử dụng tiếng Việt hoàn toàn, nhân viên hải quan nhã nhặn hướng dẫn đến chỗ xét xe và nộp passport để đóng dấu nhập cảnh. http://i20.photobucket.com/albums/b2...s/IMG_4289.jpg Như trong hình, tòa nhà phía xa chính là chỗ chúng ta chạy xe vào để xét. Căn chòi gỗ chính là nơi nộp passort để đóng dấu. Tất nhiên, chụp từ vị trí này có nghĩa là chúng tôi đã làm xong thủ tục nhập cảnh vào Cambodia. Sau khi chạy xe vào tòa nhà, các bạn đậu xe trước sân, đi vào tòa nhà chính, vào căn phòng thứ 1 bên phải, đó là phòng vi tính. Tại đây chúng ta sẽ làm thủ tục nhập cảnh cho xe và được cấp giấy đi đường. Lệ phí cho việc này là 100k và khoảng cách xa nhất đến Kampong Cham (145km).Cho nên để cho giản tiện, các bạn cứ nói thẳng là đến Kampong Cham và nói rỏ thời gian mình lưu trú lại đất Cambodia, 3-7 ngày hoặc khác. Tuy nhiên, từ Kampong Cham đến Siem Reap vẫn còn những 292km :) Xét xe và nhận giấy đi đường xong, chúng ta quay trở lại căn chòi gỗ và làm thủ tục đóng dấu nhập cảnh passport. Tại đây, chúng ta sẽ phải đóng thêm 50k cho việc ghi sổ sách nhập cảnh cho xe và 50k cho việc đóng dấu nhập cảnh. Tổng cộng chúng ta sẽ mất khoảng 200k cho 1 lần làm thủ tục nhập cảnh vào Cambodia này. @Thực tế, giấy đi đường chỉ cho phép đến Kampong Cham. Và trên thực tế, giấy này gần như không sử dụng. Đối với cảnh sát tại Cambodia, giấy passport có giá trị và tiếng nói hơn nhiều. Trong chuyến đi, khi đi được 40km trên đất Cambodia, chúng tôi đã gặp 1 chốt kiểm tra và bị chặn lại. Họ rất thân thiện, hỏi thăm đi đâu và chỉ kiểm tra passport. Ngay lúc đó, anh NQS71 đã trình thêm tờ giấy đi đường, nhưng nhân viên cảnh sát chỉ xem qua và hầu như không quan tâm đến tờ giấy “trấn an” đó. Về phần Cảnh sát, tôi sẽ nói tiếp ở phần sau http://i20.photobucket.com/albums/b2...n/IMG_4323.jpg @Hẹn các bạn thông tin về cửa khẩu Mộc Bài trong chuyến đi sắp tới. |
http://i20.photobucket.com/albums/b2...s/IMG_0171.jpg
Giấy đi đường cho xe - hay còn gọi là giấy "trấn an" :D DO lần đầu đi, chúng tôi không để ý đến thời hạn cho phép (Valid days). Cho nên valid from 10.6.2010 to 10.6.2010 . Những ai sắp tới đi bằng cửa khẩu này, nên đề nghị đi bao nhiêu ngày để họ điền vào. |
Một số điểm chú ý về luật Giao Thông đường bộ tại Cambodia
Một số điểm chú ý về luật Giao Thông đường bộ tại Cambodia Nhìn chung, hệ thống luật đường bộ tại Cambodia khá khác biệt so với hệ thống luật tại VN. Tuy nhiên, qua chuyến đi, cảm nhận và ấn tượng nhiều nhất là sự thân thiện của CSGT tại Cambodia (họ mặc áo màu xanh dương chứ không “áo vàng” như VN). Họ tạo mọi điều kiện cho khách du lịch. Theo thực tế, CSGT Cambodia có vẻ kiêm luôn các nhiệm vụ khác như kiểm tra giấy tờ tùy thân và các nghiệp vụ khác. Ngoài ra, tại Phnom Penh, nếu không vào lúc cao điểm ra quân hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác, chúng ta chỉ cần đi đúng luật là họ không đả động gì. Thông thường vào những lúc ra quân, họ tập trung khoảng hàng chục CSGT, đứng trên 1 tuyến đường, và chặn tất cả phương tiện đi cùng chiều để kiểm tra giấy tờ. Việc này nhóm chúng tôi chưa bị, nên không biết tình huống giải quyết sẽ như thế nào với các xe từ VN sang. Dưới đây, xin liệt kê một số đặc điểm cần chú ý khi đi lại bên Cambodia: 1. Mũ bảo hiểm chỉ bắt buộc đối với người lái. 2. Tốc độ ngoại thành cho phép là 90km/h và 40km/ cho nội thị, không phân biệt phương tiện. Theo thực tế, thấy chưa xe nào chạy đúng tốc độ cho phép khi ở ngoại thành, chỉ toàn 100km/h trở lên, đặc biệt là các xe 7 chỗ trở xuống. 3. CSGT chỉ chú ý đến passport. 4. Đèn giao thông tại Phnom Penh có độ dài kỷ lục, 90s cho mỗi lần dừng 5. Tuyệt đối có tín hiệu đèn giao thông cho phép chạy theo hướng nào thì mới được đi theo hướng đó. (Thông thường dân nhà ta hay gặp trở ngại chỗ này. Quen ở Vn là đèn xanh, có đường là ta cứ đi heheheh) 6. Đèn tín hiệu giao thông khác phức tạp hơn VN : mỗi hướng đi đều có đèn tín hiệu khác nhau - Rẻ trái : chỉ thực hiện được khi có đèn xanh của tín hiệu rẻ trái. Thông thường sẽ bật sáng trong 30s trước khi tín hiệu cho phép đi thẳng và rẻ phải chuyển xanh. Khi muốn rẻ trái, đầu tiên chúng ta phải lấn ra phía trái của đường, di chuyển đến vạch dừng chờ rẻ trái, áp dụng cho tất cả phương tiện. Sau đó đợi đèn tín hiệu cho phép đi thì chúng ta mới được di chuyển. - Rẻ phải và đi thẳng : tùy đèn tín hiệu mà có thể cho phép rẻ phải cùng lúc với đi thẳng, hoặc phải chờ đèn tín hiệu rẻ phải mới được rẻ phải….Cái này là trường hợp các pác nhà ta, hầu như ai cũng gặp rắc rối do lần đầu tiên đi, không hiểu rỏ luật. Và theo ý kiến cá nhân, mọi rắc rối với CSGT cũng từ vấn đề này. 7. Cũng với vấn đề đèn tín hiệu giao thông, tại Phnom Penh, do tiết kiệm kinh phí nhà nước hay do thiết kế khoa học. Mỗi ngã 4 chỉ sử dụng duy nhất 1 trụ đèn tín hiệu giao thông. Không những thế, đèn tín hiệu giao thông được đặt rất xa vị trí dừng xe. Nếu chúng ta không chú ý, dễ dàng vượt đèn đỏ. Đây là những vấn đề nổi bật mà nhóm chúng tôi đã đi và thực tế trãi qua trong chuyến vừa rồi. Hy vọng sẽ ít nhiều giúp ích được mọi người cho những chuyến đi sắp tới. Pác nào đã từng đi và gặp các rắc rối khác hoặc phát hiện sự khác biệt về luật, cũng xin đưa lên để thông tin ngày càng hoàn thiện hơn. Còn tiếp : chi phí tại Cambodia |
Chi phí tại Cambodia
Lộ trình đã đi: http://hoangtuden.com/showthread.php?t=3147 Do đây là chuyến đi đầu tiên, chỉ dựa theo sự tính toán căn cứ trên chuyến đi theo tour năm ngoái của khoaton. Cho nên, chi phí thực tế có thay đổi so với bảng tính trên đây. Sau chuyến đi, Khoaton đã tổng hợp chi phí và một số thông tin về dịch vụ tại Cambodia, hy vọng sẽ giúp ích được ít nhiều cho các chuyến đi sắp tới Lộ trình hợp lý Ngày 0,5: xuất phát lúc 13h00 đi Hoa Lư - Nghỉ tại Kampong Cham 280km Ngày 1: Kampong Cham - Kampong Thom - Siem Reap 292km. Đến Siem Reap khoảng 3h chiều, mọi người có thể mua vé và tham qua Angkor cũng như leo núi Ba Kheng hoặc đền Ba Phuon để ngắm hoàng hôn Angkor. Ngày 2: tham quan Angkor Wat. Tùy nhu cầu mà sẽ tham qua những nơi khác nhau. Ngày 3: Siem Reap - Phnom Penh 350km. Xuất phát khoảng 6h sẽ đến Phnom Penh khoảng 12h hoặc sớm hơn. Ngày 4: Phnom Penh - Mộc Bài: 180km. Mộc Bài - TP.HCM. 70km. Có thể xuất phát 12h, quan trọng là phải về đến cửa khẩu trước 4h30 Dưới đây là 1 số thông tin khác về Cambodia Thông tin dịch vụ tại Cambodia Hansa BBQ seafood 175 Wat Boo, Siem Reap, 11.941.772 giá $3-5, chị phục vụ nguời Việt (Cái này chưa kiểm chứng, do lần trước toàn ăn bụi do đến nơi tối quá Cambodia culture village (Buffet có Apsara) Road No.6, Khum Svay, Dang Kum, Siem Reap, 0855 63 963836 Múa Apsara bắt đầu lúc 19h, cách nhà nghỉ Rotha khoảng 2km, nếu thích thì đi bộ cũng được, buffet như của Thái http://i20.photobucket.com/albums/b2...IMG_0085-1.jpg Rotha Guesthouse Road No.6 Salakonseng village, Svaydangkum commune, Siem Reap, 0855 63 965901 Phòng có bồn tắm, phục vụ rất thân thiện, rất sạch sẽ ($17/phòng) (kế bên masage body luôn heheheh) http://i20.photobucket.com/albums/b2...s/IMG_4392.jpg http://i20.photobucket.com/albums/b2...s/IMG_4394.jpg Rum Chong restaurant 012 887073 Chủ là người Việt, thức ăn ok nhưng giá mắc 1 cách vô lý. Nhưng đây cũng có thể là nguồn thông tin tốt trước khi vào Phnom Penh. Nằm cách cầu Nhật- Cam trước khi vào trung tâm Phnom Penh khoảng 7km Nhà nghỉ Heng Đường số 86, Phnom Penh, 012 76 66 68 điện thoại cho Heng để biết thêm thông tin Quán Hào An No. 70 St. Preah Monivong, KamPong Cham, Cambodia, 012 831 155/0122 211 277 http://i20.photobucket.com/albums/b2...s/IMG_4332.jpg Tiệm ăn sáng gần nhà nghỉ Rotha http://i20.photobucket.com/albums/b2...s/IMG_4399.jpg http://i20.photobucket.com/albums/b2...s/IMG_4398.jpg
|
Quá chi tiết và hữu ích. Cám ơn khoaton và các anh em đã tham gia tour Campodia vừa rồi đã dành thời gian để đóng góp bài viết hữu ích này. Anh em đi Cam từ nay đỡ được rất nhiều thời gian và công sức cho việc tìm kiếm thông tin.
|
http://i20.photobucket.com/albums/b2...s/IMG_4392.jpg
Nhà nghỉ này hôm 30.4.2010 e đi Tour Cam - Thái bằng xe máy cũng nghỉ ở đây, nội thất khá OK, phòng 2 giường đôi có điều hòa, nước nóng lạnh, bồn tắm, truyền hình cáp ..... giá 14$ cho 2 người, lúc đầu vô hỏi họ nói 18$ kỳ kèo 1 hồi bớt 4$ |
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 07:17 AM. |
Powered by: vBulletin v3.x.x
Copyright ©2000-2025, Jelsoft Enterprises Ltd.