![]() |
Nhật ký hành trình xuyên Tây Nguyên của cu tí nhà Piaggio
Sau khi bỏ lở chuyến đi Xuân Tây Nguyên hôm mùng 2 tết âm lịch, cùng với lời mời lên chung vui của anh em Tây Nguyên em quyết định phiêu lưu chinh phục Tây Nguyên bằng cu tí nhà Piaggio .
Bắt đầu chuyến hành trình chinh phục Tây Nguyên ( dự kiến chuyến đi kéo dài 5 ngày ) bắt đầu từ Bình Dương(Thủ Dầu Một) --- Bình Phước ---Đắk Nông---Đắk Lắc(TP Buôn Ma Thuột) --- Gia Lai(TP Pleiku) --- Kon Tum(thị xã Kon Tum) và quay trở về theo cung đường cũ . Cảm xúc với chuyến đi thật hồi hộp và nôn nao khó tả. Bắt đầu xuất phát 4h sáng 25/02/2009 ( mùng 1 tháng 2 âm lịch ). http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01076.jpg Trước khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01084.jpg EcoLakes Mỹ Phước Do đi vào lúc trời còn tối, cứ tưởng là trên đường đi sẽ có đèn đường, ko ngờ qua khỏi trung tâm Huyện Bến Cát là một màu đen. Vespa mini thì đèn loe loét như đèn dầu, hix hix. Hai bên đường là rừng cao su trên trời là bầu trời tuyệt đẹp bao trùm bởi 1 màu đen như mực. Em chỉ dám chạy tà tà và lần theo vạch sơn trên đường được hắt lên từ ánh sáng yếu ớt của đèn xe. Cũng vì thế mà thay vì tới Huyện Chơn Thành sẽ rẻ phải lên thị xã Đồng Xoài rồi đi thẳng 1 mạch theo Quốc Lộ 14, em lại mãi tập trung vào đường đi vì sợ sụp ổ gà nên chạy thẳng theo Quốc Lộ 13 mà không hay biết, nói tới vụ sụp ổ gà mới ớn, đi đường tối mấy chiếc xe tải cứ ép xe em vào lề rớt vô cái ổ voi to tướng thế là rổn rẻng kêu ( rớt cái nắp bên máy xe mini ) quay lại lụm gắn vô, may mắn chỉ trầy sơ sơ. Tờ mờ sáng là em tới huyện Lộc Ninh - lúc này mới biết là mình đi "đậu phọng" đường rồi.Thôi kệ đi chơi mà tiếp luôn. http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01087.jpg Trời bắt đầu hừng sáng và đây làm cảm giác em thật khó tả http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01090.jpg http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01088.jpg http://i187.photobucket.com/albums/x...tvngtBazan.jpg Tiếng gọi từ vùng đất Bazan |
Do bị lạc sang QL13 nên phải đi vòng sang huyện Bù Đốp, một số nơi đường đang sửa chữa bụi đất đá mịt mù
http://i187.photobucket.com/albums/x...DSC01091-1.jpg http://i187.photobucket.com/albums/x...DSC01092-1.jpg cảnh vật 2 bên đường thật là hoang sơ http://i187.photobucket.com/albums/x...DSC01093-1.jpg Cầu Sông Bé 2 Do sáng đi sớm quá nên lâu lâu cơn buồn ngủ lại kéo tới,tranh thủ cho cu tí nghĩ , em nằm nghĩ luôn Trong lúc nằm nghĩ em tranh thủ hỏi đường thì được chỉ đi đường tắt xẻ ngang rừng cao su. http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01098.jpg Hai bên là rừng cao su , đường bắt đầu dốc http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01105.jpg Lối đi có tí xíu ( em hỏi kỷ rồi chứ ko thì em ko dám đi :D ) |
http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01100.jpg Rừng cao su tuyệt đẹp http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01099.jpg Ra đường nhựa rồi Và tại đây, nét mặt em bắt đầu tươi tỉnh trở lại vì đã hết đi lạc ^_^ http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01101.jpg Rẻ trái thôi về đúng QL14 Do không đi đúng đường nên em bị trể lại so với kế hoạch, chỉ biết chạy chạy và chạy (sợ ko kịp đến BMT khi trời sụp tối), vì đoạn đường này đi ban đêm rất nguy hiểm, nên chỉ shot được vài tấm ảnh. http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01102.jpg Cầu này là cầu gì mà ai cũng thích chụp ở đây, em quên mất tên rồi http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01104.jpg Trạm dừng chân Bù Đăng http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01106.jpg Nghĩ mệt sau khi leo lên 1 con dốc cao |
http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01107.jpg Địa phận tỉnh Đắk Nông, bắt đầu với những con dốc cao liên tục Ra đường gặp trời mưa hay gặp đám ma là điềm lành (theo cách nghĩ của người Hoa) nên em tranh thủ chụp vài tấm ảnh. Đám ma của người dân Tây Nguyên với xe chuyên chở chính là xe Công Nông. http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01109.jpg http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01110.jpg http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01108.jpg Tranh thủ cho cu tí nghĩ ngơi Kết thúc ngày đầu tiên em đã tới Buôn Ma Thuột vào lúc 5h chiều, được sự đón tiếp thân thiện của 2 người bạn mặc dù đây là lần đầu tiên mình gặp 2 bạn ấy (quen thông qua diễn đàn những người bạn vespa). http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01345.jpg Chào Buôn Mê Thuột |
Buôn Ma Thuột (hay Ban Mê Thuột) là thành phố tỉnh lị của tỉnh Đắk Lắk và là thành phố lớn nhất ở vùng Tây Nguyên Việt Nam.
Buôn Ma Thuột gốc tiếng Ê Đê, nghĩa là "bản hoặc làng của Ama Thuột", nó xuất phát từ tên gọi buôn của A ma Thuột - tên một vị tù trưởng giàu có và quyền uy nhất vùng; để rồi từ đây hình thành nên các buôn làng xung quanh, phát triển thành thành phố Buôn Ma Thuột ngày hôm nay. DU LỊCH Do Buôn Ma Thuột là nơi đầu tiên người Kinh lưu lạc đến lập nghiệp để xây dựng Đăk Lăk hôm nay nên ở đây tập trung hầu hết các di tích có ý nghĩa lịch sử của Đăk Lăk như: Đình Lạc Giao, Chùa Sắc tứ Khải Đoan, Nhà đày Buôn Ma Thuột,Bia Lạc Giao, khu Biệt điện Bảo Đại - hiện tại là Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk, Toà Giám mục tại Đắk Lắk. Du khách cũng có thể đến với làng văn hoá buôn AKô Đhông, ngắm cây Kơnia cổ thụ giữa lòng thành phố sát Ngã 6 Ban Mê, thưởng thức hương vị cà phê Ban Mê... Với vị trí trung tâm và giao thông thuận tiện Buôn Ma Thuột cũng chính là trung tâm du lịch lớn nhất của Đăk Lăk nối các điểm du lịch quan trọng trong tỉnh như Bản Đôn, Hồ Lắk, cụm thác Đray Sáp... http://i187.photobucket.com/albums/x...-Bietdien3.jpg Biệt điện Bảo Đại ở Buôn Ma Thuột NGÃ 6 BAN MÊ Ngã 6 Ban Mê là trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, nằm trên giao điểm của quốc lộ 14 và quốc lộ 26 đi qua thành phố. Ở đây có Tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột được coi như biểu tượng của thành phố cũng giống như Tháp Eiffel của Paris hay Tượng Nữ thần Tự do ở New York. CÂY KƠNIA CỔ THỤ Cây Kơnia, hay còn gọi là Cốc, Cầy, là một loài cây thân gỗ lớn, cao 15-30 m, đường kính 40-60 cm, tên khoa học là Irvingia malayana, thuộc họ Irvingiaceae. Loài cây này mang ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người đồng bào dân tộc thiểu số, họ coi chúng là nơi trú ngụ của thần thánh, của vong linh những người đã khuất, rất ít khi họ đụng chạm đến chúng, chặt phá chúng; vì vậy trên nương rẫy của đồng bào thường có các cây Kơ nia cổ thụ được sử dụng như cây che mát mỗi lúc nghỉ giải lao, nghỉ trưa. Do bài hát Bóng cây Kơ-nia nổi tiếng vì vậy du khách khi đến Buôn Ma Thuột luôn muốn tìm xem tận mắt cây Kơ Nia. Ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột có một cây Kơ nia cổ thụ nằm trong khuôn viên sân sau nhà văn hoá trung tâm tỉnh, cách ngã 6 Ban Mê vài trăm mét. THỦ PHỦ CÀ PHÊ Tuy cây cà phê đã được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm (1870) nhưng được trồng đại trà ở Đắk Lắk chỉ từ những năm sau 1930 trong những đồn điền của những nhà tư bản Pháp như CADA, ... nhưng do vùng đất đất đỏ bazal này đặc biệt phù hợp với việc canh tác cà phê nên việc phát triển diện tích trồng ở đây đã tăng lên; hiện tại, theo số liệu thống kê, Đắk Lắk có đến hơn 175.000 ha cà phê (thực tế có đến trên 200.000 ha vì một số diện tích không được tính do không trong quy hoạch). Đắk Lắk cũng chính là nơi được xem là nơi có năng suất cà phê thu hoạch cao nhất thế giới và góp phần chính trong việc đưa sản lượng cà phê Việt Nam lên vị trí số 2 (riêng cà phê robusta chiếm vị trí số 1) của những quốc gia xuất khẩu cà phê. Ở Đắk Lắk gần như huyện nào cũng có trồng cà phê, nhưng cà phê Buôn Ma Thuột vẫn luôn được đánh giá là có chất lượng cao nhất và có hương vị đặc trưng nhất, chính vì vậy thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột được thế giới biết đến và địa danh Buôn Ma Thuột được nhiều người ví như "thủ phủ cà phê". Ở Đắk Lắk hiện tại, một số vấn đề liên quan đến cà phê đã trở bản sắc văn hóa như việc mời đi uống cà phê đã là một nét văn hoá đặc trưng của vùng này. Mời đi uống cà phê là một nét văn hóa rất đặc trưng của thành phố Buôn Ma Thuột. MỜI ĐI UỐNG CÀ PHÊ Ở Đắk Lắk, việc đi uống cà phê đã trở thành một trào lưu, một phong cách sống. Việc đi uống cà phê đối với nhiều người ở đây cũng quan trọng giống như ăn cơm, uống nước hàng ngày. Vì vậy, ở đây câu nói đi uống cà phê đã trở thành câu nói cửa miệng, thay vì mời đi uống nước, giải khát người ta lại nói là đi uống cà phê. Chỉ riêng ở Buôn Ma Thuột, hiện tại quán cà phê nhiều đến nỗi nếu mỗi ngày chỉ cần vào một quán thôi cũng mất cả năm mới đi giáp một vòng. Các quán cà phê ở đây hầu hết được xây dựng rất đẹp, cầu kỳ và có phong cách riêng để thu hút khách. Tuy nhiên hấp dẫn nhất với du khách thường là các quán có phong cách Tây Nguyên như quán Pơ lang, Thung lũng hồng, Đá Xanh, Chuông đá... (nguồn vi.wikipedia.org) |
Ngày đầu tiên phiêu lưu 1 mình với cu tí có phần mạo hiểm thì sang ngày thứ 2 (thứ năm 26/02/09) cu tí đã có bạn đi cùng. Em đã kịp rủ Quang vespa đi cùng sang Pleiku giao lưu với anh em vespa Gia Lai.
http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01113.jpg Cu tí đã mất 1 chiếc giày bên trái(do đường gồ ghề với rớt xuống ổ voi vài lần vì xe tải ép) http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01115.jpg Mini và Sprint trên hành trình về TP Pleiku Cung đường từ Ban Mê về Pleiku rất đẹp với những rừng thông, những ngọn dốc đứng uốn lượn. Tranh thủ shot vài tấm ảnh cu tí http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01114.jpg Cu tí mới leo dốc thẳng đứng http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01116.jpg Con đường uốn lượn với rừng thông 2 bên http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01117.jpg Và đây - duyên của đôi bạn Ong và Bướm Do mãi mê vui chơi, ngắm hoa,bắt bướm ven đường nên bạn Quang vespa đã bỏ cu tí hơn 20km. Lúc này là hơn 12h rồi,alo cho Quang thì ko ai nghe máy, chắc đang chạy. Bụng thì kêu réo với lại phải dưỡng sức cho cu tí khi trời nắng thế này, nên em dừng lại nạp năng lượng. |
Vừa kêu món ăn xong thì Quang vespa alo là đang chờ ở Cầu 110 ( cách em 16km-ở tấm hình trước có thấy cột mốc). Em kêu Quang ăn ở đó luôn và chờ em. Bữa ăn bụi được dọn ra với đầy đủ các loại thức ăn bình dân.
http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01119.jpg Before http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01120.jpg After ( 5 phút ) ^_^ no wa Ăn xong tính tiền là em phóng đi ngay đến điểm hẹn với Quang Vespa. Tới nơi làm thêm ly nước mía nữa cho mát người và mát máy.Nhiệt độ hôm nay sao mà nóng kinh khủng.hix hix Trên đường đi bạn em ở Gia Lai thường xuyên liên lạc xem tới đâu rồi và có rắc rối gì ko? Thật sự là chuyến đi này khác với những chuyến đi em đã từng đi, đường đèo dốc đã đành, mấy tay tài xế xe tải rất ẩu, cứ ép và bóp còi inh ỏi, cứ nghe còi y như là em tấp vô lề liền, có 2 lần thì ngược lại hehehe http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01130.jpg http://i372.photobucket.com/albums/o...c/DSC01188.jpg Gần tới Pleiku rồi nên anh em chạy tà tà và ghé làm ly cà phê |
Thấy sân tập Hoàng Anh là sắp tới rồi hihihi
Và TP Pleiku trước mắt Sơ lược về TP Pleiku Vùng Tây Nguyên ngày xưa đa số là những người dân tộc thiểu số sinh sống. Và họ sống với nhau trong những làng mạc mà cha ông họ đã gây dựng nên. Trong một ngày nọ người trưởng làng cảm thấy trong người của mình có vẻ không khỏe nên đã cho gọi 2 người con trai vào và tổ chức một cuộc thi săn bắt để chọn ra người kế vị. Và cuộc thi đã diễn ra nhưng phần thắng đã thuộc về người em. Người anh buồn bã bỏ sang một vùng đất khác để sinh sống. Sau đó người em đã lập ra một làng tên là "plei ku". Ở đây nếu dịch sang nghĩa từ thì Plei là một cái làng, Ku là người em. Pleiku nghĩa là làng của người em (nhớ về chiến thắng của người em). Và cái tên Pleiku được gắn liền với địa danh nay suốt bao năm tháng qua. Sau khi nhận phòng khách sạn và tắm 1 phát thì em khỏe liền. Đi tắm cho Cu Tí nữa và ra Hồ Đức An giao ly với anh em vespa Gia Lai. http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01135.jpg Khung cảnh giao ly bên bờ hồ Đức An http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01145.jpg Hồ mùa này vào mua khô nên cạn nước http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01156.jpg Bồn binh bưu điện Gia Lai |
hình đẹp quá.tiếp nữa đi.đang trông cho đến 30/4 mình sẽ chinh phục con đường này hehe...
|
Sau 1 đêm giao ly đến gần Grip-pê ( Lúp pê), em vẫn không quên hẹn đồng hồ báo thức dậy sớm chụp hình TP Pleiku buổi sáng sớm.
http://i372.photobucket.com/albums/o...c/DSC01168.jpg Thành phố trong sương sớm http://i372.photobucket.com/albums/o...c/DSC01162.jpg Góc phố dịu dàng http://i372.photobucket.com/albums/o...c/DSC01163.jpg Và tà áo nữ sinh Sau khi cà phê và ăn sáng em, Quang và anh em vespa Gia Lai dạo 1 vòng PLEIKU, ghé thăm làng dân tộc và biển Hồ. Anh em nhà Cu Tí đón nắng |
http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01179.jpg Làm duyên trước cổng vào Làng dân tộc http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01180.jpg Cận cảnh http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01182.jpg Cu tí với nhà rông Xuất phát từ điều kiện địa lý, là vùng núi cao có nhiều cảnh quan tự nhiên cũng như nhân tạo, Gia Lai có tiềm năng du lịch rất phong phú. Đó là những khu rừng nguyên sinh với hệ thống động thực vật phong phú, nhiều ghềnh thác, suối, hồ như Biển Hồ là một thắng cảnh nổi tiếng. Biển Hồ được xem như là một đôi mắt của thành phố núi Pleiku. http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01186.jpg Chào biển hồ http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01183.jpg Ngoài ra còn nhiều núi đồi như Cổng Trời MangYang, đỉnh Hàm Rồng. Cảnh quang nhân tạo có các rừng cao su, đồi chè, cà phê bạt ngàn. Kết hợp vời các tuyến đường rừng, có cácc tuyến dã ngoại bằng thuyền trên sông, cưỡi voi xuyên rừng, trekking... Bên cạnh sự hấp dẫn của thiên nhiên hùng vĩ, ở Gia Lai còn có nền văn hóa lâu đời đầm đà bản sắc núi rừng của đồng bào các dân tộc, chủ yếu là Jarai và banah thể hiện qua kiến trúc nhà Rông, nhà sàn, nhà mồ, qua lễ hội truyền thống, qua y phục và nhạc cụ... Thêm vào đó, Gia Lai có bề dày lịch sử được thể hiện qua các di tích lịch sử văn hóa như khu Tây Sơn thượng đạo, di tích căn cứ địa của anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ; quê hương của anh hùng Núp; các địa danh Pleime, Che reo... Những điểm du lich trong thành phố không nhiều, ngoài khu vui chơi giải trí là hồ Đức An, sân vận động và rạp chiếu phim, và rất nhiều quán cà phê. Có rất nhiều thác quanh thành phố như: thác Dakthoa, thác Phú Cường, thác Lồ Ô, thác Chín tầng, ... |
Hình đẹp và chi tiết đó Catwoman ! tiếp tục nhé !!! càng chi tiết càng thú vị đó.
|
Sau khi thăm làng dân tộc và biển Hồ, anh em tiến về Kon Tum
http://i187.photobucket.com/albums/x82/catiung/doc.jpg Các anh em đang vượt dốc http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01189.jpg em thì em sợ xe tải còn anh chạy xe màu vàng thì không ^_^ Đoạn đường từ Pleiku sang KonTum tương đối dễ chạy vì đường ít dốc hơn, tuy nhiên có những đoạn xấu kinh khủng (3km đang sửa chữa), chạy mà thương cho cu tí. Nhưng mọi trở ngại đã qua và mọi người lại gặp nhau để có những kỷ niệm đẹp của cuộc hành trình. Theo ngôn ngữ Ba Na thì Kon là làng, Tum là hồ và Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ, bởi xưa kia khu vực này đã từng có một hồ lớn. Cả nhóm ghé ăn trưa và uống cà phê ở quán cà phê EVA. Em sẽ giới thiệu đôi nét về quán cà phê này như là một nét đặc trưng riêng của Kon Tum. Đã có người ví quán cà phê Eva, số 1, đường Phan Chu Trinh, thị xã Kon Tum (tỉnh Kon Tum) là một bảo tàng văn hoá Ba Na, là nơi lưu giữ sinh động những câu chuyện truyền thuyết, những trang sử thi về làng bản, về sự thăng trầm của đồng bào dân tộc Ba Na ở vùng rừng núi Tây Nguyên. Đầu tiên phải kể đến hàng trăm tượng lớn nhỏ minh hoạ sinh hoạt, đời sống tâm linh của người miền núi và tượng nhà mồ... Mỗi khuôn mặt "hầm hố", dị dạng, đường nét, hoạ tiết ấn tượng đều có những nét riêng thể hiện sự vui buồn, giận hờn, yêu thương, thậm chí là cả một câu chuyện về thân phận. Điều đáng nói là mỗi pho tượng đều có dấu ấn thời gian, mang tâm trạng riêng sống động. Các khuôn mặt đầy cá tính trên tượng nhà mồ, trên các mặt nạ ở đây không phải là những tác phẩm của sự kỳ công trau chuốt, tỉa tót mà là xúc cảm tự nhiên, lột tả sinh động đời sống hồn nhiên của người dân tộc miền núi. (theo kontum online) |
Hoạ sĩ Nguyễn Lập Ẩn, ông chủ quán và là tác giả của nhiều tác phẩm mỹ thuật của cà phê Eva cho biết, đã tốn hơn 10 năm sáng tác, sưu tầm, góp nhặt từ các buôn làng với sự say mê đầy nhiệt huyết ông mới có được bộ sưu tập như ngày hôm nay.
Những bức tượng nhà mồ lưu lạc từ những cánh rừng ngủ yên đã lâu, trong những nghĩa địa bỏ hoang của những tộc người Bana, Jrai, Êđê như chẳng liên quan gì tới sự ồn ào của phố thị xung quanh. Với một không gian không thật rộng nhưng khi đến cà phê Eva, du khách như lạc vào nền văn hoá của bản làng Ba Na và như được sống trong một ngôi nhà của dân tộc họ. Dưới một con dốc quanh năm mờ sương của Kon Tum, cà phê Eva tạo ấn tượng bằng không gian im lặng của vườn tượng gỗ. Buổi chiều, không khí trong vườn u tịch với những bức tượng, những súc gỗ đã được thổi linh hồn vào đấy, để trở thành chứng nhân cho những cuộc hội ngộ giữa bên này và bên kia thế giới. http://i187.photobucket.com/albums/x..._cafeEVA13.jpg http://i187.photobucket.com/albums/x..._cafeEVA14.jpg http://i187.photobucket.com/albums/x..._cafeEVA15.jpg (theo kontum online) |
Lối nhỏ dẫn ra vườn chợt ùa thành một không gian thoáng rộng với thác nước hùng vĩ đầy tiếng chim ch'rao. Dùng sức chảy của nước, ông Ẩn đã lắp đặt hệ thống truyền dẫn lực bằng cối giã nước, dây thừng, dùi gỗ để hoà âm một bản nhạc rừng từ giàn cồng chiêng.
http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01202.jpg http://i187.photobucket.com/albums/x..._cafeEVA16.jpg Trong những căn nhà mái lá, vô số những vật dụng mang hơi hướng của núi rừng, bản làng như cồng chiêng, bẫy thú, gùi, vải khố, những quả bầu khô đựng rượu… đặt vung vãi khắp nơi. Từng bậc thang, vách nứa, sàn nhà đến lối đi, cỏ cây... trong quán Eva đều ẩn chứa một câu chuyện, một kỷ niệm của tác giả, của người Ba Na trên vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ. (theo kontum online) Sau khi tham quan quán, nhâm nhi ly cà phê Cao Nguyên, trời bỗng đổ mưa nhẹ làm cho không khí mát mẻ hơn. http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01199.jpg http://i187.photobucket.com/albums/x...ung/doiban.jpg Đôi bạn thân lâu ngày gặp lại Rời EVA, em và những người bạn trực chỉ cầu treo KonKlor - 1 điểm nhấn tiếp theo của KonTum |
rất đẹp và rất cuốn hút anh catwoman, tiếp tục đê
|
Cầu treo KonKlor thuộc địa phận làng Konklor, thị xã Kontum. Cầu nối liền hai bờ của dòng sông Đăk Bla huyền thoại. Đến đây, du khách có thể ghé thăm làng dân tộc BahNar KonKlor ở hữu ngạn dòng sông, uống với họ can rượu cần rồi lên đường vượt dòng sông qua cầu treo để đến một vùng đất phù sa trù phú. Đó là những vườn chuối, vườn cà phê và các loại cây ăn quả.
http://i187.photobucket.com/albums/x...ng/konklor.jpg Toàn cảnh cầu treo Konklor http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01209.jpg Lặng lẽ http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01215.jpg 1 góc nhìn từ cầu treo Konklor Vượt con đường quanh co khoảng 6km, du khách đến làng KonKơtu, một làng dân tộc BahNar còn giữ nguyên được những nét sinh hoạt và cảnh vật thiên nhiên hoang sơ. Làng du lịch văn hóa KonKơtu có nhà rông cao, đẹp. Du khách sẽ được thỏa mãn nhu cầu ngủ lại qua đêm, tham gia các sinh hoạt giao lưu văn hóa, uống rượu cần, nghe kể Khan bên bếp lửa bập bùng cùng người dân bản địa. |
Do vội đi từ Gia Lai lên Kontum và về trở lại trong ngày nên em không đi tới làng konkotu được(hẹn vào 1 dịp khác). Điểm đến kế tiếp là nhà thờ gỗ KonTum - một điểm du lịch hấp dẫn cho nhiều du khách đến vùng đất Kontum.
NHÀ THỜ GỔ KONTUM Nằm ở nội vi thị xã, nhà thờ gỗ Kontum xây dựng năm 1913, do một linh mục người Pháp tổ chức thi công. Nhà thờ tọa lạc trên một diện tích rộng với nhiều công trình liên hoàn khép kín: nhà thờ - nhà tiếp khách - nhà trưng bày các sản phẩm dân tộc và tôn giáo - nhà rông. Ngoài ra, trong khuôn viên nhà thờ còn có cô nhi viện - cơ sở may, dệt thổ cẩm - cơ sở mộc, thu hút hàng chục lao động làm việc từ thiện. Từ xa, Nhà thờ là một công trình kiến trúc hoàn toàn bằng gỗ làm theo kiểu Roman du khách đã có thể thấy tháp chuông nhà thờ cao sừng sững trên nền trời. Bên trong, cột và các giàn gỗ được lắp ghép khít khao. Trần nhà xây dựng bởi rui, mè tre, đất và rơm, đã hơn 80 năm trôi qua vẫn bền, đẹp. Cung thánh nhà thờ được trang trí theo hoa văn các dân tộc ít người Tây Nguyên, trang nghiêm và gần gũi. Đến đây, du khách sẽ ngạc nhiên bởi công trình lớn, đep, điệu nghệ như vậy mà được xây dựng hoàn toàn bằng phương pháp thủ công dưới những bàn tay tài hoa của người thợ. Nhà thờ còn đẹp hơn bởi khu hoa viên có nhà rông cao vút, các bức tượng được tạo nên bằng rễ cây, mang bản sắc văn hóa riêng của đồng bào các dân tộc. Du khách có thể tham quan trong khuôn viên nhà thờ, cơ sở dệt thổ cẩm chính người dân tộc bản địa và uống rượu dâu, rượu nho do các nữ tu sỹ chế biến. Nhà thờ gỗ Kontum ngoài giá trị về kiến trúc văn hóa, còn là nơi hấp dẫn du khách bởi các yếu tố nhân văn. http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01218.jpg Cu tí trước nhà thờ gổ http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01219.jpg Uy nghiêm http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01220.jpg http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01222.jpg Bên trong nhà thờ gỗ Kontum Khi bước vào bên trong nhà thờ, du khách sẽ ấn tượng với phòng trưng bày, tại đây du khách sẽ được giới thiệu về phong tục, tập quán của các dân tộc anh em, bên trái là phòng cầu nguyện nhỏ trang nghiêm. Không bêtông cốt thép, không một chút vôi vữa, chất liệu để xây cất nhà thờ hoàn toàn bằng gỗ tốt nhất thời bấy giờ, trong đó gỗ cà chít chiếm số lượng nhiều nhất. Ngoài ra, các bức tường của nhà thờ đều được xây bằng đất trộn rơm, một kiểu làm nhà truyền thống của người miền Trung. Thế nhưng, dù hơn một thế kỷ trôi qua ngôi thánh đường vẫn vững vàng, bền đẹp với thời gian. http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01224.jpg Được xem là di tích cổ và đẹp nhất, Nhà thờ Chánh tòa Kon Tum với tên gọi gần gũi là Nhà thờ Gỗ luôn là niềm tự hào của những người con Tây Nguyên. http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01226.jpg Nhà thờ Gỗ là một công trình kiến trúc độc đáo mang tính nghệ thuật cao, được thiết kế hoàn mỹ theo kiểu Roman kết hợp với kiến trúc nhà sàn của người Ba Na. Chính vì thế, có thể nói công trình là sự hội tụ tinh hoa của nét văn hóa Tây Nguyên và phong cách Châu Âu. Và điều kỳ diệu hơn là nhà thờ này được dựng lên hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, bàn tay tài hoa của các nghệ nhân từ Bình Định, Quảng Nam và cả từ miền Bắc vào đã làm nên điều diệu kỳ đó. |
Ánh sáng bắt đầu dịu lại, anh em ới nhau đi uống nước mía KonTum, đúng thật là ngon, nước mía nơi đây ngon nhất từ trước tới giờ em được uống. Chia tay anh em vespa Kon Tum, chia tay Kon Tum, hẹn một ngày gặp lại gần đây. Cả nhóm trở về Pleiku với nhiều niềm vui.
Tối đó em và Quang cà phê trên khách sạn Hoàng Anh Gia Lai, nơi đây có thể phóng tầm mắt ngắm Phố Núi về đêm thật tuyệt. http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01246.jpg Biểu tượng TP Pleiku http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01245.jpg Phố núi về đêm Trời đã về khuya em quay về khách sạn làm một giấc ngon lành. Sáng sớm hôm sau trước khi trả phòng khách sạn em và Quang chạy ra hồ Đức An cà phê chia tay với anh em Vespa Gia Lai. http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01248.jpg Tạm biệt Pleiku, tạm biệt những chiến hữu cùng một niềm đam mê Thẳng tiến Buôn Mê Thuột cu Tí ơi - cung đường Gia Lai - BMT có rừng thông 2 bên là đẹp nhất |
Mãi mê chụp ảnh ^_^ nên chạy từ từ tìm góc đẹp mà chụp.
Chuyến trở về BMT kỳ này em chạy cu Tí, 2 bạn em thì đi Sprint, do mãi mê chụp ảnh nên 2 bạn kia đã bỏ em khá xa. Chụp vài tấm ảnh em liền đuổi theo, gần bắt kịp thì ... hỡi ôi. Bánh sau đảo liên hồi, em tấp nhanh vô lề liền và cảnh tượng như thế này. :(( http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01249.jpg Xẹp lép - cán đinh rồi Và hung thủ đây Thay bánh sơ cua vào, alo cho 2 bạn uống nước chờ em lên. Gặp 2 bạn tại quán nước |
Sắp tới Buôn Mê Thuột thì trời đổ cơn mưa, may là vô nhà Dì của anh bạn đi chung vừa kịp lúc không là ướt như mèo rồi ^_^.
Tối đó em giao lưu với anh em Buôn Mê rồi về nghĩ dưỡng sức ngày mai đi chơi Buôn Đôn. Ở BMT thì quán cà phê thì ko đếm xuể, với hàng trăm loại cà phê được pha mỗi nơi đều theo phong cách riêng, em được bạn đưa tới quán cà phê Chuông Đá (ông chủ ở đây sưu tầm rất nhiều đồ cổ độc và hại - cái mà em rất thích ). Cảnh quang xung quanh quán http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01282.jpg Lối lên lầu http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01283.jpg Nhiều pho tượng lạ mắt http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01284.jpg Cây gỗ hóa thạch http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01286.jpg http://i187.photobucket.com/albums/x82/catiung/vuon.jpg Cây rừng |
http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01309.jpg Nhánh lan rừng http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01302.jpg Lối đi uốn lượn Có 1 thứ đặc biệt đó là nhà dài Ê Đê được chủ nhân quán Chuông Đá sưu tầm, nghe đâu đó là cái duyên mới sở hữu được nhà dài và các đồ dùng bên trong căn nhà - toàn là nguyên bản ^_^ . Nhà dài của người Ê Đê có kết cấu kiểu nhà sàn thấp, dài thường từ 15m đến hơn 100m tùy theo gia đình nhiều người hay ít người. Nó là ngôi nhà lớn của nhiều thế hệ sống chung như một đại gia đình và là nét đặc trưng của chế độ mẫu hệ của người Ê Đê Người Ê đê không có nhà rông(của người Gia Rai, Ba Na...) hay như nhà Gươl(của người Cơ Tu) như các dân tộc khác ở Tây nguyên, ngôi nhà chung của buôn cũng là một ngôi nhà dài truyền thống nhưng to đẹp và hoành tráng hơn. http://i187.photobucket.com/albums/x...toc_hoc_19.jpg Nhà dài phục dựng trong Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. và đây là nhà dài ở quán Chuông Đá http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01301.jpg Cầu thang trang trí hinh nhũ hoa và mặt trăng lưỡi liềm. Đặc điểm chính của nhà dài Ê Đê là thường rất dài vì là nơi ở chung có khi của cả một dòng họ và thường xuyên được nối dài thêm mỗi khi một thành viên nữ trong gia đình xây dựng gia thất. Vì vậy có những huyền thoại nhà dài như tiếng chiêng ngân bởi vì đứng ở đầu nhà đánh chiếng thì cuối nhà chỉ còn nghe rất nhỏ, ra khỏi là mất luôn, không còn nghe thấy gì nữa. Nhà dài truyền thống thường được xây dựng bằng vật liệu gỗ, tre, nứa lợp mái tranh. Nhà có kết cấu cột kèo bằng gỗ tốt có sức chịu đựng dãi dầu cùng năm tháng. Các đà ngang, đòn dông luôn luôn bám nguyên tắc được đẽo hoàn toàn bằng tay, từ những cây gỗ nguyên vẹn dài có thể tới trên chục mét; đếm chúng, ta có thể biết nhà đã có thêm bao nhiêu lần được nối dài. Những lần nối dài thường là khi trong nhà có một thành viên nữ xây dựng gia thất vì người Ê Đê theo chế độ mẫu hệ, người con trai khi lấy vợ sẽ đến ở nhà vợ và không có quyền hành gì. Nhà được thưng vách và lót sàn bằng các phên nứa đập nát; mái lợp cỏ tranh đánh rất dày, trên 20cm, thường chỉ làm một lần và sử dụng vĩnh viễn không phải lợp lại. Đỉnh mái cách sàn nhà chừng 4-5 m. Gầm sàn cao khoảng hơn 1m trước đây luôn được dùng làm nơi nuôi nhốt trâu, bò, lợn, gà nên rất mất vệ sinh, sau này đã bỏ dần tuy nhiên có một số nơi vẫn theo phong tục cũ này. Khi làm nhà mới, người Ê Đê rất kiêng không bao giờ dùng lại gỗ nhà cũ mà thường đốt bỏ, tuy nhiên ngày nay phong tục này chỉ còn tồn tại ở các vùng sâu gần rừng nơi còn dễ kiếm gỗ làm nhà. Những đặc trưng của nhà Ê Đê là: hình thức của thang, cột sàn và cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt. Đặt biệt là ở hai phần. Nửa đằng cửa chính gọi là Gah là nơi tiếp khách, sinh hoạt chung của cả nhà dài là nơi chứa các vật dụng như bếp chủ, ghế khách, ghế chủ, ghế dài (Kpan) có thể dài tới 20m được đẽo từ những thân cây rừng nguyên vẹn kể cả chân, trên vách có treo cồng chiêng ... nửa còn lại gọi là Ôk là bếp đặt chỗ nấu ăn chung và là chỗ ở của các đôi vợ chồng, chia đôi theo chiều dọc, phần về bên trái được coi là "trên" chia thành nhiều gian nhỏ. Phần về bên phải là hàng lang để đi lại, về phía cuối là nơi đặt bếp lửa... Nguyên bản trước đây bếp lửa của người Ê Đê thường được đặt trực tiếp trên sàn, họ đóng một khung vuông bằng gỗ cao khoảng 10 cm, đổ đất nện, sau đó đốt lửa trên đó cả ngày với mục đích giữ lửa và để chống muỗi và các loại côn trùng khác. http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01300.jpg Ghế dài- Kpan được dùng để các cụ già ngồi đánh cồng chiên Người Ê Đê có tập quán là khi đi ngủ thì đầu quay về hướng Đông và chân quay về hướng Tây. Do đó nhà dài theo hướng Bắc Nam. Chỗ ngủ được ngăn đơn giản bằng những thành tre làm nhiều ngăn. Ngăn đầu tiên là ngăn của vợ chồng chủ nhà, tiếp theo là ngăn người con gái chưa lấy chồng, sau đó đến các ngăn của vợ chống những người con gái đã lấy chồng, cuối cùng là ngăn dành cho khách. Mỗi đầu nhà có một sân sàn. Sân sàn ở phía cửa chính được gọi là sân khách. Muốn vào nhà phải qua sân sàn. Nhà càng khá giả thì sân khách càng rộng, khang trang. Cầu thang nhà của người Ê Đê luôn được đẽo bằng tay và thường được trang trí bằng hình hai nhũ hoa (trông thể hiện tín ngưỡng phồn thực rõ rệt của người Ê Đê) và hình trăng khuyết. Các cột, kèo thường đẽo gọt, trang trí bằng hình ảnh các con vật như voi, ba ba, kì đà... Cũng như cầu thang, các vật trang trí này luôn được đẽo bằng tay với cây rìu truyền thống. Hiện tại, cuộc sống hiện đại phần nào đã ảnh hưởng đến phong tục, tập quán, bản sắc của người dân tộc thiểu số vả lại nguyên liệu gỗ cũng không còn dễ kiếm như trước nữa nên tuy các ngôi nhà dài vẫn còn chiếm số lượng lớn trong các buôn làng nhưng những ngôi nhà thực sự dài (30m trở lên) ngày càng thêm vắng bóng. Ở Khu Du lịch thác Bảy nhánh ở Bản Đôn Đắk lắk còn có một ngôi nhà dài trên 100m được phục dựng rất quy mô và tôn trọng các nét truyền thống, đang được xem là nhà dài nhất Đắk Lắk và cả nước hiện nay. |
http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01291.jpg Thuyền độc mộc để dưới nhà dài Thuyền độc mộc được đục từ một thân cây lớn gỗ lớn nguyên vẹn, thường là những loại cây gỗ chịu nước và có tỉ trọng nhỏ so với nước như gỗ sao... Người chế tác dùng rìu đẽo rỗng phần ruột cây và tạo hình thuyền theo hình dáng định sẵn; trước khi các vật dụng bằng kim loại được chế tạo, thân cây được đục rỗng bằng cách đốt. Thường là mỗi dân tộc lại có một kiểu thuyền truyền thống. Làm thuyền độc mộc rất khó vì phần vỏ phải mỏng nhưng thuyền vẫn phải chắc để có thể chịu đựng sức đập của các thác, các sóng (đặc biệt là sóng biển) vì vậy cần có sự khéo tay và tỷ mỉ, kì công nên ít người làm được. Hiện nay cây gỗ lớn, thích hợp ngày càng khó kiếm nên việc làm thuyền cũng trở nên hiếm hoi. Và cái tên của quán là đây http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01290.jpg Chuông đá - khi gỏ đầu này tảng đá thì đầu kia ngân ra như tiếng chuông. Sau khi đi 1 vòng tham quan em quay lại bàn làm 1 ly cà phê nguyên chất không tẩm ướp ( hehe công nhận ko tẩm ướp nó ko cóa ngon ). http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01295.jpg Bạn em đang say mê với trò chơi mua tại quán http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01311.jpg Kthung - làm bằng gổ Sao có đường kính 1m4 ( ước đoán khoảng 1000 năm tuổi ) - mí cái chưn là dính liền với mặt bàn luôn đó 2 người bạn BMT mà em rất mến http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01288.jpg Sami và Quang http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01303.jpg Một thoáng Ban Mê |
Rời quán cà phê Chuông Đá, nhóm chúng em thẳng tiến Buôn Đôn. Cu Tí gánh em và anh bạn Gia Lai. Sáng sớm này mang cái ruột xe đi vá mới biết cái ruột xe đã nát bét, phải chờ ông thợ đi mua, nên liều đi Buôn Đôn mà ko có bánh xe dự phòng. Và điều gì tới nó đã tới...http://vespafriends.com/forum/images/smilies/084.gif
http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01313.jpg Em phải vật cu tí ra mà tháo bánh huhuhu http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01312.jpg Trái ngược tâm trí rối bời của em là nụ cười của Samihttp://vespafriends.com/forum/images/smilies/052.gif Anh bạn Gia Lai là người tháo bánh ra và xem xét cái ruột xe, nó cũng nát bét. Trước tình thế này thì ko còn ruột xe để thay, và phải đè con Sprint ra mà cướp ruột thoai hehehe . http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01314.jpg anh bạn Gia Lai đang thao tác lắp ruột xe vào. http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01315.jpg Cả nhóm uống nước mía giải tỏa cơn nóng trước khi vào Buôn Đôn |
Bản Đôn là một địa danh nổi tiếng của Việt Nam, cũng được nhiều người trên thế giới biết đến như là một nơi có truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Bản Đôn trước đây đã từng là thủ phủ của tỉnh Đắk Lắk, sau này để tiện cho việc phát triển kinh tế xã hội và để chiếm giữ một vị trí an ninh quốc phòng chiến lược, người Pháp đã cho dời cơ quan hành chính về Buôn Ma Thuột.
Hiện tại, Bản Đôn chỉ còn là một địa điểm du lịch nằm trên địa bàn xã EaWer, huyện Buôn Đôn của Đắk Lắk; cách Buôn Ma Thuột 40 km theo hướng tỉnh lộ 1 về phía Tây Bắc. http://i187.photobucket.com/albums/x...ok_Ban_Don.jpg Voi đưa khách tham quan trên sông Serepôk Bản Đôn là cách gọi của người Lào còn người Êđê và M'nông thì gọi là Buôn Đôn Bản Đôn theo tiếng Lào (sắc dân chiếm đa số ở đây khi còn sơ khai) có nghĩa là "Làng Đảo" nghĩa là một ngôi làng được xây dựng trên một ốc đảo của sông Sêrepôk. Đây từng là một trong những điểm giao thương quan trọng của 3 nước Đông Dương ngày xưa trên tuyến đường sông. Người Lào khi ấy, trong lúc ngược dòng sông buôn bán, bắt gặp mảnh đất này đã bị quyến rũ và ở lại cùng người Ê Đê bản địa xây dựng lên ở đây một ngôi làng trù phú đầy bản sắc. Hiện tại, Bản Đôn chính là cách gọi chung để chỉ hệ thống cụm du lịch của huyện Buôn Đôn gồm các khu du lịch thác Bảy Nhánh, vườn quốc gia Yok Đôn, khu du lịch Cầu treo, hồ Đăk Min, vườn cảnh Trohbư... http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01316.jpg Đường vào cầu treo buôn đôn http://i187.photobucket.com/albums/x...Bandon03-2.jpg Cầu treo buôn Đôn Cầu treo buôn Đôn là một cây cầu treo thô sơ bằng vật liệu tre nứa để phục vụ nhu cầu du lịch và cũng là tên một địa danh du lịch nổi tiếng của Bản Đôn. Đây là một cây cầu du lịch được làm bằng vật liệu tre, nứa, song, mây có gia cố thêm cáp sắt. Cầu được bắt trên một cây gừa cổ thụ khổng lồ hàng trăm năm tuổi, mọc ven bờ sông Serepôk đoạn chảy qua Bản Đôn và trùm qua một đảo nhỏ giữa dòng Serepôk. Tán cây bao trùm một diện tích tới trên một ha đất với nhiều gốc do các đoạn rễ phụ tạo thành nên trông rất lạ mắt. Cây cầu dài chừng 1 km, với nhiều phân đoạn gắn kết hài hòa với một hệ thống sàn nghỉ, nhà hàng gia công bằng gỗ cũng hoàn toàn nằn trên cây. Khi đến đây, khách tham quan có thể đi trên cầu để hưởng cái cảm giác lắc lư theo nhịp chân hoặc nghỉ trên các sàn gỗ lơ lửng trên cây giữa dòng sông; thưởng thức món cơm lam, gà nướng Bản Đôn... http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01317.jpg Sami(BMT) và đô đốc (Gia Lai ) http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01319.jpg ý chời ơi cầu nì hôm qua mới sập nè http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01337.jpg cô bạn BMT mới quen |
http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01325.jpg Giặt đồ bên nhánh sông nhỏ Mấy đứa trẻ tắm sông rất ư là nguy hiểm http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01329.jpg http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01330.jpg http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01331.jpg http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01332.jpg Cầu treo được gắn từ cái trụ như vầy http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01338.jpg Cả nhóm làm 1 tấm tập thể |
Trích:
|
@anh Mobinam: Dân tộc nhân trên đây bây giờ (1 số ít - do ở gần khu du lịch) cũng mặc đồ như người ở miền xuôi mình.hihihi Riêng người phụ nữ này là bà bán quán trong khu du lịch Buôn Đôn(dân tộc Kinh)hihihi.
Túc tiệp, trong lúc chờ dọn bia với mồi. http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01340.jpg Trò chơi này làm cho Quang ngẩn ngơ Đây là bộ trò chơi mua ở quán Cà phê Chuông Đá, gồm 6 mảnh ghép được ghép lại với nhau tạo thành một khối liên kết vững chắc. Bạn hãy thử tháo gỡ 6 mảnh ghép này ra xem thế nào? Đơn giản? Khó? Và lắp ghép lại thành hình dáng bạn đầu, không đơn giản một chút nào đúng không?hihihi http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01359.jpg 6 mảnh ghép tháo rời Trò chơi trí tuệ này đòi hỏi bạn phải tập trung suy nghĩ, phân tích các thao tác để ghép đúng vị trí của từng mảnh ghép. Sau khi hoàn thành xong việc lắp ghép 6 mảnh này bạn sẽ thấy tinh thần sảng khoái hơn, giúp bạn làm việc, học tập có hiệu quả hơn. http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01360.jpg Đây là quà của anh bạn Gia Lai tặng em ^^ Nói gì thì nói, đói quá chừng roài. Ah đồ ăn tới roàihttp://vespafriends.com/forum/images/smilies/082.gif http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01341.jpg Gà nướng Bản Đôn là một món ăn dân dã nay đã trở thành món đặc sản không thể không thưởng thức với du khách khi đến với Bản Đôn. Nó được chế biến từ gà nuôi thả vườn được nướng tay và không ướp bất cứ một gia vị gì; khi ăn được chấm với muối sả và ớt. http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01343.jpg Được ăn kèm với cơm Lam thì tuyệt cú meo meo. Có thêm tô canh chua cá Lăng nữa . |
Vừa ăn vừa giao ly, tới chiều thì cả nhóm chia tay Bản Đôn, em vừa kịp mua 1 món quà tặng cho bạn gái ở nhà. hí hí hí
http://i187.photobucket.com/albums/x...g/DSC01355.jpg Cặp nhẫn lông voi Chúng ta từng nghe nói nhiều về những chú voi đáng yêu ở Buôn Đôn, Đắk Lắk nhưng ít biết đến sự "kỳ diệu" về những chiếc lông đuôi voi ở đây. Có du khách tâm sự, đi Tây Nguyên mà không mua được lông đuôi voi thì mất điều may mắn? Tin đồn nhiều điều "kỳ diệu" về lông đuôi voi Buôn Đôn đã khiến cho món hàng "độc" này đắt đỏ hơn vàng... http://i187.photobucket.com/albums/x...36_079voi2.jpg Một ông chủ voi ở Bản Đôn đang khoe những chiếc lông đuôi voi màu trắng quý giá. Ảnh: Tiền Phong Chuyện niềm tin hạnh phúc duyên tình từ chiếc lông đuôi voi cũng có giai thoại kể rằng, ngày xưa có đôi trai gái làng yêu thương nhau đắm say nhưng bị ngăn cản bởi mâu thuẫn giữa hai làng nên họ không thể lấy nhau được. Chàng trai nghĩ đến việc nhờ vị thần to lớn nhất ở núi rừng Tây Nguyên là thần Nguăch Ngual (Thần voi) giúp đỡ để hai người được nên nghĩa vợ chồng. Lời cầu xin của chàng trai đã được “Thần voi” giúp đỡ và tặng cho một chiếc lông đuôi voi để về tặng lại cho người yêu và từ đó hai người đã vượt qua được mọi trở ngại, đến với nhau chung sống cho đến “đầu bạc, răng long”. Từ đó có chuyện kể rằng chiếc lông đuôi voi như “bùa” yêu và sự may mắn... Theo các bậc trưởng lão ở Buôn Đôn kể lại rằng, “tình cảm” giữa những “ông tượng” với “bà tượng” (voi đực và voi cái) thường rất khăng khít với nhau trọn đời một khi đã “kết nhau”. Ở Buôn Đôn có một con voi cái của gia đình Y Tep “yêu” một con voi đực cùng buôn từ khi còn nhỏ nên suốt đời chỉ chịu sinh con với voi đực yêu thích. Có thời gian voi đực bị bán cho một người ở buôn khác nhưng đến mùa sinh sản voi cái và voi đực cũng vượt rừng tìm đến nhau. Ở Buôn Đôn cũng có nhiều chú voi khi đã có con với nhau, nhưng nếu vì voi đực hoặc voi cái bị bán đi xa không tìm thấy thì voi cái ấy quyết không có con với những chú voi đực khác... Có lẽ vì thế mà người dân M"Nông ở Buôn Đôn quan niệm lông đuôi voi không chỉ đem lại sự may mắn, mà đó còn là tượng trưng cho lòng chung thủy. |
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 02:33 AM. |
Powered by: vBulletin v3.x.x
Copyright ©2000-2025, Jelsoft Enterprises Ltd.