![]() |
TIỀN GIANG - Hoàng hôn trên cầu Mỹ Thuận
Lúc đầu mình có nhầm cầu Mỹ Thuận một nửa thuộc Tiền Giang, một nửa thuộc Vĩnh Long :lol: , nhưng thực ra, cầu Mỹ thuận được tính là của Tiền Giang.
4/10/2008 - nhân đi đám nói Huy - Kiều, vì có việc riêng không thể ở lại với anh em để đi Trà Vinh, mình với bạn Road cặm cụi chở nhau về khi đã chiều muộn. Trời xầm xì muốn mưa suốt từ lúc bắt đầu đi khỏi Trà Ôn, nhưng thật bất ngờ, khi qua Mỹ Thuận, đúng vào lúc mặt trời ló ra khỏi mây, tỏa ánh hoàng hôn đỏ rực xuống ngã ba sông Tiền thật nên thơ vô cùng http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_1450.jpg Mặt trời đỏ ối bất chợt hiện ra dưới quầng mây http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_1452.jpg Vội chụp, khi chưa kịp băng qua bên kia cầu http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_1454.jpg Nhưng rất nhanh, mặt trời bắt đầu lặn http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_1455.jpg Hoàng hôn trên ngã ba sông (thực ra, có hòn cù lao ở giữa lòng sông) http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_1457.jpg http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_1458.jpg http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_1459.jpg http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_1460.jpg Mặt trời tiếp tục xuống http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_1462.jpg http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_1463.jpg Và đã chìm hẳn xuống dưới đường chân trời http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_1469.jpg http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_1474.jpg http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_1480.jpg Mặt trời vừa lặn, đến lượt mây khoe sắc trong hoàng hôn http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_1481.jpg Màn đêm đã đến http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_1483.jpg Chẳng lẽ lại không có ảnh cầu Mỹ Thuận - mặc dù chụp quá tệ. |
Re: TIỀN GIANG - Hoàng hôn trên cầu Mỹ Thuận
woot woot... đẹp, lãng mạn, a tun ơi... ai mà single, alone thì thêm cảm giác bùn nữa... ví dụ như iem...hcihci
|
Re: TIỀN GIANG - Hoàng hôn trên cầu Mỹ Thuận
Tự Delete: vì vi phạm nội quy đchuyên mục
|
Re: TIỀN GIANG - Hoàng hôn trên cầu Mỹ Thuận
Hình chụp đẹp wá...Ước gì có dịp em cũng được ở trên cầu Mỹ Thuận ngắm hoàng hôn nhỉ...
|
Re: TIỀN GIANG - Hoàng hôn trên cầu Mỹ Thuận
Tiền Giang là một tỉnh nằm trong dồng bằng sông Cửu Long, nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền, mặt Đông giáp với biển Đông, phía Tây giáp Đồng Tháp, phía Nam giáp Bến Tre và Vĩnh Long, phía Bắc và Đông Bắc giáp với Long An và Sài Gòn.
Đến Tiền Giang, có khá nhiều địa điểm du lịch để khám phá : Biển Gò Công, chùa Vĩnh Tràng, cù lao Ngũ Hiệp, cù lao Thới Sơn, di tích Rạch Gầm - Xoài Mút, di tích Gò Thành, lăng Trương Định, trại rắn Đồng Tâm, tp.Mỹ Tho,... Thành phố Mỹ Tho nằm ở bờ Bắc hạ lưu sông Tiền, có lịch sử hình thành khá sớm (so với các đô thị khác ở đồng bằng sông Cửu Long). Mỹ Tho được hình thành vào năm 1679, do một nhóm người Minh Hương được Chúa Nguyễn cho phép được định cư ở vùng đất mới này, trong đó có Dương Ngạn Địch đứng ra lập nên Mỹ Tho đại phố (làng Mỹ Chánh, huyện Kiến Hòa xưa), trải dài đến khu vực xã Mỹ Phong hiện nay.Sau đó rất nhiều làng xã mọc lên xung quanh khu vực Mỹ Tho. Vào thế kỷ 17, Mỹ Tho cùng với Cù lao Phố (Biên Hòa) là hai trung tâm thương mại lớn nhất Nam Bộ.Năm 1772, Mỹ Tho thuộc đạo Trường Đồn, năm 1779, đạo Trường Đồn được nâng lên thành dinh Trường Đồn, đến năm 1781 được đổi thành dinh Trấn Định.Năm 1792, chúa Nguyễn cho dời lỵ sở dinh Trấn Định về chợ Mỹ Tho (thuộc thôn Mỹ Chánh - khu vực chợ cũ, thuộc phường 2,3 và 8 ngày nay), và cũng tại đây, chúa Nguyễn cho xây thành Trấn Định dựa trên họa đồ kiến trúc của ông Trần Văn Học. Năm 1826, vua Minh Mạng cho dời lỵ sở dinh Trấn Định về bờ tây sông Bảo Định (nay thuộc phường 1,4 và 7), phủ Kiến An, tỉnh Định Tường.Mỹ Tho luôn là tỉnh lỵ của tỉnh Định Tường, cho đến năm 1900, trở thành tỉnh lỵ tỉnh Mỹ Tho, khi tỉnh này được thành lập. Ngày xưa, đã từng có tuyến đường sắt dài 71km nối Sài Gòn với Mỹ Tho, được khánh thành ngày 20 tháng 7 năm 1885, nhưng đã bị phá hỏng trong thời kỳ chống Pháp.Ngày nay dọc Quốc lộ 1 về miền Tây, đâu đó vẫn còn lại phế tích của những cây cầu đường sắt ngày xưa. Năm 1956, chính quyền Viêt Nam Cộng hòa đã giải thể thị xã Mỹ tho, lập lại tỉnh Định Tường, nhập địa bàn Mỹ Tho vào xã Điền Hòa. Tháng 9 năm 1970, lại cải xã Điền Hòa thành Thị xã Mỹ Tho. Cuối năm 1976, Mặt trân Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã nâng cấp Mỹ Tho lên thành phố Mỹ Tho, trực thuộc khu 8. Từ năm 1976 đến năm 2005, Mỹ Tho được công nhận là thành phố cấp 3, từ năm 2005 đến nay, được công nhận là thành phố cấp 2. Theo Wikipedia |
Re: TIỀN GIANG - Hoàng hôn trên cầu Mỹ Thuận
tấm này em chụp trong chuyến đi trước:
http://i238.photobucket.com/albums/f...i/_MG_0169.jpg Cầu Mỹ Thuận ở một góc nhìn khác. |
Re: TIỀN GIANG - Hoàng hôn trên cầu Mỹ Thuận
wow anh tunbo nghiên cứu kỹ về quê hương Tiền Giang wé ta hihihi.... hoàn toàn chính xác... sao mình ngưỡng mộ anh ấy quá ta ơiiiii....
cảnh cầu Mỹ Thuận cũng thật đẹp, tuy em o Mỹ Tho - TG nhưng cũng chưa từng đi đến cầu MT nữa đó, hôm nay mới đc ngăm nhìn nó về hoàng hôn... À anh có nghe nói đến cầu Bến Tre chưa (bắt ngang từ Mỹ Tho qua Bến Tre đó anh, em nghĩ khi hoàn thiện sẽ ăn đứt Mỹ Thuận luôn đó, và nhất là buổi mặt trời lên, em đã từng ngắm rồi nhưng mà chỉ ở trên phà lúc ở Bến Tre về My Tho thui.... AE có dịp đi 1 tuor về Bến Tre sẽ thấy hí hí.... |
Re: TIỀN GIANG - Hoàng hôn trên cầu Mỹ Thuận
Trích:
Giữa sông Tiền và sông Hậu, thì sông Hậu là con song trẻ hơn, dòng nước chảy thẳng và nhanh hơn.Còn sông Tiền nước chảy chậm hơn, dòng sông quanh co uốn khúc, có nhiều cù lao lớn giữa dòng.Do dòng sông uốn khúc, nhiều cù lao, nước chảy chậm, nên hai bên bờ được bồi đắp rất nhiều phù sa màu mỡ. Xung quanh khu vực Mỹ Tho, làng mạc trù phú, cây trái tốt tươi. (Không phải đồng bằng sông Cửu Long ở đâu cũng được như vậy) |
Re: TIỀN GIANG - Hoàng hôn trên cầu Mỹ Thuận
Trích:
Em té đây, ko lại bị ném đá vỡ mặt mất. :mrgreen: :mrgreen: :mrgreen: |
Re: TIỀN GIANG - Hoàng hôn trên cầu Mỹ Thuận
Nhắc tới đất Tiền Giang, không thể không nhắc tới hai chuyện : Trận chiến Rạch Gầm - Xoài Mút, nơi Quang Trung đại phá liên quân Xiêm - Nguyễn năm 1785; và về người anh hùng dân tộc, Bình Tây đại nguyên soái Trương Định, thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp ở Nam Bộ giữa thế kỷ 18.
Về trận chiến Rạch Gầm - Xoài Mút : Tháng 2/1784, Nguyễn Ánh chạy sang Bangkok cầu viện Xiêm La đánh Gia Định.Vào thời điểm 1784, vua Xiêm khi đó là Chakri I vốn đã có dã tâm dòm ngó sang các nước lân bang : Chân Lạp (Cambodia), Gia Định, ... Nhân cớ Nguyễn Ánh xin cầu viện, Chakri I bèn phái 2 tướng Chiêu Tăng, Chiêu Sương chia binh 2 ngả tiến đánh quân Tây Sơn ở Gia Định.Mũi thủy quân gồm 300 tàu chiến và 2 vạn quân, vượt qua vịnh Thái Lan đổ bộ vào Rạch Giá; Cánh quân bộ gồm 3 vạn quân tiến qua Chân Lạp, với ý đồ tạo 2 gọng kìm đánh kẹp vào Gia Định.Quân của Nguyễn Ánh cũng theo chân cánh thủy binh Xiêm La về nước. Lúc ấy, quân Tây Sơn đóng ở Gia Định, do phò mã Trương Văn Đa chỉ huy, có khoảng vài ngàn quân. Tháng 7/1784, quân Xiêm đổ bộ chiếm Kiên Giang , rồi đánh chiếm Trấn Giang (Cần Thơ), Trương Văn Đa mang thủy quân Tây Sơn từ Gia Định xuống Long Hồ.Cuối tháng 10/1784 Đa chạm trán quân Nguyễn trên sông Mân Thít do Châu Văn Tiếp chỉ huy, trận chiến diễn ra, Tiếp bị giết, tuy nhiên quân của Ánh và quân Xiêm kéo tới, Đa chống không nổi, phải thu quân và cấp báo tình hình về Quy Nhơn. Nhận được tin cấp báo, Nguyễn Huệ đem 5 vạn quân cấp tốc vào ứng cứu.Trong lúc đó, liên quân Xiêm - Nguyễn tiến vào sông Tiền, lập trại từ Trà Lọt (Cái Bè) đến Trà Tân (Cai Lậy) chuẩn bị tiến đánh Mỹ Tho. Trương Văn Đa vẫn cố thủ, giữ vững được Gia Định và Mỹ Tho.Huệ dẫn thủy quân theo đường biển vào Mỹ Tho đóng quân.Sau khi nắm bắt tình hình địch và xem xét địa thế sông ngòi ở khu vực Mỹ Tho, đã quyết định bày trận để diệt địch ở khúc sông giữa hai con rach : Rạch Gầm và rạch Xoài Mút.Khúc sông này dài chừng 7km, nằm cách Mỹ Tho khoảng 10 km về phía thượng nguồn sông Tiền.Trên đoạn sông này, có cù lao Thới Sơn, Huệ cho quân mai phục hai bên bờ và trên cù lao, bố trí pháo và hỏa hổ dọc hai bờ sông và trên cù lao, quân thủy giấu thuyền nhẹ ở các con rạch. Đêm 19, rạng ngày 20/1 năm 1785, lợi dụng thủy triều lên, Huệ cho quân Tây Sơn dùng chiến thuyền khiêu khích quân địch.Sau một hồi chiến đấu, quân Tây Sơn giả thua bỏ chạy, nhử địch đuổi theo.Hai tướng Xiêm trúng kế, dốc toàn lực đuổi theo quân Tây Sơn về hướng Mỹ Tho, và lọt vào trận địa mai phục của Nguyễn Huệ.Lập tức, pháo của Tây Sơn ở hai bên bờ và trên cù lao Thới Sơn cấp tập nã vào đội hình địch, hỏa hổ cũng liên tục khạc lửa vào quân Xiêm, thủy quân Tây Sơn ở hai đầu Rạch Gầm và Xoài Mút đánh ập lại, kẹp quân Xiêm - Nguyễn vào giữa.Tây Sơn lại dùng các thuyền nhỏ chứa chất dẫn lửa, cho đâm thẳng vào chiến hạm Xiêm.Quân Xiêm bị chia cắt, chặn đánh tơi bời, tàu chiến bị cháy, chìm toàn bộ, lính Xiêm chết đuối rất nhiều, thoát lên bộ thì bị quân bộ của Tây Sơn mai phục dọc hai bên bờ và trên cù lao đổ ra đánh giết. Kết quả, chưa đầy một ngày, toàn bộ 300 chiến thuyền quân Xiêm bị đánh đắm, 2 vạn quân, còn được vài ngàn, theo các con đường thượng đạo chạy trốn được về Xiêm.Nguyễn Ánh cùng tàn quân cũng chạy tứ tán và lần mò về lại được Xiêm, cánh quân bộ cũng bị quân Tây Sơn chặn đánh, không hỗ trợ gì được thủy quân. Trận chiến Rạch Gầm - Xoài Mút được coi là một trong những trận thủy chiến oanh liệt trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Ngày nay, khu di tích lịch sử Rạch Gầm - Xoài Mút nằm trên địa bàn xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, cáh Mỹ tho khoảng 10km - được khánh thành vào ngày 20/1/2005 nhân dịp kỷ niệm 200 năm chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút. Tổng hợp theo : - Wikipedia - http://www.tiengiang.gov.vn |
Vài góc khác vế cầu Mỹ Thuận
http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3632.jpg Cầu ... nghiêng?:teasing: (vì chụp qua cửa xe đang chạy) http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3636.jpg Xuống dốc về phía Cái Bè Thêm một hình ảnh yên bình của làng quê Tiền Giang http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3504.jpg Cai Lậy |
Góc chụp cầu Mỹ thuận hình #1 khá đẹp, tiếc là bị nghiêng...
|
cái tâm cầu nghiêng khs đẹp, bố trí góc 1 chút là ok, tuy nhiên chụp qua cửa xe thì không thể đòi hỏi nhiều đc.
|
Đã có hoàng hôn trên sông Tiền, giờ có bình minh trên đồng ruộng đất Tiền Giang :
http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3555.jpg Mặt Trời chưa ló rạng, nhưng đã hửng, đồng ruộng còn mờ sương http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3560.jpg http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3563.jpg Mặt trời bắt đầu lấp ló phía chân trời hướng Đông http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3570.jpg http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3571.jpg Và bắt đầu tỏa sáng rực rỡ trên cánh đồng, làng mạc http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3572.jpg Qua kẽ lá miệt vườn Cai Lậy |
Trích:
@Tunbo : Đang làm gì mà có góc chụp hay vậy? |
Cuối Thế kỷ XIX, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, trước sự nhượng bộ của triều đình Huế khi đó, chúng dần dần chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam bộ (cũ), rồi chiếm toàn bộ Nam kỳ lục tỉnh, … Ngay từ những ngày đầu của cuộc chiến, đất Định Tường xưa đã là một cái nôi kháng chiến chống Pháp, với nhiều tên tuổi lẫy lừng lưu danh sử sách. Trong số đó, nổi tiếng nhất là Bình Tây Đại Nguyên soái Trương Định. Vào một dịp khác thuận lợi, sẽ viết về cụ Trương Định, giờ hãy nói về một nhân vật khác cũng rất nổi tiếng - một người con của đất Định Tường - Tiền Giang : Anh hùng dân tộc - Thủ khoa Huân . Khác với Trương Định, Thủ khoa Huân xuất thân là một trí thức yêu nước, ba lần khởi nghĩa đánh Tây, ba lần thất bại, từng bị đi đày biệt xứ nhiều năm, và cuỗi cùng đã hy sinh ngay trên mảng đất quê hương.
Thủ khoa Huân tên thật là Nguyễn Hữu Huân, sinh năm 1830 ở thôn Tịnh Giang, huyện Kiến Hưng, phủ Kiến An, tỉnh Định Tường cũ, nay thuộc xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Thuở nhỏ nổi tiếng học giỏi, năm 1852, cụ đậu Thủ khoa kỳ thi Hương dưới triều vua Tự Đức (nên từ đó về sau thường được gọi là Thủ khoa Huân), và được bổ làm Giáo thụ phủ Kiến An (chức trông coi việc học). Năm 1858, giặc Pháp nổ súng xâm lược nước ta, và xâm chiếm Nam bộ, cụ từ bỏ chức Giáo thụ, từ biệt gia đình, liên kết với các sĩ phu yêu nước khác, chiêu mộ nghĩa binh chống giặc. Đến năm 1861, nghĩa quân hoạt động trên địa bàn từ Tân An đến Mỹ Tho, gây nhiều thiệt hại cho địch. Đầu năm 1862, chúng tổ chức đánh úp, bắt được Thủ khoa Huân, giải về Sài Gòn. Nhưng nhân lúc giặc sơ hở, cụ đã trốn thoát về vùng kháng chiến. Cũng năm 1862 (Nhâm Tuất) triều đình Huế đã ký kết Hòa ước Nhâm Tuất, nhượng ba tỉnh Đông Nam bộ cũ (trong đó có Định Tường) cho Pháp. Đầu năm 1863, Thủ khoa Huân cùng Thiên Hộ Dương (Võ Duy Dương) chiêu mộ nghĩa binh khởi nghĩa lần thứ hai. Hai người đã liên kết với Trương Định, hình thành một mặt trận chống Pháp trải dài từ Gò Công đến Thuộc Nhiêu(Cai Lậy) và Đồng Tháp Mười. Sau khi Trương Định tử tiết ở Gò Công, căn cứ Thuộc Nhiêu bị địch bao vây càn quét, Thủ khoa Huân và Thiên Hộ Dương rút về hoạt động tại An Giang (khi đó vẫn thuộc triều đình Huế). Giặc Pháp rất lo ngại, bèn gửi tối hậu thư, đòi viên quan đầu tỉnh An Giang lúc đó là Phan Khắc Thân phải giao nộp hai người, vin vào việc hai cụ vi phạm Hòa ước Nhâm Tuất. Sau đó Thiên Hộ Dương thoát về Đồng Tháp Mười tiếp tục kháng chiến, còn Thủ khoa Huân bị bắt ở An Giang. Án sát Phạm Hoàng Đạo hay tin, tâu lên vua Tự Đức, xin đưa ngay Thủ khoa Huân về Huế. Thế nhưng do áp lực của người Pháp, tháng 7 năm 1864, Tổng đốc Thân đã phớt lờ lệnh vua, bắt ông giao nộp cho thực dân. Vợ Thủ khoa Huân là bà Lê Thị Lộc đã làm đơn kiện viên quan đầu tỉnh An Giang về việc đã không tuân theo chiếu chỉ, đồng thời đòi Pháp phải thả ngay chồng mình. Ở Sài Gòn, dù Pháp đem mọi thứ ra dụ dỗ nhưng ông vẫn kiên quyết chối từ. Nghe chuyện bà Lộc kiện viên quan đầu tỉnh An Giang và đòi Pháp trả chồng, Thủ khoa Huân đã làm một bài thơ : Xem qua thư gửi rất kinh hoàng Nhi nữ chà chà cũng lớn gan Đơn bẩm cuối lòn loài bạch quỷ, Sân quỳ vất vả phận hồng nhan Bán mình đâu nệ phiền lòng sắt, Chuộc tội thà xin trọn nghĩa vàng Tiết khí dưới trần coi ít mặt, Cang thường càng chuộng gánh giang san. Cuối cùng, vào ngày 22 tháng 8 năm 1864, cụ bị kết án 10 năm tù khổ sai và bị đày đi Cayenne, là một thuộc địa của Pháp ở Nam Mỹ. về việc này, một số tài liệu, ngay cả trang web của tỉnh Tiền Giang lại nói rằng, cụ Thủ khoa Huân bị Pháp đày đi Reúnion thuộc châu Phi (là nơi sau này vua Thành Thái, vua Duy Tân cũng bị đi đày), nhưng việc cụ bị đi đày ở Cayenne thuộc Guyan ở Nam Mỹ có các tài liệu xưa ghi lại cụ thể. Sau gần 5 năm tù, ngày 4 tháng 2 năm 1869, Pháp cho lệnh ân xá và đưa cụ về quản thúc tại nhà Tổng đốc Đỗ Hữu Phương, đồng thời cử cụ làm giáo thọ dạy bảo "sinh đồ" ở Chợ Lớn với hy vọng lôi kéo cụ về phía họ, nhưng không thành. Năm 1873, Thủ khoa Huân bí mật trốn về Mỹ Tho, cùng Âu Dương Lân chiêu mộ nghĩa quân khởi nghĩa lần thứ ba, hoạt động kéo dài từ Mỹ Tho đến Mỹ Qúy – Cai Lậy. Lần này dân chúng đi theo cụ rất đông. Đầu năm 1875, thua trận ở Bình Cách, Thủ khoa Huân cùng tùy tùng là Đốc binh Hương về Chợ Gạo, dự định quá giang thuyền buôn ra Bình Thuận cầu viện. Nhưng đốc binh Hương bị Trần Bá Lộc mua chuộc, đã dẫn quân bắt Thủ khoa Huân ở Chợ Gạo ngày 15 tháng 05 năm 1875, rồi đem giam tại Mỹ Tho. Sau mấy ngày tìm đủ mọi cách dụ dỗ không được, ngày 19/5/1875 (nhằm ngày 14/4 âm lịch) thực dân Pháp đã kết án tử hình, và xử trảm Thủ khoa Huân ngay tại mảnh đất quê hương của cụ. Tấm gương yêu nước, bất khuất trước kẻ thù của Thủ khoa Huân mãi mãi còn lưu dấu trong sủ sách, nhân dân nhớ ơn, và tôn thờ cụ như một vị thần bảo trợ cho quê hương. |
Ban đầu, khi Pháp hành hình cụ xong, dân chúng lập đình thờ cụ ngay gần bãi xử trảm, ở vị trí gần trường tiểu học Mỹ Tịnh An ngày nay, sau, đến năm 1995, Sở Văn hóa thông tin Tiền Giang đã dời đình thờ Thủ khoa Huân về trong khuôn viên cạnh nơi đặt ngôi mộ của cụ từ năm 1875.
Từ Sài Gòn theo QL1A, qua Long An, qua khỏi thị xã Tân An chừng 8km, gần đến Tân Hiệp, sẽ thấy biển chỉ đường rẽ trái vào đình thờ Thủ khoa Huân. Từ quốc lộ 1, rẽ tay trái đúng 3km là tới cây cầu nhỏ, gọi là cầu (tài liệu gọi là)Cai Lộc (nhưng tôi hỏi mấy đứa trẻ đi học trên cầu, chúng lại bảo là cầu Mỹ Tịnh An). Lên lưng dốc cầu, có lỗi rẽ tay trái, đường nhỏ mát rợp bóng cây, hai bên là đồng ruộng, chạy đúng 500met thì thấy đình thờ cụ Thủ khoa Huân bên phải đường http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3639.jpg Cổng Đình thờ Thủ khoa Huân Hai bên cổng là hai câu thơ cụ làm ngay trước khi bị hành quyết http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3641.jpg Trụ cổng bên trái : Hai bên thiên hạ thấy hay không http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3642.jpg Trụ cổng bên phải : Một gánh cương thường, há phải gông http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3651.jpg Mặt trong cổng nhìn ra ngoài, hai trụ có hai dòng thơ nối tiếp : Oằn oại hai vai quân tử trúc Long lay một cổ trượng phu tòng Đó nguyên là 4 câu đầu của bài thơ tuyệt mệnh cụ Thủ khoa làm trước giờ bị hành hình. Ngày 19/5/1875, giặc Pháp bắt cụ đeo gông ngồi trên mui tàu, chạy xuôi theo dòng Bảo Định về vùng đất quê hương cụ để hành hình, chúng còn bắc loa sang hai bên bờ, kêu gọi nhân dân đến xem, nhưng dân chúng đã lập bàn thờ tế sống cụ suốt dọc đường, còn cụ Thủ khoa cổ đeo gông, ngồi trên mui tàu, đã khảng khái làm bài thơ tuyệt mệnh : Hai bên thiên hạ thấy hay không Một gánh cương thường, há phải gông Oằn oại hai vai quân tử trúc Long lay một cổ trượng phu tòng Sống về đất Bắc, danh còn rạng Thác ở thành Nam, tiếng bỏ không Thắng bại, doanh thâu trời khiến chịu "Phản thần", "đ éo mẹ" đứa cười ông |
Qua khỏi cổng đình, vào sân, bên tay trái có một bệ chữ nhật nằm song song với mặt tiền của đình, trên có đặt các chậu cây cố định bên phải cổng là một vườn hoa với nhiều cây bông giấy nở hoa tím thẫm. Dọc hai bên sân cũng đắp nổi hai bệ dài, trồng cây giống như bệ bên trái cổng
http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3655.jpg Bệ trồng cây bên trái cổng vào http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3657.jpg Bên phải cổng là vườn hoa giấy http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3659.jpg Bệ cây cảnh dọc sân, bên trái http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3658.jpg Bệ cây cảnh dọc sân, bên phải, phía sau là vườn hoa kéo dài từ tường rào mặt tiền dọc theo chiều dài sân đình thờ |
Cách thức trang trí mái cổng và mái đình tương đối giống nhau, kiểu 4 mái có uốn cong các góc mái. Giữa nóc mái là một bình Hồ lô, tượng trưng cho Thái Cực, hai bên có hai con rồng chầu, miệng ngậm hạt ngọc (nghe người coi đình nói thế, chứ zoom hết cỡ cũng chả thấy rõ hạt ngọc trong miệng rồng), hai con rồng tượng trưng cho Lưỡng Nghi. Bốn góc mái uốn cong, tạo thành bốn đao mái, có bốn con rồng xanh, tượng trưng cho Tứ Tượng. Riêng ngôi đình có hai tầng mái, nên có đến 8 con rồng ở các đao mái, tượng trưng cho Bát Quái, tuân theo nguyên tắc Kinh Dịch :
Thái Cự sinh Lưỡng Nghi Lưỡng Nghi sing Tứ Tượng Tứ Tượng sinh Bát Quái (Nhưng trên nóc mái đình, không hiểu sao chỉ có một con rồng, khi chụp hình phát hiện ra, thì ông từ coi đình lại đi đâu mất, không hỏi được) http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3645.jpg http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3647.jpg Hai con rồng "ngậm ngọc" chầu bên cái Hồ lô - nóc mái cổng http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3650.jpg Bốn đao mái đều đắp rồng http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3664.jpg Rồng xanh trên đao mái đình http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3666.jpg Đình có hai mái, nên có 8 đao mái, 8 con rồng http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3721.jpg Nóc mái đình chỉ có 1 con rồng chầu Hồ lô |
Từ cổng, đi qua khoảng sân rộng là đến ngôi đình. Đình thờ cụ Thủ khoa Huân tuy xây dựng đơn giản, nhưng trang nghiêm
http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3654.jpg Ngôi đình thờ, nhìn từ cổng chính Đình thờ gồm hai phần, phần không gian phía trước, gọi là Phương đình, là nơi tiếp khách và chuẩn bị hành lễ. Phần sau, tiếp nối với Phương đình, là điện thờ cụ Thủ khoa. http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3668.jpg http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3662.jpg Phương đình được dựng trên 16 cột tròn lớn nằm phía trước ngôi đình thờ http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3661.jpg Dùng làm nơi tiếp khách, và chuẩn bị hành lễ http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3670.jpg Ở đây có đặt một bàn thờ khá đơn giản (phía sau là điện thờ) |
Từ xa nhìn vào, đình thờ trông khá đơn giản, nhưng vào tân nơi, mới thấy không phải đình được xây dựng sơ sài. Hầu như tất cả các chi tiết bằng gỗ : vì, kèo, giằng,... đều được chạm khắc kín các họa tiết (tất nhiên những họa tiết này quả thực không quá phức tạp, nhưng dày đặc các chi tiết bằng gỗ của tòa đình)
http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3672.jpg Họa tiết khắc trên đà mái đao http://i203.photobucket.com/albums/a...IMG_3673-1.jpg Thanh đà lớn ở giữa có khắc chữ ẤT HỢI - ghi lại năm Đình được xây dựng tại đây - năm 1995 http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3680.jpg http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3678.jpg Hoa văn được chạm khắc rất nhiều http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3677.jpg Thanh đà cao nhất chạm hình Lưỡng long tranh châu, thanh đà thấp nhất chạm khắc năm dựng Đình : 1995, và các hoa văn họa tiết dày đặc http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3679.jpg Bức chạm đóng trên cửa chính điện, bên trên là tấm bằng công nhận Di tích lịch sử, văn hóa. |
Liền sau Phương đình là điện thờ cụ Thủ khoa Huân. Điện thờ gồm 3 gian Hữu ban (từ ngoài nhìn vào, nó nằm bên ... trái), Chính điện, và Tả ban (người ta gọi theo cách đứng trong điện nhìn ra ngoài). Cả ba gian điện đều đặt bàn thờ Anh hùng dân tộc - Thủ khoa Huân.
http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3682.jpg Hữu ban. Ở đây, lúc trước có đặt thờ tầm hình của cụ Thủ khoa - được vẽ(chắc thế, vẽ truyền thần) lúc còn khá trẻ, nhưng năm 2008 không hiểu sao lại bị cất đi http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3683.jpg "Quốc Thái Dân An" - bức đại tự chữ Hán ở Hữu ban http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3695.jpg Tả ban - bàn thờ bài trí khá giống với bên Hữu ban http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3696.jpg "Mưa Thuận Gió Hòa" - bức đại tự chữ Hán ở Tả ban Tả ban còn là nơi để cỗ kiệu rước và chiếc trống, được dùng vào những ngày cúng lễ. Trên bàn thờ Tả ban đặt hình của cụ lúc trung niên - nhưng hôm tôi đến viếng Đình, bức ảnh cụ (ở Tả ban) vẫn đang được đặt trên cỗ kiệu http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3697.jpg Ảnh thờ cụ Thủ khoa ở Tả ban - đang đặt trên cỗ kiệu. Vào ngày giỗ cụ (14/4 Âm lịch), người ta tổ chức lễ rước kiệu từ đình thờ ra nơi cụ bị hành quyết cách đó không xa. Vào ngày đó, có rất đông học sinh của trường Mỹ Tịnh An (sát nơi đình thờ cũ được xây dựng - cũng ở gần đó) mặc đồng phục xếp thành hai hàng dài, từ Phương đình ra cổng, ra đến đường. Ảnh thờ của cụ nơi Tả ban được rước vào cỗ kiệu (trên kiệu còn đặt một bát hương và một bộ chân đèn nhỏ), và được rước ra nơi ngày xưa cụ bị Pháp hành quyết (các đình thờ chừng 600m, ngay dốc bên kia của cây cầu Cai Lộc - Mỹ Tịnh An. Tại đó, các vị chức sắc (nghe nói là) của Sở Văn hóa thông tin, cùng các bậc lão niên địa phương sẽ tổ chức thắp nhang tế anh linh cụ đúng tại nơi cụ bỏ mình vì nước. http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3694.jpg Cỗ kiệu và chiếc trống dùng trong dịp lễ. Sinh thời, Thủ khoa Huân có làm thơ, khi bị đi đày ở Cayenne, cụ làm bài thơ Bị đày này (thường cụ không đặt tựa, nhưng sau này người ta "căn cứ" vào hoàn cảnh ra đời mà đặt tựa cho một số bài) Muôn việc cho hay bởi số trời Chiếc thân hồ hải biết bao nơi Mấy hồi tên đạn ra tay thử Ngàn dặm non sông dạo gót chơi Chén rượu Tân Đình nào luận tiệc Vần thơ cố quốc chẳng ra lời Cương Thường bởi biết, nên mang nặng Hễ đứng làm trai trả nợ đời Cũng trong những lúc bị tù đày, cụ còn làm bài thơ Tri kỷ Có ai tri kỷ, nhắn đôi lời Biết thú chi vui, rủ dạo chơi Chốn cũ phong lưu quen những thuở Cảnh này quyến thức nhắn không người Ở ăn tuy phải nương cùng tục Khó nhọc đà nên cực nỗi đời Hương hỏa ba sinh dầu chẳng toại Đừng đem hình dịch để trêu ngươi |
Chính điện là nơi đặt bàn thờ chính của cụ Thủ khoa
http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3684.jpg Phía trước là bộ lư, đèn và bức tượng bán thân cụ Thủ khoa Huân http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3692.jpg Sau bức tượng, sát tường là bức hình của cụ Từ ngoài nhìn vào, phía trái ban thờ đặt một tấm gỗ, khảm 4 câu đầu bài thơ Tuyệt mệnh của cụ http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3685.jpg Nửa đầu bài thơ Tuyệt mệnh Hai bên bức ảnh thờ có treo hai câu đối, cụ làm ngay trước khi thọ hình (trình bày kiểu giống ngoài trụ cổng). Khi tàu Pháp chở cụ đến pháp trường, cụ có yêu cầu bọn chúng cho người nhà mang vải, bút đến để cụ viết hai câu đối này http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3688.jpg Câu thứ nhất : HỮU CHÍ NAN THÂN KHÔNG UỔNG BÁCH NIÊN CHIÊU VẬT NGHỊ http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3687.jpg Câu thứ hai : DUY CÔNG BẤT TỰ DIỆT QUYÊN BẤT TỬ BÁO ÂN Bên trong, sát khuôn ảnh thờ, cũng là hai câu đó viết bằng chữ Hán. Hai câu này tạm dịch nghĩa là : Có chí khó giương ra, luống để trăm năm mang miệng thế Dẫu công không đạt được, cũng liều một chết báo ơn vua |
Trên tường, phía trên bức ảnh thờ, là bức đại tự chữ Hán
http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3686.jpg Bức đại tự có 4 chữ : THẦN LINH HIỂN HÁCH Trên cao, ở cây đà phía trên bàn thờ, có treo tấm gỗ chạm khắc 3 chữ Hán http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3690.jpg LONG HỔ HỘI http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3689.jpg http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3691.jpg Hai bên hông bàn thờ là hai giá binh khí bằng gỗ http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3698.jpg Hai cột trụ có đính các diềm gỗ khắc chạm hoa văn http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3699.jpg Mặt trước bàn thờ cũng chạm khắc hoa văn gỗ khá phức tạp |
Từ cổng nhìn vào, mộ cụ nằm bên phải tòa đình, nằm chênh chếch chứ không thẳng góc. Nghe ông từ coi đình kể rằng, đất này vốn là đất hương hỏa xưa của gia đình cụ, khi cụ mất, người nhà đưa về đây chôn cất (mộ cụ vẫn ở đây từ năm 1875), lúc trươc, dân lập đình ngay bên ngoài lộ, gần trường Mỹ Tịnh An bây giờ, sau Sở Văn hóa mua lại đất của gia đình cụ để đưa đình thờ về cạnh mộ cụ năm 1995.
http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3700.jpg Mộ Thủ khoa Huân nằm chếch bên phải tòa đình - nhìn từ cổng vào http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3701.jpg Toàn cảnh khu mộ http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3715.jpg http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3719.jpg http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3706.jpg Đình thờ bên cạnh khu mộ |
Ngày xưa, mộ cụ Thủ khoa chỉ được đắp bằng đất đơn giản, để tránh tai mắt Pháp, đầu thế kỷ XX, ông Trần Văn Thông - cháu ngoại của cụ - xây lại mộ bằng đá xanh. Bia mộ gồm 3 tảng đá xanh ghép lại, chia thành các phần : Chân bia, thân bia và mái bia.
Tảng đá chân bia có chạm khắc hoa lá Thân bia dày 40cm, rộng 1m cao 72cm, ba mặt có khắc chữ Hán Mái bia bằng đá đục giả ngói có 8 rãnh, chạm khắc hoa sen, chim Phượng khá đẹp. http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3703.jpg Mặt trước bia mộ http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3704.jpg Hai bên tạc hai câu đối : Bên phải : MÃ LIỆP TÀNG BẤT HỦ Bên trái : NGƯU MIÊN THẢO QUYẾT CƯ Chính giữa bia mộ là 3 hàng chữ Hán, một vị khách viếng đình đã dịch lại (và ông từ đã ghi lại) - Hàng giữa (chữ màu đỏ) : " Hoàng triều Định Tường giải nguyên, tính Nguyễn, tự Huân chi mộ" - tạm dịch : Mộ (ông) Nguyễn Huân, thủ khoa người Định Tường. - Bên phải (chữ màu xanh) : "Đinh Dậu kiết các tạo" - xây dựng năm Đinh Dậu (1933) - Bên trái : Nữ Nguyễn Thị Vạn - Nguyễn Thị Tánh lập thạch ( hai bà Nguyễn Thị Vạn, Nguyễn Thị Tánh là con gái cụ Huân) Về hai câu đối trên bia mộ, nghĩa tiếng Việt tạm dịch là : Vết ngựa dẫm, mãi không phai nhạt Chỗ trâu ngủ, cỏ vẫn luôn xanh Từ NGƯU MIÊN nghĩa là "Trâu ngủ" - ý nói về mồ mả (chắc theo quan niệm của người dân - vì thế, ở Nam bộ, mộ táng thường có hình dạng con trâu đang nằm ngủ) http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3709.jpg http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3707.jpg Mộ táng hình con trâu nằm ngủ http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3705.jpg Mặt bên phải bia mộ, tạc bài thơ Hãn mã, cụ Thủ khoa Huân làm ngay trước khi chịu chém : HÃN MÃ NAN KHAM VỊ QUỐC CỪU CHỈ NHÂN BINH BẠI, TRÍ THÂN HƯU ANH HÙNG MẠC BẢ DOANH THÂU LUẬN VŨ TRỤ THƯỜNG KHAN TIẾT NGHĨA LƯU VÔ BỐ DĨ KINH HỒ LỖ PHÁCH BẤT HÀNG CAM ĐOẠN TƯỚNG QUÂN ĐẦU ĐƯƠNG NIÊN THO THỦY BA LƯU HUYÊT ĐẢO RỒNG HIU HẮT NGỌN PHONG THU Cụ Phan Bội Châu dịch thơ : Ruổi dong vó ngựa trả thù chung Binh bại cho nên mạng phải cùng Tiết nghĩa vẫn lưu cùng vũ trụ Hơn thua, xá kể với anh hùng? Nổi xung mất vía quân Hồ Lỗ * Quyết thác không hàng, rạng núi sông Tho thủy** ngày rày pha máu đỏ Đảo Rồng*** hiu hắt ngọn thu phong * : "Hồ Lỗ" ám chỉ giặc ngoại xâm ** : "Tho thủy" ý nói về sông nước Mỹ Tho ***: "Đảo Rồng" là nơi cụ chịu chém. http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3711.jpg Mặt bên trái bia mộ, tạc hai câu đối của cụ bằng chữ Hán, nghĩa âm : HỮU CHÍ NAN THÂN, KHÔNG UỔNG BÁCH NIÊN CHIÊU VẬT NGHỊ TUY CÔNG BẤT TỰU, DIỆT TƯƠNG NHẤT TỬ BÁO QUÂN ÂN |
Thêm vài hình ảnh về khuôn viên đình thờ Thủ khoa Huân
http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3718.jpg Vườn hoa, nhìn từ cổng lăng mộ ra phía cổng chính đình http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3725.jpg Cây đa phía trái tòa đình - nhìn từ cổng chính http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3726.jpg Cây đa bên phải tòa đình, gần mộ Hai cây đa này mới được trồng khoảng 12 năm nay. Và đặc biệt, sau lưng ngôi đình (vẫn trong khuôn viên đình), chộp được cả ... xe độ, mà còn độ dữ : http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3723.jpg Thắp nén nhang tưởng nhớ người anh hùng dân tộc và chụp mấy tấm hình xong, tôi hỏi thêm về đường ra chỗ ngày xưa cụ bỏ mình vì nước, cứ tưởng xa, hóa ra rất gần. Lúc vào đình, lên lưng dốc cầu rồi rẽ trái, giờ quay ngược ra, vượt qua cầu, đổ đến lưng dốc phía bên kia, nơi cụ mất ngay bên phải đường. Ngày nay nó được ghi dấu bằng một tấm bia và một tiểu cảnh nho nhỏ. http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3727.jpg http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_3729.jpg Nơi ngày xưa cụ Thủ khoa Huân bị giặc hành hình. |
hay wá, thanks anh tunbo ^_^
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 05:25 AM. |
Powered by: vBulletin v3.x.x
Copyright ©2000-2025, Jelsoft Enterprises Ltd.