![]() |
HỎI VỀ NHỚT XE CD125
Các pác cho mình hỏi nhớt xe cd125 nếu thay mới thì phải đổ 1,5 lít mới đủ đúng ko vậy các pác. Pác nào biết có thể chỉ giáo giúp, thanks các pác nhiều.
|
Re: HỎI VỀ NHỚT XE CD125
1.4 l đủ rùi bạn cho xe cd 125
|
Re: HỎI VỀ NHỚT XE CD125
Thay nhớt mới với xe CD là 1L3 - 1L4 là OK rồi... Khi nào rã xe làm máy mới cần đổ khoảng 1L5. tuy nhiên khi đi đường đèo dốc có thể đổ nhớt dư một chút, tối đa khoảng 1L6 thôi vì đổ nhiều quá xe sẽ "nặng" máy.
|
Re: HỎI VỀ NHỚT XE CD125
Lưu ý về phần nhớt của xe CD, mình thấy rằng nếu đổ nhớt khỏang 1,8l trở lên có khả năng bị hao nhớt, hay hư ron cần số dẫn đến chảy nhớt, điều này rút kinh nghiệm từ vụ đi tour Vĩnh Long vừa rồi. 2 người đổ 2l nhớt là chân gà và kennvin đề bị chảy nhớt rất nhiều. Riêng mình đổ 1,7-1,8 thì có hiện tượng hao nhớt, không biết do gì, vì nhớt ko chảy ra chổ nào, hao đến 1 lít tổng cho cả quãng đường khỏang 600km, phải châm 2 lần mới đủ chạy, tuy nhiên lại có 1 điều lạ là tiếng bô lâu nay bị tịt bỗng nhiên thông và lớn trở lại :?: . Tuy nhiên khi nhớt ít trở lại thì lại không thấy mất thêm tí nhớt nào cả. Có thể do nhớt nhiều quá, tạo áp lực lớn, cộng vào sự giãn nở khi nóng, buộc phải thóat theo đường nào đó, có thể theo vào buồng đốt chung với xăng :?: nên hao nhớt. Với những người châm 2l thì áp lực đó lớn hơn, thóat ra làm vỡ ron cần số, dẫn đến chảy nhớt. Ae nghĩ có phải không?
Mình hay đổ lọai Vistra của BP. Các lọai khác mau xuống màu nhớt, chỉ 1 thời gian ngắn là màu nhớt xuống như màu bùn, sệt, trông rất kinh. Vistra cũng 1 đọan đường thì vẫn giữ được màu xanh tương đối. |
xe cd cũ rồi mà các bác dám đi xa 600km gan thật. Lỡ bị lột cam cò dọc đường xử lý ra sao bác?
Trích:
|
Trích:
|
Trích:
|
Trích:
Xe CD được cái cam-cò khá "lành", nếu là cam, cò zin và thì rất khó để bị "lột" (trừ khi bơm nhớt hư hay thiếu nhớt) vả lại bơm nhớt xe CD cũng hoạt động rất ok, độ bền cao và ổn định... Xe nếu đi đường bằng thì không nên đổ nhớt dư làm gì chỉ bị nặng máy hoặc tệ hơn là xé ron... bơm nhớt nếu hoạt động tốt thì chắc chắn 100% không thể thiếu nhớt dẫn đến lột cam, cò được... :interview: |
hjx. Em tham khảo kỹ thuật chung chung thôi chứ em đi Bonus, con này thì cam cò chả lành tí nào. Chắc k0 dám đi xa quá
|
Trích:
Bonus vẫn có cách trị được bệnh cam cò bạn ạ! Mình đi Nha trang-Dalat ...rầm rầm có sao đâu? :banana_smiley_32: |
Về cái vụ nhớt tui xin có ý kiến :
-Lượng nhớt: xe CD hay bất kỳ loại xe nào , hoặc bất cứ loại động cơ nào cũng nên thay vừa đủ với khuyến cáo của nhà sản xuất động cơ , không nên thừa hoặc thiếu , vd : cd125 thì thay tầm 1.3L đến 1,5L . Khi động cơ hoạt động , nhiệt độ trong máy tăng cao , nhớt là một chất lỏng nên cũng có sự giãn nở thể tích , do đó áp suất trong máy sẽ tăng cao , nếu áp suất quá cao nhớt sẽ bị xì theo bất cứ chỗ nào có thể .Khi đi xa , hoặc đường đèo dốc , động cơ sẽ hoạt động với cường độ cao trong thời gian dài,việc đổ dư nhớt mình nghĩ sẽ không có tác dụng tốt cho xe .Trong trường hợp này , nên sử dụng nhớt có độ đặc hơn , vd SAE50 , vì khi nóng lên , độ đặc sẽ giảm , và như vậy sẽ bảo đảm bôi trơn tốt hơn . -Màu của nhớt : nhớt chưa sử dụng thường mang màu đặc trưng của hãng sản xuất , vd : Shell - màu vàng , BP - màu xanh , ESSO - màu đỏ ....tương ứng với màu nền trên logo của nhà sx (màu cờ sắc áo mà) .Nhớt sau thời gian sử dụng sẽ chuyển sang màu đen , điều này thực sự không thể đánh giá nhớt tốt hay không . Hầu như nhớt là oột hợp chất hữu cơ nên cũng bị oxy hóa , nhưnng màu đen ở đây là do các bợn đen có sẵn trong máy được nhớt tách ra ( một trong những công dụng của nhớt là tẩy rửa ) |
Trích:
Có thể vì nó ở thấp, nên dễ bị bùn, bụi két kín lại thôi, nên thông nó đều đặn |
Trích:
|
Nhiệm vụ của nó là ống thông hơi. Nó nằm trên mặt trên của lôc máy. Nhớt đổ dư, khi chạy nóng máy, thấy đầu ống thông hơi ấy có dính ít nhớt là có thể do nhớt nhiều, các bánh răng trong máy đánh văng lên, rồi theo luồng hơi thoát ra.
|
Có nhớt văng ra là mừng rùi, xe em chỉ sợ không có nhớt văng ra thôi hi hi..... không thì làm theo mấy chú choai bây giờ đi Dream, Wave gắn cái ống dài xọc ngay chỗ đổ nhớt vào máy đấy, cho thông hơi tốt!!!! hi hi....
|
Trích:
Em nghĩ là đi đường xa nên cho nhiều nhớt hơn để trừ hao. Vì mấy xe cũ chạy liên tục hao nhớt lắm. Lỡ chạy nửa đường nhớt tụt xuống thấp quá thì hại máy, tội nghịp em nó -- @bác Jimmy: nghe danh bác đã lâu. Bác cho em xin YM và sdt hôm nào có dịp off để gặp bác mới được. à quên, bác ở tp hay HN thế ah? |
Trích:
|
Trích:
Bác cứ bấm ngay vào tên em là có hết thông tin mà... Em ở Sài gòn, Yahoo: Baby_face752001@yahoo.com, Đt: 0913741434 Nếu bác cũng ở SG thì hôm nào gặp cafe nhé!:drunk: |
Trích:
-Nhớt đặc có làm trượt bố ? Mình nghĩ bố bị trượt thì có nhiều nguyên nhân , cái vụ này phải nhờ các mod kỹ thuật giải thích thôi . Nếu bố trượt do nhớt thì nằm trong các trường hợp sau :sử dụng dầu xe otô hoặc dầu chay , dầu đểu . Bộ ly hợp của xe gắn máy và otô ( bao gồm động cơ xăng và diesel )làm việc trong hai môi trường khác nhau , một ướt (trong nhớt) và một khô .Nhớt xe máy thường được thêm vào 1 loại phụ gia có tính chống trượt , otô thì không , nhớt chay là dầu gốc không có phụ gia gì cả ,dầu đểu là dâu tái sinh các loại - tự hiểu . -Hao nhớt : nhớt khi sử dụng chắc chắn sẽ hao hụt do bay hơi , nhưng thât không đáng kể việc thay nhớt được thực hiện định kỳ . Nếu nhớt hao hụt khác thường thì nên kiểm tra và sửa lại các gioăng , phốt , xéc-măng...đặc biệt là trước khi đi tour xa .Việc châm thêm nhớt chỉ nên xem là biện pháp nhất thời thôi . Nên hình thành thói quen thay nhớt định kỳ (theo km hay theo thời gian) , điều này giúp cho các cặn than ,tạp chất theo nhớt thải ra ngoài , đồng thời phần nào biết được chất lượng nhớt bên trong máy . |
CD theo Black biết từ pác Thịn thì chạy ở nhớt PB là ok, Ural em cũng vậy mà 2 bình lận...
khoablack |
Các bác cho em hỏi thêm, trường hợp xe đã làm máy thì nhớt đổ là bao nhiêu thì vừa, thanks.:chase:
|
Trích:
|
Em máy trái hơi kém .lên mỗi lần đổ em vẫn đổ dư một chút 1,5L cho những lần đi xa .Máy hoạt động tương đối tốt .Không biết vậy có dư không các Anh ?
Em thường dùng VIstra 300 15w-40 : Máy chạy êm loại này dùng cho séc măng kém .Và vào mùa lạnh dễ nổ hơn ! |
Trích:
Nhớt dùng loại đa cấp 15w-40 hay 15w-50 đều được. Nếu vào mùa lạnh thì nhớt 40 khi khởi động xe vào lúc máy nguội sẽ êm hơn... |
Xe CB 125 hoặc LA 250 của mình cứ mổi xe mua 02 bình nhớt loại bình 0,8 lít ( PB hoặc castrol... dùng cho xe gắn máy) và đi được 1000 Km là thay nhớt mới vào xe là yên tâm đi gần hoặc đi xa, thiết nghỉ CD cũng vậy thôi. Mỗi xe có cây thăm nhớt anh, em cứ châm nhớt đúng vạch theo yêu cầu là được, không hơn, không kém là tốt nhất.
Hiện nay mình lo ngại nhất là vụ nhớt dõm, nhớt tái sinh. Anh em nào biết loại nào hiện nay đang làm dõm nhiều nhất để thông tin anh em biết để tránh hại xe. |
Chất phụ gia cho xe máy
Xe em 250cc.
Hiện tại, trên thị trường có rất nhiều loại chất phụ gia và các bài báo nói về chúng. Có tiền bối nào từng kinh nghiệm qua rồi thì chia sẽ cho em tí kiến thức nhé. Chân thành cảm ơn. |
Nhớt thật. Nhớt giả - Phân biệt làm sao ????
Tác giả http://www.vietlube.com/index.php?op...-news&Itemid=9 Những ngày qua, điện thoại của chúng tôi luôn trong tình trạng hoạt động hết công suất có thể để giải đáp những thắc mắc của anh chị em (ACE) Biker về việc làm thế nào để phân biệt được nhớt thật hay nhớt giả. Quả thật, rất khó để mà phân biệt chai nhớt nào là thật hay là giả nếu đặt chúng ở cạnh nhau. Ở những tiệm sửa xe gian dối, họ không bao giờ trưng bày các sản phẩm giả mạo này ra bên ngoài. Chỉ khi nào khách hàng yêu cầu thay nhớt thì họ mới vào kho lấy "hàng" ra thay cho khách mà thôi. Mà không phải ai họ cũng "tráo" nhớt giả vào, đa phần những khách hàng là con gái hoặc các người già (mắt kém) sẽ được sử dụng các sản phẩm này, vì những đối tượng này thường không quan tâm đến dầu nhớt. Để phân biệt thật giả trước khi thợ thay nhớt cho chiếc xe của mình, ACE đề nghị được cầm chai nhớt lên và xem xét. Và sau đây là một số dấu hiệu khác biệt giữa hàng giả so với hàng thật: + Thứ nhất, chai nhớt hàng giả do sử dụng nhiều lần nên trên thân chai có dấu hiệu bẩn và lem dầu nhớt. Trong khi đó chai nhớt thật thì rất sạch sẽ. + Thứ hai, niêm phong trên chai nhớt giả hàn không được kỹ cho lắm. Bởi vì, bọn gian thương sử dụng công nghệ hàn "bằng tay" nên các vết hàn rất xấu. + Thứ ba, niêm chì trên chai nhớt giả rất xấu. Một số hãng sử dụng công nghệ in niêm chì bằng 3D như Castrol, Shell, Mobil, BP,... nên việc làm giả rất khó khăn. + Thứ tư, hàng nhớt giả có giá khá "bèo". Nếu cửa hiệu nào bán chai nhớt quá thấp so với mặt bằng chung của thị trường, ACE nên đề nghị được xem xét chai nhớt đó thật tỉ mỉ trước khi quyết định sử dụng. Trên đây chỉ là những "mẹo" nhỏ để ACE chúng ta tránh xa hàng giả, hàng kém chất lượng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất, chúng ta nên mua các sản phẩm dầu nhớt ở những nơi làm ăn uy tín thì sẽ hoàn toàn yên tâm. http://files.myopera.com/Baduy79/alb...9/power_ps.jpg |
Bát quái trận đồ' nhớt giả, nhớt dỏm
Cập nhật lúc 07:20, Thứ Sáu, 09/04/2010 (GMT+7)http://vietnamnet.vn/xahoi/201004/Ky...ot-dom-903302/ ,- Dầu nhờn tự pha chế bằng công nghệ trời ơi, đem đổ vào bình thật của các nhãn hàng có tên tuổi rồi tung ra thị trường. Đó là nhớt giả. Còn dầu nhớt tuy không giả, vẫn có nhãn hiệu đàng hoàng nhưng chất lượng thì phập phù, song cũng tung hoành ngang dọc. Trong khi đó, người tiêu dùng lại gần như hoàn toàn không hề có kiến thức về dầu nhờn, nên không phân biệt được chất lượng đến đâu. Mỗi ngày tái chế 3.000 lít nhớt gây ô nhiễm môi trường Dân khổ vì ngửi khí độc từ lò nhớt tái chế Bắt quả tang cơ sở tái chế nhớt ô nhiễm cực lớn 16.000 lít dầu nhớt tràn ra kênh http://files.myopera.com/Baduy79/alb..._chiettach.jpg "Dây chuyền công nghệ" chiết tách đóng chai chỉ là một phuy đựng có vòi dẫn để rót nhớt vào bình. Ảnh: Đặng Vỹ “Công nghệ” làm nhớt giả, nhớt dỏm “Dầu cắt” nấu ra từ các lò, được cho thêm tí phụ gia để đạt các chỉ tiêu về phẩm cấp nhớt như chỉ số độ nhớt, trị số kiềm tổng... để chế biến làm thành nhớt. Tại một cơ sở chiết nạp dầu nhờn ở Long An, chúng tôi đã tận mắt nhìn thấy công cụ để chiết nạp chỉ là một cái thùng phuy. Từ phuy này chuyền nhớt ra bình bằng ống dẫn nhựa hoặc vòi vặn. Dầu nhờn từ đây được vặn rót vào bình. Sau đó áp miếng tem dính lên miệng bình, dùng bàn ủi nóng ủi lên. Vỏ nhựa và miếng tem bằng giấy bạc thì đặt các cơ sở thổi nhựa làm. Để làm dầu nhờn đúng phẩm cấp và chất lượng, phải lấy 100% dầu gốc được chiết ra từ các nhà máy lọc dầu để làm nguyên liệu, cho thêm phụ gia. Dầu gốc loại này đã có đầy đủ các tiêu chí như chỉ số độ nhớt, nhiệt độ chớp cháy, trị số kiềm tổng, tổng lượng axit.. đảm bảo làm trơn, mát, tốt cho động cơ. Tuy nhiên vì lợi, các cơ sở nhỏ không ai cho các thứ dầu gốc và phụ gia vào nhiều vì giá khá đắt. Do đó, đa số nhớt bán ra thị trường không thể nói gì được về chất lượng, phẩm cấp. Để đối phó với cơ quan quản lý, các cơ sở này mua nhớt tốt đưa vào bình của mình rồi đưa qua trung tâm kiểm định. Cơ quan kiểm định xác định thành phần của mẫu xét nghiệm, còn doanh nghiệp tự công bố và chịu trách nhiệm. Từ tờ giấy kiểm định này, các cơ sở cứ thế mà ghi thành phần chất lượng lên nhãn hiệu. Người sử dụng sẽ lầm tưởng kết quả kiểm định kia chính là giấy công nhận chất lượng sản phẩm. Thậm chí khi cơ quan quản lý thị trường hỏi tới, người ta cũng trình ra tờ giấy này. Cần - một tay chuyên nấu nhớt thuê cho biết, anh ta đã làm cách này và đã có được tờ giấy kiểm định cho hơn10 cơ sở chế biến. Anh ta còn bày cách làm nhớt giả, vì loại này giá thành vẫn thấp nhưng giá bán cực cao. “Nếu muốn làm nhớt giả, tụi này nhận cung cấp vỏ bình thật của các hãng nhớt nổi tiếng luôn, kể cả tem giấy bạc, nắp bình”, người thanh niên này đặt vấn đề. Theo cách này, các cơ sở làm nhớt giả đi mua gom chai nhớt thật về, đặt làm lại cái nắp và tem giả, sau đó cho nhớt tái chế vào, đóng nắp là thành chai chính hãng 100%, không thể nào phân biệt. Ông Lê Văn Dũng, Tổng Giám đốc Công ty Castrol BP Petco, chủ sở hữu hai nhãn hiệu nổi tiếng Castrol và Vistra thừa nhận, hiện nay trên thị trường vẫn còn tình trạng nhớt giả nhãn hiệu Castrol và Vistra. "Chúng tôi đang tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng để bảo vệ người tiêu dùng và triệt tiêu nạn hàng giả", ông Dũng khẳng định với phóng viên VietNamNet. Giá thành chai nhớt xe máy loại này khoảng 17.000 đến 20.000 đồng, đem ra thị trường bán 35 ngàn đồng, còn tiệm sửa và rửa xe vẫn bán cho người dùng với giá nhớt thật của chính hãng, từ 55.000 đến 70.000 đồng. http://files.myopera.com/Baduy79/alb...4_nhotchai.jpg Trong "ma trận" nhớt, thế giới không thể phân biệt đâu là nhớt thật, nhớt giả, nhớt kém chất lượng. Ảnh: Đặng Vỹ Tại cơ sở chiết nạp nhớt nhãn hiệu có chữ “pec” ở xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, mặc dù khách nói là đến mua hàng số lượng lớn và muốn xem dây chuyền để đánh giá chất lượng, nhưng chủ cơ sở chỉ tiếp ở nhà trên, không cho bước xuống dưới nhà. Trên catologe của “nhà sản xuất” này có giới thiệu đầy đủ dây chuyền máy móc thiết bị đo, dây chuyền chiết nạp hiện đại, nhưng người dẫn đường nói rằng chẳng có máy móc gì cả, vì chính anh lắp cho cơ sở này các dụng cụ chiết nạp. “Chỉ có cái bồn chứa, ống tuy-ô với bàn ủi thôi”, Cần nói. Theo Truân, nhân vật đã nói đến trong bài trước, không ai điên gì lắp đặt dây chuyền chiết nạp hiện đại, vì tốn hàng tỷ đồng, trong khi làm ăn chụp giựt thì phải thu lợi lớn và nhanh. Chỉ riêng cái máy đo chỉ số độ nhớt đã tốn 76.000 USD, máy đo nhiệt độ chớp cháy cũng 26.000 USD. Trong khi đó, toàn bộ “dây chuyền” chiết nạp thủ công tại nhà gồm một nồi nấu, một bồn 1.000 lít, một khuôn đúc vỏ bình nhựa, chưa tới 40 triệu đồng. Đỗ Anh Hải, chủ lò nấu nhớt ở Cát Lái quận 2, cũng cho rằng nếu một ngày nấu cắt dưới 50 phuy nhớt thải thì không thể lắp đặt dây chuyền chiết nạp, vì dây chuyền tốn vài tỷ đồng. “Tốt nhất là đóng bằng tay, chỉ vài người nhà, đã đóng được vài ngàn bình một ngày”. Thật giả khó lường Sau khi chiết nạp, các loại nhớt này tỏa ra các nơi, tuồn về các ngả, đưa đến các tiệm sửa, rửa xe, các cây xăng tư nhân…, và từ đây trở vào lại ôtô, xe máy. Nguyễn Văn Bảy, thợ sửa xe tại ngã ba Gò Dầu - Tân Quý phường Tân Quý quận Bình Tân cho biết, chính các hãng nhớt có thị phần lớn lại càng bị làm giả. Tại tiệm của mình, anh giữ một số bình nhớt Castrol, Vistra 300 giả để giúp khách hàng phân biệt với nhớt thật. “Cái vỏ bình là thật 100%”, Bảy cho biết. “Họ chỉ cần đặt làm cái nắp và miếng kim loại trên miệng bình, cho nhớt giả vô đóng lại là xong”. http://files.myopera.com/Baduy79/alb...89_temnhot.jpg Ở nhãn hiệu Vistra 300, có thể phân biệt nhớt giả ở tem. Tem nhớt thật được ép phẳng, sắc, in bằng công nghệ 3D nên khó nhìn thấy chữ và hoa văn ngũ sắc. Còn tem giả màu xỉn, nhăn nhúm, không làm được công nghệ 3D nên nhìn thẳng vẫn thấy hoa văn và chữ "bp". Ảnh: Đặng Vỹ Do vỏ bình là thật, trong khi lại không có công cụ gì để phân tích thành phần nhớt, nên theo Bảy, chỉ có cách duy nhất là xem miếng tem dán trên miệng bình. Tem nhớt Vistra 300 chính hãng làm bằng công nghệ 3D, nhìn nghiêng mới thấy hoa văn ngũ sắc và chữ “bp” sắc nét, dán phẳng; còn chai nhớt giả có tem nhàu nát, xỉn màu, nhìn thẳng vẫn thấy hoa văn và chữ "bp" lem nhem. Tổng Giám đốc Công ty Castrol BP Petco cũng xác nhận cách nhận chuyện này. Hiện nay, điểm đổ nhớt chính là các cây xăng, ga-ra ôtô, tiệm sửa và rửa xe máy. Thói quen của chủ xe là ngồi đọc báo, chỉ khi nghe hỏi có đổ thay nhớt hay không, thì gật đầu, và chẳng cần biết đó là nhớt loại gì. Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Giám đốc Công ty dầu nhớt GS Việt Nam, là nhà phân phối các loại sản phẩm nhớt của hãng GS Oil Hàn Quốc, cho rằng đó là thói quen tai hại. Theo ông Cường, thủ phạm của việc rỉ nhớt từ trong xe ra, chính là lượng axit còn tồn dư trong nhớt quá nhiều. Khi các lò thủ công đổ axit vào để tách cặn, lượng axit hoàn toàn vẫn còn trong đó. Axit ăn mòn các lớp đệm (ron) bằng da, cao su, và chảy ra ngoài. “Axit sẽ phá hủy khiến máy móc sẽ hỏng hóc rất nhanh”, ông Cường cho biết. Hiện nay trên thị trường, có đến hàng trăm chủng loại nhớt ôtô, xe máy, với giá cả muôn hình vạn trạng và chất lượng cũng muôn màu muôn vẻ, thật giả khó phân. Đứng top đầu và đã khẳng định thương hiệu tại thị trường Việt Nam có một số nhãn như Sell, Caltex, Exxon Mobil; Ultra, Golden Pearl 3, Kixx D1, Geartec GL5 của hãng GS Oil; Castrol, Vistra của BP, PLC RACER SJ của Petrolimex… Các loại này có giá 55-70.000 đồng/bình, còn dưới đó là hàng trăm loại có tên kèm theo những cái đuôi na ná nhau nào những “be”, “pec”, “tec”, “lub”..., có địa chỉ sản xuất tại Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bình Chánh… giá chỉ từ 25.000 đến 35.000 đồng/bình. Tình trạng "thật giả phân tranh" khiến cho người tiêu dùng rất dễ mua nhầm hàng dỏm. |
Trích:
|
Bài của roadmaster post cách nay đã rất lâu, và câu chuyện cũng đã qua - 1st đã không xem kỹ ngày tháng nên comment về 1 việc đã cũ - xin nhận thiếu xót và xin lỗi anh roadmaster. Bài đã được xoá.
Thân. |
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 08:03 AM. |
Powered by: vBulletin v3.x.x
Copyright ©2000-2025, Jelsoft Enterprises Ltd.