HOANGTUDEN CD CLUB

HOANGTUDEN CD CLUB (https://hoangtuden.com/frindex.php)
-   Nhiếp ảnh đường xa (https://hoangtuden.com/forumdisplay.php?f=31)
-   -   Khẩu độ và tốc độ trên máy DSLR (https://hoangtuden.com/showthread.php?t=2382)

mobinam 29-09-2009 06:38 PM

Khẩu độ và tốc độ trên máy DSLR
 
Khi dùng máy ảnh số ống kính rời, người chụp cần nắm được mối liên hệ giữa khẩu độ - tốc độ để làm chủ nhiều tình huống, thay vì chỉ bấm theo chương trình tự động.

http://nhipsongso.tuoitre.com.vn/Ima...bnailID=358665
Các chế độ chụp trên máy DSLR.

Trên các máy DSLR có nhiều chế độ như Program (P) tự động hoàn toàn, Manual (thủ công), Av (ưu tiên khẩu độ), Tv (ưu tiên tốc độ)… Trong những tình huống đơn giản và người chụp mới làm quen với máy thì Program có thể đáp ứng được. Nhưng khi muốn tấm hình có “hồn” hơn, có nét khác lạ thì bạn cần đầu tư thử nghiệm với các chế độ Manual, Av hay Tv.

Về bản chất, các thông số khẩu độ - tốc độ là hướng đến giá trị phơi sáng chuẩn cho ảnh (exposure value - Ev). Hãy hình dung máy ảnh là một cái hộp tối. Khi bấm nút chụp, máy ảnh mới mở “cửa” để cho ánh sáng đi vào cảm biến và tạo nên hình ảnh. Nếu “cửa” mở quá rộng thì ánh sáng vào nhiều, ảnh sẽ bị sáng trắng, mất chi tiết; nếu “cửa” mở hẹp, ánh sáng vào ít và ảnh bị tối, cũng mất chi tiết.

Ban đầu, bạn cần luyện chụp đúng sáng, nghĩa là lượng ánh sáng qua “cửa” vừa phải, hợp lý với đối tượng chụp. Lúc này có 2 yếu tố quyết định đến sự vừa phải đó là khẩu độ và tốc độ.

http://nhipsongso.tuoitre.com.vn/Ima...bnailID=358666
Độ mở ống kính.

Khẩu độ là độ mở của “cửa” - nghĩa là ống kính có các lá mỏng xoáy vào, xòe ra để tạo thành lỗ mở hình tròn với đường kính khác nhau. “Cửa tò vò” hình tròn này rộng thì ánh sáng vào nhiều, nhỏ thì ánh sáng vào ít.

Tốc độ là tốc độ của màn trập đằng sau lỗ mở hình tròn. Nếu cửa trập này đóng chậm, ánh sáng sẽ vào nhiều, cửa trập này đóng nhanh, ánh sáng sẽ vào ít.

Như vậy, hình ảnh muốn được ghi lại thì ánh sáng phải đi qua 2 “cửa” với các thông số khẩu độ đo bằng dãy trị số f/1, f1.4, f/2, f/2.8, f/4, f/5.6, f/8, f/11, f/16, f/22, f/32… và tốc độ đo bằng giây, một phần của giây. Chú ý là trị số khẩu độ càng nhỏ nghĩa là lỗ mở ống kính càng lớn, nên khi người ta nói “mở khẩu” nghĩa là phải chỉnh trị số này nhỏ hơn, “khép khẩu” nghĩa là phải chỉnh trị số này lớn hơn. Ngoài ra, khi độ dài tiêu cự càng lớn thì khẩu độ càng lớn. Dễ hiểu nhất là bạn nhìn ống kính khi zoom ra xa nhất, lỗ mở đó hiện ra rất rõ.


http://nhipsongso.tuoitre.com.vn/Ima...bnailID=358669
Chụp chuyển động nhanh cần tốc độ hạ cửa trập nhanh.

http://nhipsongso.tuoitre.com.vn/Ima...bnailID=358670
Khẩu độ nhỏ cho khoảng rõ nét rất mỏng.

Tốc độ màn trập trên máy DSLR có ưu điểm là chỉnh được để ghi hình nhanh trong các pha hành động hay ghi hình chuyển động của nước chảy, mưa rơi thật chậm để hình ảnh mềm mại hơn. Khẩu độ nhỏ thì khoảng rõ nét lớn (độ sâu trường ảnh lớn) thích hợp cho chụp phong cảnh hoặc tài liệu, trong khi khẩu độ lớn thì khoảng rõ nét rất nông - như thường thấy trong các ảnh macro chụp thế giới vi mô, nét mỏng tang vào điểm nhấn, còn lại mờ mịt hết.

Do đó, tùy vào mục đích chụp, người ta phải chỉnh các thông số này. Bạn có thể dùng chế độ ưu tiên khẩu độ Av để camera tự tính tốc độ, hoặc ưu tiên tốc độ Tv để máy ảnh tự tính thông số khẩu độ. Muốn “pro” hơn thì hãy gạt sang nút Manual và tự đặt các thông số.

Dưới đây là bảng giá trị phơi sáng Ev để tham khảo. Trong đó, Ev = 0 là khi đặt khẩu độ bằng 1 ở tốc độ 1 giây. Các giá trị giống nhau nằm theo đường chéo tương ứng với cặp khẩu độ - tốc độ. Dễ nhớ nhất là khi mở khẩu thêm 1 f/stop thì đồng nghĩa với việc giảm đi một nửa thời gian chụp. Ví dụ, từ f/4 tốc độ ¼ giây muốn mở khẩu về f/2.8 thì tốc độ là 1/8 giây.


 Trị số khẩu độ            
Tốc độ (giây)f/1f/1.4f/2f/2.8f/4f/5.6f/8f/11f/16f/22f/32f/45f/64
60-6-5-4-3-2-10123456
30-5-4-3-2-101234567
15-4-3-2-1012345678
8-3-2-10123456789
4-2-1012345678910
2-101234567891011
10123456789101112
1/212345678910111213
1/4234567891011121314
1/83456789101112131415
1/1545678910111213141516
1/30567891011121314151617
1/606789101112131415161718
1/12578910111213141516171819
1/250891011121314151617181920
1/5009101112131415161718192021
1/100010111213141516171819202122
1/200011121314151617181920212223
1/400012131415161718192021222324
1/800013141516171819202122232425

PHAN ANH

Nguồn : Tuoitre.com.vn

P/s : Chỉ mới đọc bài vỡ lòng về kỹ thuật chụp hình máy DSLR mà đầu óc lùng bùng luôn :((

simba 29-09-2009 08:01 PM

qua hội nhiếp ảnh ( đường Sương Nguyệt Ánh ) học một lớp đi anh Mod ơi, là dễ hiểu lắm. căn bản thì phải học, chứ mà đọc tài liệu tùm lum, tẩu hỏa nhập ma, mà hiểu sai nữa thì chết. em học bên đó rồi, nên giờ đọc mấy cái này ko có lùng bùng nữa, a nên học đi, 600K một tháng :)

sonbenly 29-09-2009 08:19 PM

Nếu nhớ và hiểu hết những gì ở trên thì cũng đủ trở thành thầy rồi, đâu cần học chi nữa, mà học người ta cũng chỉ kiến thức trong phạm vi đó thôi mà. Bài viết ở trên nói rất kỹ đó anh MOBINAM ơi.

jojo85 30-09-2009 12:14 AM

Hay quá anh Mob!!!
Theo em nghĩ siêng xách máy đi chụp và học hỏi những người đi trước cũng là một cách hay...
Thank anh!!!

haimap198 30-09-2009 07:50 AM

haimap chuẩn bi đăng ký học nè, có ai đăng ký học chung không?

jimmy nguyen 30-09-2009 08:14 AM

Phản đối anh Mob ghi như vầy: "Av (ưu tiên khẩu độ), Tv (ưu tiên tốc độ)… " cái này của Canon mà :(( anh Mob thiên vị.... Nikon ghi khác cơ A: ưu tiên khẩu độ, còn S: ưu tiên tốc độ
Bổ sung thêm tí: tự động hoàn toàn là chữ AUTO hay cái khung màu xanh xanh ấy, còn P là tự động nhưng có thể chỉnh được theo từng cặp khẩu và tốc....

cuabien 01-10-2009 08:02 AM

Trích:

Nguyên văn bởi haimap198 (Gửi 34967)
haimap chuẩn bi đăng ký học nè, có ai đăng ký học chung không?

Khi nào đi a nhô em nhé anh ! hi máo lắm rồi mà chưa mua được máy ảnh...hix:chase:

mydalat 13-10-2009 05:20 PM

Mình cũng đang muốn học mà không biết thời gian ra sao, Ai có thông tin thì chia sẽ cho AE với,.

Viktor 15-10-2009 03:39 PM

em dốt sách vở lắm!
toàn vác máy đi chụp nhiều là từ từ biết cách chỉnh cho phù hợp thôi anh. :D


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 07:23 PM.

Powered by: vBulletin v3.x.x Copyright ©2000-2025, Jelsoft Enterprises Ltd.