Xem bài viết đơn
  #10  
Cũ 10-10-2008, 10:31 AM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định Re: TIỀN GIANG - Hoàng hôn trên cầu Mỹ Thuận

Nhắc tới đất Tiền Giang, không thể không nhắc tới hai chuyện : Trận chiến Rạch Gầm - Xoài Mút, nơi Quang Trung đại phá liên quân Xiêm - Nguyễn năm 1785; và về người anh hùng dân tộc, Bình Tây đại nguyên soái Trương Định, thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp ở Nam Bộ giữa thế kỷ 18.

Về trận chiến Rạch Gầm - Xoài Mút :
Tháng 2/1784, Nguyễn Ánh chạy sang Bangkok cầu viện Xiêm La đánh Gia Định.Vào thời điểm 1784, vua Xiêm khi đó là Chakri I vốn đã có dã tâm dòm ngó sang các nước lân bang : Chân Lạp (Cambodia), Gia Định, ... Nhân cớ Nguyễn Ánh xin cầu viện, Chakri I bèn phái 2 tướng Chiêu Tăng, Chiêu Sương chia binh 2 ngả tiến đánh quân Tây Sơn ở Gia Định.Mũi thủy quân gồm 300 tàu chiến và 2 vạn quân, vượt qua vịnh Thái Lan đổ bộ vào Rạch Giá; Cánh quân bộ gồm 3 vạn quân tiến qua Chân Lạp, với ý đồ tạo 2 gọng kìm đánh kẹp vào Gia Định.Quân của Nguyễn Ánh cũng theo chân cánh thủy binh Xiêm La về nước.
Lúc ấy, quân Tây Sơn đóng ở Gia Định, do phò mã Trương Văn Đa chỉ huy, có khoảng vài ngàn quân.
Tháng 7/1784, quân Xiêm đổ bộ chiếm Kiên Giang , rồi đánh chiếm Trấn Giang (Cần Thơ), Trương Văn Đa mang thủy quân Tây Sơn từ Gia Định xuống Long Hồ.Cuối tháng 10/1784 Đa chạm trán quân Nguyễn trên sông Mân Thít do Châu Văn Tiếp chỉ huy, trận chiến diễn ra, Tiếp bị giết, tuy nhiên quân của Ánh và quân Xiêm kéo tới, Đa chống không nổi, phải thu quân và cấp báo tình hình về Quy Nhơn.
Nhận được tin cấp báo, Nguyễn Huệ đem 5 vạn quân cấp tốc vào ứng cứu.Trong lúc đó, liên quân Xiêm - Nguyễn tiến vào sông Tiền, lập trại từ Trà Lọt (Cái Bè) đến Trà Tân (Cai Lậy) chuẩn bị tiến đánh Mỹ Tho. Trương Văn Đa vẫn cố thủ, giữ vững được Gia Định và Mỹ Tho.Huệ dẫn thủy quân theo đường biển vào Mỹ Tho đóng quân.Sau khi nắm bắt tình hình địch và xem xét địa thế sông ngòi ở khu vực Mỹ Tho, đã quyết định bày trận để diệt địch ở khúc sông giữa hai con rach : Rạch Gầm và rạch Xoài Mút.Khúc sông này dài chừng 7km, nằm cách Mỹ Tho khoảng 10 km về phía thượng nguồn sông Tiền.Trên đoạn sông này, có cù lao Thới Sơn, Huệ cho quân mai phục hai bên bờ và trên cù lao, bố trí pháo và hỏa hổ dọc hai bờ sông và trên cù lao, quân thủy giấu thuyền nhẹ ở các con rạch.
Đêm 19, rạng ngày 20/1 năm 1785, lợi dụng thủy triều lên, Huệ cho quân Tây Sơn dùng chiến thuyền khiêu khích quân địch.Sau một hồi chiến đấu, quân Tây Sơn giả thua bỏ chạy, nhử địch đuổi theo.Hai tướng Xiêm trúng kế, dốc toàn lực đuổi theo quân Tây Sơn về hướng Mỹ Tho, và lọt vào trận địa mai phục của Nguyễn Huệ.Lập tức, pháo của Tây Sơn ở hai bên bờ và trên cù lao Thới Sơn cấp tập nã vào đội hình địch, hỏa hổ cũng liên tục khạc lửa vào quân Xiêm, thủy quân Tây Sơn ở hai đầu Rạch Gầm và Xoài Mút đánh ập lại, kẹp quân Xiêm - Nguyễn vào giữa.Tây Sơn lại dùng các thuyền nhỏ chứa chất dẫn lửa, cho đâm thẳng vào chiến hạm Xiêm.Quân Xiêm bị chia cắt, chặn đánh tơi bời, tàu chiến bị cháy, chìm toàn bộ, lính Xiêm chết đuối rất nhiều, thoát lên bộ thì bị quân bộ của Tây Sơn mai phục dọc hai bên bờ và trên cù lao đổ ra đánh giết.
Kết quả, chưa đầy một ngày, toàn bộ 300 chiến thuyền quân Xiêm bị đánh đắm, 2 vạn quân, còn được vài ngàn, theo các con đường thượng đạo chạy trốn được về Xiêm.Nguyễn Ánh cùng tàn quân cũng chạy tứ tán và lần mò về lại được Xiêm, cánh quân bộ cũng bị quân Tây Sơn chặn đánh, không hỗ trợ gì được thủy quân.
Trận chiến Rạch Gầm - Xoài Mút được coi là một trong những trận thủy chiến oanh liệt trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
Ngày nay, khu di tích lịch sử Rạch Gầm - Xoài Mút nằm trên địa bàn xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, cáh Mỹ tho khoảng 10km - được khánh thành vào ngày 20/1/2005 nhân dịp kỷ niệm 200 năm chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút.

Tổng hợp theo :
- Wikipedia
- http://www.tiengiang.gov.vn
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to tunbo For This Useful Post:
hl2911 (11-03-2009)