Sách cũ nói rằng, bên cạnh ngọn đồi có tháp Pô Romé có một ngọn đồi cao hơn, giữa hai ngọn đồi có một cái khe (suối) chảy qua, nhưng mình không nhận ra cái "ngọn đồi cao hơn" kia, dù quả thật bên cạnh ngọn đồi dựng tháp, có một quả đồi (có cả đá tảng trơ ra) đã bị sụp nham nhở - không biết có phải "nó" không. Cái khe thì có thấy, đó chính là "con đường" mình đã "bò" từ đường liên thôn vào đến chỗ người coi tháp sống. Ông già coi tháp năm nay 61 tuổi, nhưng trông vẫn khỏe, khi mình ngỏ ý lên xem tháp và chụp hình, bèn bảo mình chờ để ông ấy mang chìa khóa lên mở cửa tháp và thắp nhang xin phép cho mình được vào thăm, chụp ảnh. Ông ấy nói rằng, cái lối bậc thang xi-măng (trong tấm ảnh cuối bài trước) là mới làm từ hồi Cộng hòa, còn xưa kia có hai lối lên tháp, nay đã hư, sụp hết lâu rồi
Ông Lượng - người coi tháp Pô Romé. Bên trái tấm hình là con dốc nho nhỏ, từ căn nhà ông Lượng ở, phải leo qua con dốc ấy mới đến được lối lên tháp bằng bậc xi-măng
Tháp Pô Romé được xây dựng vào cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, thờ vua Pô Romé - vị vua cuối cùng của vương quốc Chămpa, đây cũng là ngôi tháp có niên đại ít nhất so với các tháp Poklong GiaRai hay tháp Hòa Lai ở Ninh Thuận. Tháp trông đơn giản, không được tỉ mỉ và mỹ thuật như hai cụm tháp nói trên, có thể do nghệ thuật kiến trúc của những triều đại sau cùng đã bị sút kém nhiều so với hồi đấu những thế kỷ X...
Tuy nhien về cơ bản, kiến trúc của tháp vẫn mang đặc trưng giống các cụm tháp kia, cửa chính quay về hướng Đông, có 4 tầng (kể cả tầng trệt), và càng lên cao các tầng càng thu nhỏ lại, trên cùng chỉ là cái trụ đá.
Ông già coi tháp đã lên đến cửa tháp để mở khóa, mà mình mới thở phì phò leo đến chỗ này - dù bắt đầu xuất phát cùng nhau
Mở cửa tháp và thắp nhang xong, ông ấy ra nhổ cỏ quanh tháp, để mình tự do vào tháp, dặn :"Có gì muốn hỏi, cứ hỏi chú, chú sẽ giải đáp hết những gì chú biết"
__________________
Gác kiếm