Trích:
Nguyên văn bởi mandalat
Truyền thuyết kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên phía đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê.
Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người: "Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh". Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn .
Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng. Nguyễn Hoàng cả mừng, vào năm 1601 đã cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là "Thiên Mụ".
|
Còn có 1 thuyết nữa về việc hình thành đất Cố đô và chùa Thiên Mụ:
Nguyễn Hoàng bị chúa Trịnh ghen ghét, bèn xin ý kiến của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, được khuyên rằng: Hoành Sơn một dãy, dung thân muôn đời.
Nguyễn Hoàng biết ý, xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa, thấy thế đất ở Huế đắc ý, trước có núi Ngự Bình làm tấm bình phong, có Hải Vân Sơn hiểm trở, ứng với câu sấm của Trạng Trình.
Tương truyền rằng khi chúa Nguyễn đi thuyền trên sông Hương, qua ngọn đồi Hà Khê, thế đất có hình đầu rồng, cảnh trí xanh đẹp, bèn lưu thuyền ngủ lại 1 đêm. Nửa đêm có bà mụ báo mộng cho biết nơi đây là đất long mạch, hợp với việc gây nên cơ đồ. Tỉnh dậy, Nguyễn Hoàng cả mừng, bèn quyết định dừng chân xây dựng giang sơn riêng của mình ở đất Thừa Thiên, đồng thời xây ngôi chùa để tỏ lòng tri ân, đặt tên là chùa Thiên Mụ.
Trong cách nói của người Huế, hay gọi "bà" là "mụ", và gọi ông ngoại, bà ngoại hay ông nội, bà nội là "ôn" hay "ôn nội, ôn ngoại", và "mệ nội" hay "mệ ngoại"