Ban đầu, khi Pháp hành hình cụ xong, dân chúng lập đình thờ cụ ngay gần bãi xử trảm, ở vị trí gần trường tiểu học Mỹ Tịnh An ngày nay, sau, đến năm 1995, Sở Văn hóa thông tin Tiền Giang đã dời đình thờ Thủ khoa Huân về trong khuôn viên cạnh nơi đặt ngôi mộ của cụ từ năm 1875.
Từ Sài Gòn theo QL1A, qua Long An, qua khỏi thị xã Tân An chừng 8km, gần đến Tân Hiệp, sẽ thấy biển chỉ đường rẽ trái vào đình thờ Thủ khoa Huân. Từ quốc lộ 1, rẽ tay trái đúng 3km là tới cây cầu nhỏ, gọi là cầu (tài liệu gọi là)Cai Lộc (nhưng tôi hỏi mấy đứa trẻ đi học trên cầu, chúng lại bảo là cầu Mỹ Tịnh An). Lên lưng dốc cầu, có lỗi rẽ tay trái, đường nhỏ mát rợp bóng cây, hai bên là đồng ruộng, chạy đúng 500met thì thấy đình thờ cụ Thủ khoa Huân bên phải đường

Cổng Đình thờ Thủ khoa Huân
Hai bên cổng là hai câu thơ cụ làm ngay trước khi bị hành quyết

Trụ cổng bên trái :
Hai bên thiên hạ thấy hay không

Trụ cổng bên phải :
Một gánh cương thường, há phải gông

Mặt trong cổng nhìn ra ngoài, hai trụ có hai dòng thơ nối tiếp :
Oằn oại hai vai quân tử trúc
Long lay một cổ trượng phu tòng
Đó nguyên là 4 câu đầu của bài thơ tuyệt mệnh cụ Thủ khoa làm trước giờ bị hành hình.
Ngày 19/5/1875, giặc Pháp bắt cụ đeo gông ngồi trên mui tàu, chạy xuôi theo dòng Bảo Định về vùng đất quê hương cụ để hành hình, chúng còn bắc loa sang hai bên bờ, kêu gọi nhân dân đến xem, nhưng dân chúng đã lập bàn thờ tế sống cụ suốt dọc đường, còn cụ Thủ khoa cổ đeo gông, ngồi trên mui tàu, đã khảng khái làm bài thơ tuyệt mệnh :
Hai bên thiên hạ thấy hay không
Một gánh cương thường, há phải gông
Oằn oại hai vai quân tử trúc
Long lay một cổ trượng phu tòng
Sống về đất Bắc, danh còn rạng
Thác ở thành Nam, tiếng bỏ không
Thắng bại, doanh thâu trời khiến chịu
"Phản thần", "đ éo mẹ" đứa cười ông
__________________
Gác kiếm