Do vội đi từ Gia Lai lên Kontum và về trở lại trong ngày nên em không đi tới làng konkotu được(hẹn vào 1 dịp khác). Điểm đến kế tiếp là nhà thờ gỗ KonTum - một điểm du lịch hấp dẫn cho nhiều du khách đến vùng đất Kontum.
NHÀ THỜ GỔ KONTUM
Nằm ở nội vi thị xã, nhà thờ gỗ Kontum xây dựng năm 1913, do một linh mục người Pháp tổ chức thi công.
Nhà thờ tọa lạc trên một diện tích rộng với nhiều công trình liên hoàn khép kín: nhà thờ - nhà tiếp khách - nhà trưng bày các sản phẩm dân tộc và tôn giáo - nhà rông. Ngoài ra, trong khuôn viên nhà thờ còn có cô nhi viện - cơ sở may, dệt thổ cẩm - cơ sở mộc, thu hút hàng chục lao động làm việc từ thiện. Từ xa, Nhà thờ là một công trình kiến trúc hoàn toàn bằng gỗ làm theo kiểu Roman du khách đã có thể thấy tháp chuông nhà thờ cao sừng sững trên nền trời. Bên trong, cột và các giàn gỗ được lắp ghép khít khao. Trần nhà xây dựng bởi rui, mè tre, đất và rơm, đã hơn 80 năm trôi qua vẫn bền, đẹp. Cung thánh nhà thờ được trang trí theo hoa văn các dân tộc ít người Tây Nguyên, trang nghiêm và gần gũi.
Đến đây, du khách sẽ ngạc nhiên bởi công trình lớn, đep, điệu nghệ như vậy mà được xây dựng hoàn toàn bằng phương pháp thủ công dưới những bàn tay tài hoa của người thợ. Nhà thờ còn đẹp hơn bởi khu hoa viên có nhà rông cao vút, các bức tượng được tạo nên bằng rễ cây, mang bản sắc văn hóa riêng của đồng bào các dân tộc. Du khách có thể tham quan trong khuôn viên nhà thờ, cơ sở dệt thổ cẩm chính người dân tộc bản địa và uống rượu dâu, rượu nho do các nữ tu sỹ chế biến.
Nhà thờ gỗ Kontum ngoài giá trị về kiến trúc văn hóa, còn là nơi hấp dẫn du khách bởi các yếu tố nhân văn.
Cu tí trước nhà thờ gổ
Uy nghiêm
Bên trong nhà thờ gỗ Kontum
Khi bước vào bên trong nhà thờ, du khách sẽ ấn tượng với phòng trưng bày, tại đây du khách sẽ được giới thiệu về phong tục, tập quán của các dân tộc anh em, bên trái là phòng cầu nguyện nhỏ trang nghiêm.
Không bêtông cốt thép, không một chút vôi vữa, chất liệu để xây cất nhà thờ hoàn toàn bằng gỗ tốt nhất thời bấy giờ, trong đó gỗ cà chít chiếm số lượng nhiều nhất. Ngoài ra, các bức tường của nhà thờ đều được xây bằng đất trộn rơm, một kiểu làm nhà truyền thống của người miền Trung. Thế nhưng, dù hơn một thế kỷ trôi qua ngôi thánh đường vẫn vững vàng, bền đẹp với thời gian.
Được xem là di tích cổ và đẹp nhất, Nhà thờ Chánh tòa Kon Tum với tên gọi gần gũi là Nhà thờ Gỗ luôn là niềm tự hào của những người con Tây Nguyên.

Nhà thờ Gỗ là một công trình kiến trúc độc đáo mang tính nghệ thuật cao, được thiết kế hoàn mỹ theo kiểu Roman kết hợp với kiến trúc nhà sàn của người Ba Na. Chính vì thế, có thể nói công trình là sự hội tụ tinh hoa của nét văn hóa Tây Nguyên và phong cách Châu Âu.
Và điều kỳ diệu hơn là nhà thờ này được dựng lên hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, bàn tay tài hoa của các nghệ nhân từ Bình Định, Quảng Nam và cả từ miền Bắc vào đã làm nên điều diệu kỳ đó.
__________________
Mỗi người trong chúng ta đều là những người đặc biệt.