Phần II: Quần thể Angkor – Vùng đất bị lãng quên
Tổng quan
Quần thể Angkor rộng khoảng 55km2, nằm ờ phía ngoại ô Siem Reap. Quần thể Angkor được xây từ thế kỷ thứ IIX đến thế kỷ thứ XII sau CN, mỗi vị vua của mỗi triều đại đều xây cho mình đền đài và lăng tẩm riêng.
(*)Ảnh hưởng của tôn giáo lên kiến trúc
Tôn giáo Hindu đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển đền thờ Khmer. Tôn giáo này được thành lập ở Cambodia khoảng thế kỷ thứ II hoặc III và các đền thờ được xây nên để thờ phụng Thần Hindu.
Chính Jayavarman II (800 đến 850 sau CN) là người đã đưa giáo phái Devaraja vào Cambodia, vị vua này được xem là đại diện của thần Shiva của Hindu. Từ thời điểm này các đến thờ được xây dựng thờ cả thần và vua. Trong suốt hai triều đại sau, chính thức hình thành thông lệ mỗi vị vua mới xây đền thờ riêng sẽ trở thành lăng mộ khi vua qua đời.
Cũng chính Jayavarman II là người cho xây dựng đền thờ kim tự tháp tạo những nỗ lực đầu tiên mô phỏng ngọn núi không lồ Mount Meru của thần thoại Hindu. Hình thể này dần dần tiến triển hơn 350 năm trở thành sáng tạo phức tạp và thông thái nhất, Đền thờ Angkor.
Năm 1860, Henry Mout, trong một chuyến thám hiểm ngược dòng Mekong, đã phát hiện ra quần thể kiến trúc Angkor. Sau 800 năm nằm yên trong rừng sâu, Angkor đã sống lại và chất chứa trong nó bao điều bí ẩn và huyền diệu.
Với hệ thống phức hợp các đền đài lớn nhỏ, nằm rải rác trong khu rừng nguyên sinh, quần thể Angkor là bằng chứng duy nhất còn tồn tại chứng minh cho nền văn minh rực rỡ của người Khmer.
Ngày nay, Angkor đã và đang đựơc trùng tu, nhiều công trình sắp hoàn thành. Thế nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Tại sao người Khmer lại bỏ vùng đất linh thiêng như thề ra đi và chuyển thủ phủ về Phnom Penh??? Làm cách nào họ vận chuyển các loại đá sa thạch về để xây dựng???
Khu vực bán vé tham quan quần thể Angkor
(*) Các đền thờ chính ở Angkor
BANTEAI SREI:
Đền thờ thanh tú và nhỏ nhắn này nằm cách làng Siem Reap khoảng 15 dặm, được Jayavarman V xây dựng và hoàn thành năm 968 sau CN. Đây là một ví dụ cho ý tưởng xây dựng đền kết hợp một số kiểu kiến trúc, và đặc trưng bởi một số chạm trổ tinh vi trên Cẩm sa thạch (Pink Sandstone).
ANGKOR WAT
Được tôn kính như là một kiệt tác quan trọng nhất của kiến trúc Khmer, đền thờ kim tự tháp khổng lồ này được Suryavarman II xây dựng từ năm 1113 đến 1150. Nó được bao bọc bởi hào rộng 570 feet và dài 4 dặm. Khối lượng khổng lồ các bức phù điêu được chạm trổ với chất lượng cao nhất và được thể hiện đẹp nhất ở Angkor.
BAKONG
Đền thờ trung tâm trong thành phố của Indravarman I tại Hariharalaya. Đây là một đền thờ kim tự tháp lớn, diện tích khoảng 180 feet vuông nền. Nó được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 9.
THE BAPHUON:
Đền thờ kim tự tháp lớn được Udayadityavarman II xây dựng từ năm 1050 đến năm 1066. Nó đặc trưng bởi những trạm trổ xinh đẹp chứa Tượng Phật nằm 131 feet.
PREAH KO
Đền thờ sớm nhất ở Rolous cách Siem Reap 10 dặm, được Indravarman I xây dựng vào thế kỷ 9.
PREAH KHAN:
Được Jayavarman VII xây dựng vào cuối thế kỷ 12, đền thờ rộng lớn này vẫn còn tốt và đặc trưng bởi những trạm trổ tuyệt vời.
TA PROHM
Đền thở rất rộng lớn được bao phủ bởi hào rộng phức tạp. Đây là một trong những đền đẹp nhất Angkor vì không được phục chế, nhưng lại được bao quanh bởi rừng rậm. Được Jayavarman VII xây dựng cuối thế kỷ 12.
TAKEO
Đền thờ sa thạch được Jayavarman V xây dựng từ năm 968 đến 1001 sau CN. Đây là một toàn tháp trung tâm lớn được bao bởi 4 toà tháp nhỏ.
BAYON
Đựơc ông vua "cụt tay" Surjavarman VII (1181-1220) xây dựng. Đền Bayon có 54 tháp cao từ 25-43m. Mỗi tháp có 4 mặt, tạc theo thần Brama (thần Sáng tạo).
Còn tiếp….
(*) sưu tầm
@all:trên đây là sơ lược về các đền đài ở Angkor, khoaton sẽ đi vào 4 đền chính mà khoaton đã có dịp tham quan. Bao gồm: BANTEAI SRE, BAYON, TA PROHM và công trình vĩ đại nhất ANGKOR WAT.
__________________
Nhìn CD vẫn còn thèm làm sao...là sao....
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Cho chừa cái tội.....