BAYON
Nằm ở trong khu phức hợp quần thể Angkor Thom(1), cách cổng thành khoảng 1.5km, Bayon được xem là ngôi đền trung tâm của khu phức hợp Angkor Thom - hay còn gọi là thành Yaxodarapura. Ngôi đền gồm 54 tháp lớn nhỏ, trên mỗi tháp đều có điêu khắc khuôn mặt của thần Lokesvara, hay còn gọi là thần Avalokitesvara, tượng trưng cho sự quan sát của thần linh về 4 hướng của Campuchia. Được xây dựng trong khoảng cuối thế kỷ thứ 12 và đầu thế kỷ thứ 13, như là đền chính thức của vua Jayavarman VII.
Bao quát Bayon
(1)Angkor Thom, có nghĩa là "Kinh thành lớn", là thành phố kinh đô lâu dài nhất và cũng là cuối cùng của Vương quốc Khmer được vua Jayavarman VII xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 12.
(*)Giáo phái DEVARAJA.
Năm 802 sau CN, Jayavarman II cho phép ở Kambuja các thầy tu Bàlamôn tự do công khai tổ chức các nghi lễ tôn giáo của vương triều Saliendra trong cung điện nhà vua. Trong suốt buổi hành lễ, các thầy tu xông khai điều khiển, nhà vua đảm nhiệm vị trí thần.
Sự hiện hiện hình thái tôn giáo như là sự tuyến bố độc lập khỏi Java. Lễ kỷ niệm này đưa đến sự phát triển giáo phái thần-vua ở Cambodia, được biết đến bằng tên “DEVARAJA”, và trở thành cơ sở của tôn giáo Cambodia mới dựa trên nền tảng đạo Hindu của Ấn độ. Linga, biểu tượng bộ phận sinh dục nam, được thờ phụng và được các thầy tu trong sạch giữ gìn trong đền thờ. Họ tổ chức các nghi lế tắm rửa quanh Linga. Nước trở thành phần không thể thiếu trong tôn giáo, và cuối cùng các đền thờ có hào xung quanh để cung cấp nước. Linga vừa là biểu tượng uy quyền cao siêu của nhà vua, vừa là của thần Siva Ấn độ.
Từ thời Jayavarman II trở đi, các vị vua của Kambuja được coi như “một nửa thần linh” và tôn giáo xoay quanh việc thờ phụng linga hoàng gia trở thành một biểu tượng tôn giáo chính thống. Mỗi vị vua xây nên đền thờ để đặt linga và đền thờ trở thành mộ khi vua băng hà.
Cấu trúc của Bayon gồm ba tầng mà cả ba tầng đều đổ nát nhiều, gạch đá nằm ngổn ngang khắp nơi. Hai tầng dưới bố trí theo hình vuông, tô điểm bằng những phù điêu trên tường. Tầng ba được sắp xếp theo hình tròn với nhiều tháp mà các mặt đá có hình khuôn mặt. Dãy hành lang ở tầng dưới là một kho tàng nghệ thuật với 11 ngàn bức phù điêu chạm khắc trên tường đá chạy dài 1200 mét, một tổng hợp liên quan đến lịch sử lẫn các truyền thuyết, miêu tả cảnh diễn hành của vua và hoàng gia, những trận đánh của vua Jayavarman VII với Chiêm Thành bằng cả thủy lẫn bộ chiến, ngoài ra còn miêu tả đời sống văn hóa, xã hội của một nền văn minh đã bị lãng quên từ bao thế kỷ. Sự tương đồng của vô số khuôn mặt khổng lồ ở trên các tháp của đền Bayon với các bức tượng khác của vua Jayavarman VII khiến nhiều học giả đi đến kết luận đây chính là khuôn mặt của nhà vua.
Bayon hiện vẫn bao trùm nhiều bí ẩn mà lời giải đáp vẫn đang còn được tranh cãi: nó được xây với biểu tượng gì, để thờ ai? Có lẽ thích hợp với lời giải thích nhất vẫn là khuôn mặt với nụ cười hết sức bí ẩn nằm ở tháp trung tâm chính là khuôn mặt của ông vua “cụt tay” Jayavarman VII.
Bên trong đền thờ, điểm đặc biệt và hơi có phần khó hiểu, đó là giếng nước sâu của đền. Giếng nước nằm ngay cạnh nơi thờ cúng Linga của người Khmer, giếng nước này khá sâu và có nước quanh năm. Tương truyền, người Khmer sử dụng giếng nước này dành riêng cho việc thờ cúng. Nếu người nào được tắm bằng nước từ giếng sẽ có sức khỏe và may mắn. Do thiếu ánh sáng nên giếng nước tối đen như mực, muốn nhìn thấy đáy, mọi người cần trang bị đèn pin hoặc có thể thuê đèn pin tại chỗ, 1 USD/lần (cho 1 người hoặc cả đoàn đều như nhau).
Một góc Banyon
Trên đường từ cổng thành Angkor Thom đi vào, chúng ta sẽ nhìn thấy được hệ thống dẫn nước của người Khmer xưa (hay nói đúng hơn là của Angkor Thom). Hệ thống dẫn nước này là 1 khối kiến trúc bằng đá, được xếp chồng lên nhau 1 cách có khoa học, nhằm hạn chế việc tràn lũ vào mùa mưa. Hiện nay, hệ thống này đã bị tàn phá nhiều, rể các cây cổ thụ ăn sâu và len lỏi vào khối kiến trúc đá này. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ, du khách cũng có thể nhìn ra được 1 hình ảnh rất thú vị. Phía bờ tường bên phải của hệ thống, rể cây cổ thụ bao bọc các khối đá, tạo nên 1 hình ảnh người phụ nữa xỏa tóc bên hồ, rất đặc biệt.
Một chi tiết rất thú vị, nếu mọi người chọn được 1 góc chụp tốt, thông thường sẽ nằm ngay lối đi bên phải tầng 2 của đền, chúng ta như có thể chạm vào Phật (hay hình tượng hóa của vua) rất nhiều. Thật ra, việc này khi tôi chụp xong, cũng thấy là có vẻ không được cho lắm, "ăn năn" lắm, nhưng đã chụp rồi, trót đã mang tội... nên cũng post lên cho mọi người tham khảo.
Hiện nay, ngoài Ta Prom và Angkor Wat, Bayon là 1 trong những nơi du khách đến tham quan nhiều nhất. Với những điều bí ẩn và lối kiến trúc xây dựng độc đáo, Bayon có thể làm mê hoặc những người yêu thích khảo cổ, yêu thích kiến trúc.
(*)sưu tầm
Còn tiếp... Đền Ta Prom
__________________
Nhìn CD vẫn còn thèm làm sao...là sao....
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Cho chừa cái tội.....