Trích:
Nguyên văn bởi hieubo
tại sao ngày xưa và nay hay lấy tên lót là "Văn" cho nam, và "Thị" cho nữ. Ví dụ: Đỗ Văn Đen, Ngô Thị Bắp ...
|
Thị, thật ra là một từ Việt gốc Hán dùng để chỉ phụ nữ. Trong Từ Nguyên Tự Điển có câu “Phụ nhân xưng thị” (Đàn bà gọi là thị). Tự điển Từ Nguyên cũng giải thích thêm: Xưa nay Thị cũng còn là một từ mà phụ nữ dùng để tự xưng (Kim dịch vi phụ nhân tự xưng chi từ). Ngoài ra theo Tự Điển tiếng Việt, 1930, của Lý Quốc Chính còn ghi chú: Thị là từ mà ngày xưa được dùng để chỉ phụ nữ ở ngôi thứ ba với ý coi khinh.
Với những tài liệu trên, khi nói tới đàn bà con gái, chữ THỊ được dùng tới như một biểu tượng chỉ “phái nữ”. Nếu đồng ý với lối giải thích này, khi đặt tên một người nữ, ngoài “Họ và Tên” thường khác biệt, còn muốn chỉ chung phái, giống, chữ Thị được dùng tới như chữ lót, không có gì hợp lý bằng. Người Trung Hoa còn dùng chữ Thị đặt sau Họ của người phụ nữ đã có chồng, thường thêm họ chồng vào trước họ cha để xưng hô (Phóng tại dĩ hôn phụ nữ đích tính hậu, thông thường tại phụ tính tiền gia phu tính, tác vi xưng hô). Thí dụ Triệu Vương Thị là người đàn bà mà họ cha là Vương còn họ chồng là Triệu. Riêng chữ Văn trong tiếng Trung Hoa không có nghĩa nào đề cập tới như đàn ông mà theo sách “Les langages de l’humanité của Michel Malherbe” được dịch bởi ông Lê Trung Hoa có điểm đáng chú ý như sau: “Có lẽ tên đệm văn có nguồn gốc từ tiếng Á Rập: BEN nghĩa CON TRAI. Khi người Á Rập vào buôn bán ở bờ biển Việt Nam (thế kỷ XVII) thường đi kiếm những đàn ông mạnh khỏe Việt Nam nhờ khuân vác, họ gọi thanh niên Việt Nam là mấy BEN, từ phát âm BEN trại dần thành ra VĂN. Lập luận này khả dĩ có thể nhận được, bởi trong âm ngữ Việt Nam, cách sử dụng này đã xảy ra rất thường. Thí dụ như tiếng Pháp Petit (nhỏ), người Việt Nam nói là Bé Tí, hoặc Colosse (lớn bự) thành khổng lồ. Cũng như trong tiếng Ý, chữ Ciao (chào) Việt Nam nói thành tiếng Chào. Còn tiếng Tây Ban Nha, Nino (nhít nhắt) Việt Nam chuyển âm thành “nít nhỏ”
Cũng có thuyết khác giải thích là:
"Văn" nghĩa là "người có học", "nhà nho". "Thị" có nghĩa là "đàn bà". Có thuyết lịch sử cho rằng "thị" phát sinh ra gốc họ hàng (thị tộc), có ý ám chỉ nhờ người đàn bà mà tộc họ được tồn tại và kéo dài. Theo một số nhà ngữ học, "văn" và "thị" có nghĩa là "con trai của...", "con gái của..." và là dấu vết ảnh hưởng văn hóa Mã Lai