CHƠI MÔ TÔ
-Nông Huyền Sơn – Hồ Xuân Dung-
Khi kinh tế gia đình thoải mái, không còn lo nghĩ đến cơm áo gạo tiền nữa, người ta thường nghĩ đến một thú chơi nào đó để hưởng thụ kiếp người. Gọi là hưởng thụ kiếp người nhưng nhiều tay lại rất vất vả với cái thú của mình. Vậy mà họ vẫn khoái.
Chơi mô tô cũng là một cái thú không kém phần ... hành xác.
TỪ SIÊU ĐẾN VUA…
Trước khi chính phủ cho phép nhập mô tô phân khối lớn dành cho cá nhân vào Việt Nam, đất nước ta đã có sẵn một lượng xe mô tô loại “khủng” hơn 10.000 chiếc trải dài từ Nam chí Bắc. Điều đó cho thấy, Chính phủ không cho phép nhập, người ta vẫn tìm cách này hay cách nọ để sở hữu một “con”. Không những sở hữu được một “con khủng”, mà họ còn đường hoàng chạy khắp các nẻo đường đất nước dưới cái mác “liên đoàn xe đạp xe đạp mô tô”.
Năm 2006, sau khi chính sách cho nhập xe mô tô phân khối lớn có hiệu lực, như niềm khao khát đã tích tụ từ lâu có dịp bùng phát, ngay lập tức, một tay chơi ở miền Bắc tậu liền một con God Wing 500 phân khối còn gọi là Wing “voi”, với giá gần tỷ bạc. Chiếc xe này trở thành “vua mô tô xứ Bắc” và được chạy dẫn đầu đoàn xe mô tô diễu hành trong dịp lễ APEC, hội nghị ASEAN ở Hà Nội. Ngay sau đó, một tay chơi Sài Gòn tậu một con God Wing để dành đi…uống cà phê khiến dân chơi xe mô tô sôi sùng sục. Sôi hay nguội thì cũng không đủ tiền để sờ tay vào 2 con siêu mô tô, các tay chơi khác đành tự an ủi bằng cách tậu những con Ducati (xe đua) hơn 650 phân khối để ngoặc sang một “nhánh” chơi khác: Trường phái biểu diễn. Tuy ít tiền hơn loại xe God Wing nhưng một con HM Race cũng không rẻ, giá “đập thùng” từ 20.000 USD trở lên.
Với những người “ngoại đạo”, không thể phân biệt được chiếc mô tô nào là “siêu” hay “vua”. H. – Một tay chơi mô tô Hà Thành cười ruồi: “Phân khối lớn, xe mới nhập hay model mới chưa chắc là siêu mô tô. Giá cả mới quyết định. Có những con xe sản xuất từ thời thượng cổ nhưng giá cả ngất trời, dân chơi vẫn xem là xe vua”.
Theo ý kiến của hầu hết dân chơi xe, giá xe không phụ thuộc vào năm sản xuất hay hãng sản xuất mà phụ thuộc vào “lý lịch”. Chiếc Harley Davidson có tên là Fat Boy tức “thằng bư”, sãn xuất năm 1999 có giá ở Mỹ là 18.000 USD nhưng một tay chơi ở Phú Nhuận lại bỏ ra gần 30.000 USD để sở hữu. Tay này bỏ thêm 10.000 USD để “rì mốt” và tự nhận con xe thành Roat King (vua đại lộ). Bây giờ, nếu xin nhượng lại, chắc chắn chủ xe sẽ kêu giá từ 40.000 USD trở lên là cái chắc! Chiếc này có đến 1.400 phân khối, tốc độ tối đa trên 220km/giờ. Chỉ riêng cái khoản bộ đèn pha, chủ nhân cũng phải chi 2000 USD để được lắp đồ chính hãng .
Còn chiếc BMW RII sản xuất nằm 1931 do một thống đốc Pháp mang vào Việt Nam từ trước cuộc Cách mạng tháng tám đã trở thành huyền thoại và được dân chơi xe tranh cãi không ít.
Chiếc xe này có nhiều đặc điểm đặc dị như: Thắng chân bằng gót chứ không bằng mũi chân; võ mô bin bằng thủy tinh trong suốt có thể nhìhn thấy máy móc bên trong; Dáng dấp thì giống chiếc xe đạp; Không đén xi nhan, không phuộc nhún mà sử dụng nhíp. Theo sử miệng thì chiếc xe này được một quan toàn quyền Pháp mua năm 1937 và mang vào Việt Nam năm 1938 với biển số IJ 269. Sau chiến thắng Điện Biên phủ, chiếc xe này được Chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trưng dụng và mang biển số BMT 001. Sau đó, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh – cán bộ Ty Thủy lợi Nam Hà mua và sở hữu. Chiếc xe sang tay vài người, khi đến ông Khuê thì được trích lục “bản khai sinh”. Ông Khuê đã gởi thư sang hãng BMW để xin trích lục hồ sơ gốc và đã được đáp ứng. Hãng BMW đã gởi toàn bộ hồ sơ gốc đầy đủ về chiếc xe cho ông Khuê. Kể từ đó, chiếc xe trở thành “vua”.
Đến đây – sau năm 1975 - chiếc BMW “thống đốc” có 2 dị bản gây tranh luận. Có người cho rằng ông B. – Một tay “cò” mua bán mô tô đã cất công ra tận Hà Nội săn lùng chiếc “thống đốc” mang về Sài Gòn nhưng một tay chơi mô tô ở Cần Thơ lại khẳng định, chính ông Th. – Một đàn anh trong giới mô tô Tây Đô ra tận đất Hà Nội để mang “em nó” về để làm của chứ không bán. Ông Th. vốn là dân trí thức, giàu có “gốc ba đời”, lại là đại diện một tổ chức liên lạc Việt Kiều, khi gặp một món đồ quí, chỉ mua vào chứ không bán ra. Nhưng “Ví thử đường đời bằng phẳng cả, anh hung hào kiệt có hơn ai”, ông Th. bị một vụ án oan, sạt nghiệp, phải rứt ruột chia tay với chiếc BMW “thống đốc”, bán cho ông L.H.D..
Còn ông B. thì khăng khăng chính mình là người phát hiện và ra tận Hà Nội ỉ ôi xin mua và đem chiếc BMW “thống đốc” về Sài Gòn và “nghe năn nỉ quá mới bán”. Chắc chắc, chiếc xe “thống đốc” này sẽ còn xảy ra nhiều tập ly kỳ cho thế hệ dân chơi xe mai sau. Bởi, hiện nay, nó đã được chủ nhân “rì tút” toàn bộ phụ tùng chính hãng BMW và có giá ở trên trời.
Một tay chơi ở quận 8, tp. Hồ Chí Minh (không muốn nêu tên) sở hữu hơn chục chiếc mô tô, trong đó có một chiếc Harley 900 phân khối sãn xuất từ năm 1956 cũng được xem là “vua”. Chiếc xe này được nhập vào Việt Nam phục vụ cho tướng Trần Văn Đôn. Sau chiếc xe được giao cho đội cảnh vệ Ngô Đình Diệm rồi vào tay một luật sư tên Việt ở Phú Nhuận. Ông Việt là một tay chơi mô tô thứ thiệt nên đã sưu tầm được rất nhiều xe mô tô “có lý lịch”. Sau khi ông Việt mất, kho xe tản mác mỗi chiếc một nơi nhưng chiếc Harley “cảnh vệ tổng thống” rơi vào tay ông X. với giá hơn 10 cây vàng vào năm 1979. Chiếc Harley “cảnh vệ tổng thống” có ít nhất 3 dấu tích chiến tranh trên thân. Dấu thứ nhất được tương truyền là trận đánh dẹp Bình Xuyên ghi dấu. Sau khi quân Bình Xuyên bị đánh dạt vào rừng Sát, tướng Trần Văn Đôn đang cỡi xe lên lên dốc cầu chữ y để quan sát tình hình thì một viên đạn bắn tỉa găm vào mặt nạ, bể kính chắng gió. Những dấu tích khác là do trận đánh Mậu Thân 1968. Sau này, ông X. đã “rì tút” dấu mất những vết “lịch sử” và tu bổ rất nhiều đồ phụ tùng chính hãng. Hiện nay, nếu ai trả giá dưới 100 triệu, chắc chắn ông không cho rờ tay.
-còn tiếp-
__________________
Nhìn CD vẫn còn thèm làm sao...là sao.... To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts. Cho chừa cái tội.....
|