Xem bài viết đơn
  #85  
Cũ 03-07-2009, 04:06 PM
jomoibiet jomoibiet vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã lên hết cốt
 
Tham gia ngày: Jan 2009
Đến từ: Thủ Đức
Bài gởi: 447
Thanks: 395
Thanked 552 Times in 190 Posts
Mặc định

Xin trước nữa con cọp nha Cua.
Lịch sử mũ bảo hiểm!


Mũ bảo hiểm, như hôm nay chúng ta đã biết, là 1 dụng cụ có tác dụng to lớn trong việc bảo vệ cái đầu.

Nhưng thời xa xưa, tức thời nguyên thuỷ, con người chưa hề có mũ bảo hiểm, lý do đơn giản là lúc ấy đầu không quan trọng.

Quan trọng nhất thời ấy là chân. Nhờ có chân mà người ta chạy tới với người yêu và chạy trốn khỏi thú rừng. Nhờ có chân mà thiên hạ nhảy nhót tìm vách đá hoặc lội tung tăng trong khe suối, nhảy tưng tưng trên bãi biển. Hồi ấy, chưa có những đêm Gala âm nhạc, mọi người chủ yếu tụ tập bên đống lửa và khiêu vũ bằng chân.

Chính vì vậy mà đôi dép ra đời trước tiên. Dép bảo vệ bàn chân thiên hạ khỏi bị gai đâm, đá cào. Dép lại thuận tiện khi bị vợ đuổi khỏi nhà thì các chàng trai đều chạy mất dép. Tóm lại, hồi ấy tuy chưa quy định xử phạt, ai ra đường cũng mang dép. Câu tục ngữ "Trên răng dưới dép" cũng ra đời rất sớm.

Sau chân, loài người phát hiện ra tầm quan trọng của tay. Tay dùng để bắt cào cào, châu chấu làm thức ăn. Tay cũng dùng để hái hoa tặng bồ, dùng để xách đồ khi vợ đuổi khỏi nhà (thời ấy vợ hay đuổi lắm chứ không ra toà lôi thôi như bây giờ). Tay quan trọng đến mức người ta phải cất vào trong túi áo hoặc vào trong bao tay. Câu châm ngôn "Mồm miệng đỡ tay chân" cũng ra đời trong hoàn cảnh này. Và vì vậy, đủ loại bảo hiểm cho tay, tức găng tay ra đời bằng vỏ cây, bằng da thú và có khi bằng bàn tay này nắm lấy tay kia.

Tiếp theo bảo hiểm chân tay, người nguyên thuỷ bảo hiểm... mông, vì lúc ấy mông không những dùng để ngồi mà còn để... lắc mông khi có lễ hội. Các thứ quần khi ấy đều che mông là chính. Đến đánh trẻ con, người ta củng đét vào mông chứ không khi nào nhầm sang chỗ khác cả. Do chưa có văn học, chưa có toán học và lại ít mưu mô nên chả ai biết nên dùng đầu làm gì. Một số anh còn phí phạm đến mức dùng đầu để húc thú rừng và húc nhau. Các thiếu nữ khi ấy để ý tới các anh có chân to, tay to và nếu có thể, mông cũng to chứ đầu không hề quan trọng. Đầu do đó bị bỏ mặc, chẳng có chút bảo hiểm nào.

Nhưng cuộc sống tiến lên. Tình yêu cũng theo đó tiến lên. Nếu như trứoc kia thiên hạ chỉ có cách tỏ tình đơn giản như tặng thịt heo, tặng trái cây, tặng trứng gà cho nhau thì họ đã biết nắm tay, kề vai hoặc chạm các ngón chân vào nhau để tỏ tình.

Tình yêu là thứ sáng tạo không ngừng. Sau khi đã lân lượt nắm đủ các thứ, nam nữ bắt đầu muốn nắm đầu nhau. Nhưng ai cũng biết, đầu vừa to vừa không dễ nắm, nên người ta bèn nắm vào tóc là chủ yếu.

Đến 1 ngày, ở 1 làng kia, con trai rất hiếm và con gái rất nhiều. Do nóng vội muốn lấy chồng, các cô trong làng hay nấp trong bụi rậm, chờ con trai đi qua thì xông ra bắt bằng cách nắm tóc lôi đi. Cánh đàn ông trong làng họp khẩn cấp để tìm ra giải pháp bảo vệ mình. Họ thấy chỉ còn biện pháp không cho các cô gái nắm được đầu, hoặc nếu có nắm thì chả còn chỗ bám. Họ bèn lấy da trâu hoặc da bò, thứ vừa dai vừa chắc chụp lên đầu, khiến phụ nữ sờ vào trơn tuột đi.

NÓN BẢO HIỂM RA ĐỜI TỪ ĐÓ.

Các loại nón thời ấy bảo vệ trai tráng rất tốt. Các vụ chấn thương do thiếu nữ tấn công giảm hẳn. Nhưng chúng có nhược đểm là chỉ che phủ tóc còn má thì không. Do đó, 1 số cô gái táo tợn không nắm được đầu thì cũng hôn bừa vào má các chàng trai.

Vậy là nón bảo hiểm to hơn, có chụp che hết tất cả đầu như nồi cơm điện ra đời. Nhưng lắm cô táo tợn vẫn chưa tha. Họ còn hôn vào mũi nữa. Cho nên người ta phải làm cái nón bảo hiểm có tấm chắn trước mặt như ngày nay mới tuyệt đối an toàn. Các chàng trai từ đấy thoát nạn!

nguồn (Báo Phụ nữ)
__________________

To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
TÔI RẤT NGHIÊM KHẮC VỚI BẢN THÂN, TRỪ KHI BỊ CÁM DỖ!
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to jomoibiet For This Useful Post:
cuabien (04-07-2009), trang11 (07-09-2009)