Đại Hùng Bửu Điện thực ra là hai toàn nhà lớn xây liền nhau, phía trước là tiền đường, phía sau là chính điện.
Ngay khoảng giữa hai lớp mái điện,là các bức tranh gỗ gồm nhiều hình vẽ kể về sự tích Đức Phật - Những bức tranh gỗ này mới được đưa lên khi chùa trùng tu năm 1958.
Tiền đường để trống, chỉ ở gian chính giữ có đặt một bức tượng đồng Phật Di Lặc rất lớn. Có nhiều thuyết nói về xuất xứ pho tượng này, trong đó có thuyết nói rằng, nguyên khi xưa, tượng được đặt ở chùa Long Quang, thuộc hoàng gia ngày xưa, năm 1918 (Khải Định thứ 3), chùa Long Quang bị triệt bỏ, nên các tượng Phật phải thỉnh về chùa Thiên Mụ trong khoảng năm đó. Tuy sau này dân làng Xuân Hòa (nơi chùa Long Quang tọa lạc) có dựng lại chùa Long Quang, nhưng tượng Phật DI Lặc vẫn để ở chùa Thiên Mụ chứ không dời về lại.
Ngay phía trước tiền đường, từ tượng Phật Di Lặc nhìn ra sân, là một cái lưu đồng lớn, luôn nghi nghút khói nhang

Lư hương trước tiền đường điện Đại Hùng. Các bức tranh trên gỗ giữa hai mái điện. Tượng đồng Phật Di Lặc ở giân chính giữa của tiền đường
Cũng ở gian giữa của tiền đường, ngay bên trên, phía sau tượng Phật Di Lặc là bức hoành phi có bốn chữ
Linh Thứu Cao Phong, tương truyền chính là thủ bút của Minh Vương Nguyễ Phúc Chu viết năm 1714. Nghiên cứu kỹ các chi tiết trên bức hoành phi và kết hợp với việc sử sách ghi lại về Minh Vương Nguyễn Phúc Chu là "
người hiếu học, chữ tôt, có tài lược văn võ" - lời bản dịch
Phủ biên tạp luc của Lê Quý Đôn - các nhà nghiên cứu cho rằng, truyền thuyết ấy rất có thể là đúng.

Bức hoành phi, mà được cho là thủ bút của chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chu viết năm 1714.
Chính điện ngày xưa là kiểu nhà ba gian, hai chái, nhưng từ sau đợt trùng tu năm 1958, chính điện giờ gồm nguyên hết chiều dài ba gian giữa.

Hai gian hai bên của chính điện

Ban thờ ở chính điện -
photo by Wonghong, 30/4/2009
__________________
Gác kiếm