Ngay sau lưng điện Địa Tạng là một vườn cây lim và cây đào cao, rồi tiếp đến một tòa điện, là điện Quán Âm. Điện Quán Âm có từ thời vua Gia Long, và cho đến nay, mặc dù đã qua nhiều đợt tu sửa, nhưng không hề bị di chuyển hoặc thay đổi chút nào.

Diện Quán Âm nằm phía sau điện Địa Tạng, cách một vườn lim và cây đào rất cao
Đây là một tòa điện nhỏ, dường như được xây dựng nên bằng những đồ (gỗ) tận dụng từ các công trình khác, hiện tại, ngoài mấy bậc tam cấp và hàng chữ, nói chung trông tòa điện này khá "mới".

Phía sau điện Quán Âm
Cách thờ tự ở đây cũng khá đơn giản. Ở điện có pho tượng đồng Quán Thế Âm Bồ Tát ngồi trên tòa sen rất lớn - một trong những pho tượng từ thời xưa còn lưu giữ được.
Phía sân trước của điện Quán Âm cũng có một lư hương bằng đồng đặt ngoài sân

Lư hương trước cửa điện Quán Âm, đường nét chạm trổ cũng khá đẹp.

Từ điện Quán Âm nhìn ra phía trước chùa : điện Quán Âm - điện Địa Tạng (nhỏ, hơi thụt vào) - điện Đại Hùng.
Cũng từ cửa nách của điện Quán Âm này (cửa này và của phía bên đối diện được công nhận là cặp cửa hoàn toàn cổ xưa, rất có giá trị), tôi chụp được bức ảnh các (không biết chính xác, cứ tạm gọi) chú tiểu đang đọc sách bên trong :
__________________
Gác kiếm