3. Dùng đường dẫn
Các đường thẳng, đường cong trong thực tế rất nhiều và có thể làm bức ảnh sống động hơn khi đặt đúng chỗ. Khái niệm “leading line” (đường dẫn) có nghĩa là đường đó sẽ dẫn mắt người xem đi từ điểm này đến điểm kia một cách có chủ đích, chứ không dẫn đi lung tung.
Tạo độ sâu về không gian
Dùng các đường dẫn trong tự nhiên như con đường ngoằn ngoèo đi về phía chân trời sẽ tạo ra cảm giác về chiều sâu.
Dẫn đến chủ thể
Bạn có thể dùng đường dẫn để đưa mắt người xem đến chủ thể mà bạn muốn nhấn mạnh.
Làm bức ảnh có tính động hơn
Không hẳn một vạch kẻ sẽ làm được đường dẫn trong ảnh. Các đối tượng giống nhau xếp theo hàng cũng trở thành đường dẫn. Để bức ảnh động hơn, có thể bố trí đường dẫn ở dạng chéo trên bức ảnh.
4. “Khung ảnh” trong tự nhiên
Có nhiều yếu tố trong tự nhiên sẽ làm “khung” cho bức ảnh, chỉ cần chúng tạo dáng hai cạnh của ảnh, dạng chữ U, chữ L, hình tròn hay bất kỳ hình nào làm được khung.
Khung này sẽ làm cho bức ảnh có chiều sâu hơn, làm nổi rõ chủ thể.
5. Tạo sự tương phản, đối lập
Nếu muốn chủ thể nổi bật, bạn phải tạo ra sự khác biệt của nó so với các chi tiết khác trong ảnh. Có nhiều cách để làm được điều này. Thường thì bạn sẽ nhận ra sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối, màu lạnh và màu nóng.
Để thể hiện rõ hơn tương phản sáng tối, bạn có thể chuyển tông thành đen-trắng
Để thể hiện khác biệt về gam màu, hãy dùng sự đối chọi màu sắc nổi bật
Ngoài ra, các nhiếp ảnh gia còn tìm đến chủ đề tương phản sâu sắc hơn như vững chãi và chênh vênh, tròn và vuông, cao và thấp, giàu và nghèo…
__________________
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn