Ðề tài: Ngày này năm xưa
Xem bài viết đơn
  #93  
Cũ 17-06-2010, 09:19 AM
vndrake vndrake vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe độ tá lả
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 592
Thanks: 530
Thanked 2.715 Times in 475 Posts
Mặc định Ngày 06 tháng 6

[x] Ngày 6-6-1884, Chính phủ Pháp viết một Hiệp ước, đưa cho triều đình Huế kí nhận.
Hiệp ước này gọi là hiệp ước Patơnốt, gồm 19 khoản. Nội dung cơ bản giống như hiệp ước ngày 25-8-1883, nghĩa là triều đình Huế thừa nhận Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp. Phần đất còn lại đặt dưới chế độ "bảo hộ" của Pháp. Nước Pháp sẽ thay mặt triều đình Huế trong mọi quan hệ đối ngoại. Pháp đưa thêm mấy tỉnh Bình thuận, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá vào Trung Kỳ, và về danh nghĩa là cho triều đình cai quản, nhưng dưới sự bảo hộ của Pháp.

[x] Mai Xuân Thưởng sinh nǎm 1860, quê ở xã Bình Thành, huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định, đỗ cử nhân, giỏi võ, có tinh thần yêu nước cǎm thù giặc.
Nǎm 1855, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, ông cùng với các sĩ phu khác chiêu mộ nghĩa quân và đã tiêu diệt nhiều binh lính của địch. Giặc Pháp nhiều lần gửi thư dụ hàng cho Mai Xuân Thưởng nhưng không lay chuyển được ý chí của ông. Bọn giặc đã bắt bà mẹ ông cùng một số nười trong làng. Được tin này, ông đã ra gặp bọn chúng để tránh cho mẹ ông và dân làng khỏi chịu khổ nhục. Giặc dụ ông hàng, ông nói: "Chỉ có thể chém đầu tôi, chứ không thể bắt tôi đầu hàng".
Ngày 6-6-1887, bọn giặc đã xử tử Mai Xuân Thưởng, lúc đó ông mới 27 tuổi. Ở Hà Nội có một đoạn đường phố mang tên Mai Xuân Thưởng.

Bài thơ Ông làm khi trong chiến trận
Chết nào có sợ, chết như chơi,
Chết bởi vì dân, chết bởi thời.
Chết hiếu chi nài xương thịt nát,
Chết trung bao quản cổ đầu rơi.
Chết nhân tiếng để vang nghìn thủa,
Chết nghĩa danh thơm vọng mấy đời.
Thà chịu chết vinh hơn sống nhục
Chết nào có sợ, chết như chơi.


Vá khi sắp bị hành hình
Không tính làm chi việc mất còn,
Nợ trai lo trả ấy là khôn.
Gió đưa hồn nghĩa gươm ba thước,
Ðá tạc lòng trung quí mấy hòn.
Tái ngắt mặt gian xương tợ giá,
Ðỏ loè bia sách máu là son.
Rồi đây thoi ngọc đưa xuân tới,
Một nhánh mai già nảy rậm non.




[x]Ngày 6/6/1931 lãnh tụ của Đảng Cộng sản Đông dương Ông NGuyễn Ái Quốc bị cảnh sát Anh tại Hồng công bắt tại số nhà 186, phố Tam Lung, Cửu Long, Hương Cảng - Trung Quốc, với tọi danh là "Tay sai của Nga-Xô", "Có âm mưu phá hoại chính quyền Hương Cảng". Mùa xuân nǎm 1933 vơi sự giúp đỡ của luật sư Anh Lôdơbai, đồng chí Nguyễn Ái Quốc mới được trả tự do.
Chủ tịch Hồ CHí Minh và gia đình luật sư Loseby khi ông sang thăm Viê nam Dân chủ Cộng hòa năm 1960


[x]Ngày 6/6/1606 là ngày sinh của Pierre Corneille (ông mất năm 1684) là nhà viết kịch, nhà thơ lớn của Pháp. Lúc đầu học luật, làm trạng sư, sau ham mê sáng tác. Sự nghiệp sáng tác bắt đầu bằng những tác phẩm thơ như tuyển tập "Tản mạn thi ca" (1632). Sau đó viết những vở hài kịch phong tục có xen lẫn chất bi, như "Hành lang của cung điện" hay "Người bạn gái tình địch" (1632), "Cô hầu gái" (1633), "Quảng trường Hoàng gia" (1633) hay "Người tình nhân kì cục" (1633 - 64), trong đó đường phố, quảng trường, cửa hàng, nếp sống, con người... của Pari thế kỉ 17 đã hiện lên hết sức sinh động. Coocnây còn viết hàng loạt bi kịch hoặc bi hài kịch nổi tiếng, như "Mêđê" (1635), "Lơ Xit" (1636); các vở rút từ lịch sử La Mã cổ đại: "Ôraxơ" (1640), "Xina" (1640 - 41), "Pôliơctơ" (1641 - 42). Vấn đề xung đột giữa dục vọng cá nhân và nghĩa vụ công dân, giữa tình yêu và danh dự đã đưa vở "Lơ Xit" trở thành mẫu mực của sân khấu cổ điển Pháp thế kỉ 17, làm nổ ra cuộc tranh luận lớn trong giới học giả Pháp. "Lơ Xit" và một vài vở khác như "Ôraxơ" đã khẳng định sự hình thành trên thực tiễn luật tam duy nhất trong kịch cổ điển thế kỉ 17.
Về mặt lí luận phê bình, trong lời nói đầu cho vở "Êđip", nhất là trong bộ ba luận văn "Ba ý kiến" về kịch, Coocnây đã nêu lên nhiều nguyên lí về các bộ phận trong cấu trúc kịch, về luật tam duy nhất, về bi kịch và tính chất giống sự thật của bi kịch. Coocnây là người đặt nền móng vững chắc cho kịch dân tộc cổ điển Pháp. Được bầu vào Viện Hàn lâm năm 1642.
Vở Opera "Le Cid"



[x]Ngày 6/6/1933 Rạp chiếu phim cho phép lái cả xe Ô tô vào xem -Drive In Theaters "Ozoners" một nét văn hóa Mỹ lần đầu có mặt tại Camden County, N.J.




[x] Ngày 6/6/1944 D-Day
Cuộc đổ bộ của quân đội khối Đồng minh vào các bãi biển vùng Normandie ngày 6 tháng 6 1944, còn gọi là Trận chiến vì nước Pháp, là một trong những mốc lịch sử quan trọng của thế chiến thứ hai. Đây là cuộc tấn công từ biển vào đất liền lớn nhất trong lịch sử, với hơn 150.000 quân lính của Hoa Kỳ, Anh Quốc, Canada cùng với quân kháng chiến Pháp, Tiệp Khắc, Ba Lan, Bỉ, Hà Lan, Na Uy, theo các chiến hạm lớn nhỏ từ miền nam Anh Quốc kéo vào đất Pháp lúc bấy giờ đang nằm dưới sự kiểm soát của quân Đức Quốc Xã. Ngay từ ngày đầu tiên, họ đã phá hủy các cầu và cắt đường liên lạc của quân Đức, và gặt hái thành công vang dội[10]. Sau nhiều ngày chiến đấu, quân lực Đồng Minh giành được lợi thế vào tháng 7 năm ấy, đẩy được quân Đức Quốc Xã ra khỏi các căn cứ quân sự tại Normandie và trên đà thắng lợi đã tiến hành cuộc giải phóng Paris nói riêng, và cuộc tiến chiếm giải phóng châu Âu nói chung cũng như sự chấm dứt thắng lợi của cuộc chiến.


[x]Ngày 6/6/1863 Bảo tàng Ashmolean Museum of Art and Archaeology, Oxford là bảo tàng công cộng đầu tiên trên thế giới được mở cửa


[x]Ngày 6/6/1903 ngày sinh của nhà soạn nhạc Armenia một khuôn mặt tiêu biểu của nền âm nhạc Liên xô
Âm nhạc của Aram Khachaturian phong phú về màu sắc, kết hợp được tính độc đáo của riêng ông với âm hưởng và tiết tấu của nghệ thuật dân gian Armenie(một phần với âm nhạc dân gian của các dân tộc khác vùng Kavkaz và ngoại Kavkaz), có sức sống mãnh liệt và trí tưởng tượng sáng tạo phong phú

Múa Kiếm (cong) - Sabre Dance

thay đổi nội dung bởi: vndrake, 03-06-2014 lúc 02:31 PM
Trả Lời Với Trích Dẫn