Xem bài viết đơn
  #3  
Cũ 25-07-2010, 05:36 PM
anhdao anhdao vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe lên cốt 2
 
Tham gia ngày: Sep 2008
Bài gởi: 282
Thanks: 401
Thanked 1.183 Times in 143 Posts
Mặc định

Trích nguyên văn bài viết của Nhiếp ảnh gia Ngô Thanh Bình:
Bài Phản Hồi " nhiếp ảnh Việt Nam và những ngộ nhận
Hôm nay mình nhận được email bài viết này của anh Tony Lê Kim Thuận ,khi anh đọc được bài báo " nhiếp ảnh Việt Nam và những ngộ nhận " của tác giả Trường Thành báo Tuổi Trẻ ,rất bức xúc nên anh viết bài này gữi cho Tạp Chí Nhiếp Ảnh . Mong qua bài viết này ACE đọc được sẽ bớt đi thành kiến về Nhiếp Ảnh Việt Nam ...

Tony Lê Kim Thuận / Bài đăng báo

Kính gởi: Tạp chí, Báo chí Văn hoá Nhiếp Ảnh Việt Nam

Tôi là Tony Lê Kim Thuận, một nghệ sĩ nhiếp ảnh, đang sinh sống tại Mỹ; là người con ở xa Tổ Quốc luôn hướng về quê hương Việt Nam . Ngày 21-7-2010 tôi đọc bài báo của tác giả Trường Thành với chủ đề: “Nhiếp Ảnh Việt Nam và những ngộ nhận” trên báo Tuổi Trẻ online, tôi thấy cần có ý kiến phản bác về những thông tin trong bài báo mà tác giả đã suy diễn một cách trắng trợn về những tổ chức Nhiếp ảnh trên thế giới.
Ngày 19/8/1839 nền nhiếp ảnh thế giới được khai sinh qua sự tò mò và cảm tính về khoa học , nghệ thuật, và ánh sáng, để tạo ra hình ảnh , phát xuất từ cảm tính cá nhân mà thông thường người ta gọi là “serious amateur” . Từ đó chuyên nghiệp nhiếp ảnh mới ra đời, kinh qua giai đoạn “serious amateur” . Sự khác nhau giữa professional (chuyên nghiệp) và serious amateur ( không chuyên nghiệp) , là: chuyên nghiệp dùng phương tiện của “serious amateur” để tạo ra tiền, nhưng bị giới hạn, trong một khuôn khổ nhất định, tùy theo người sử dụng nó. Ngược lại, “serious amateur” đi về cảm tính nghệ thuật nhiếp ảnh, luôn phát triển mãi mãi, và không giới hạn, vì khi nói đến nghệ thuật thì không có giới hạn. Ngược lại, chuyên nghiệp thì không phải là nghệ thuật mà chỉ là mỹ thuật có giới hạn. Tất cả những tạp chí trên thế giới mà tác giả đưa ra đó là những cơ sở tư nhân kinh doanh qua đọc giả về nhiếp ảnh ; do đó nó chỉ là công cụ thương mại của cá nhân hay tổ chức kinh doanh ở quốc gia đó mà thôi. Những trích dẫn về “hội chợ liên hoan…” điều này chứng tỏ tác giả chỉ nghe nói rồi suy diễn, chẳng biết gì cả ; bởi vì tôi là người đã và đang sinh hoạt nhiếp ảnh chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, giao lưu nhiếp ảnh khắp 5 châu, tham dự cũng nhiều liên hoan ảnh . Vấn đề giải pulitzer mà tác giả đưa lên, chỉ có giá trị về ảnh phóng sự đặc biệt, do tổ chức báo chí của USA chọn ảnh giá trị của từng giai đoạn lịch sử, đưa ra bình chọn để khen thưởng, chứ không phải là một tổ chức thi ảnh quốc tế rộng rãi. Những hệ thống tổ chức thi ảnh quốc tế ngoài hệ thống FIAP và PSA chỉ là những tổ chức thi ảnh phục vụ thương mại, dành cho những người ham thích đăng ảnh lên báo, tạp chí, mà người tham dự phải tốn tiền một cách khoa học. Ví dụ: Bạn tham dự 10 ảnh, lệ phí 20USD, rồi ban giám khảo chọn một ảnh đẹp nhất của bạn in vào catalog. Sau đó họ thông báo bạn có một tác phẩm được bình chọn để in vào tạp chí. Nếu bạn muốn có catalog có hình của bạn, thì phải trả ít nhất 65 dollars (tuỳ tạp chí). Như vậy là những tạp chí đó dùng nghệ thuật để kinh doanh, thì tác giả Trường Thành cho rằng đó là những tổ chức nhiếp ảnh danh giá??

Vấn đề ảnh lưu trữ , FIAP có cơ sở lưu trữ những tác phẩm nghệ thuật giá trị thế giới tại bảo tàng viện Musee de Lausan Thụy Sĩ . Ảnh của các nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam có lưu trữ ở bảo tàng viện thế giới này hay không, thì xin hỏi Hội Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh Việt Nam sẽ rõ. Theo tôi biết chắc chắn thì các nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam có đẳng cấp FIAP đều có ảnh lưu trữ tại bảo tàng viện ở Thụy Sĩ, mà tên tác giả và danh số tác phẩm của họ được lưu hồ sơ tại văn phòng lưu trữ của FIAP (FIAP Collection Service) ở Belgium. Theo văn bản FIAP tôi biết chắc chắn Việt Nam có 3 bộ ảnh lưu trữ đã thông báo đến hơn 100 quốc gia .Nếu những tổ chức văn hoá của quốc gia nào muốn mượn bộ ảnh của Việt Nam đang lưu trữ để triển lãm tại quốc gia mình , thì có thể liên lạc với FIAP .
Các bảo tàng viện nhiếp ảnh ở Chicago, New York là của tổ chức tư nhân thành lập để trưng bày và có tính cách thương mại, không nằm trong hệ thống nhiếp ảnh giáo dục của cơ quan văn hoá giáo dục liên hiệp quốc UNESCO và của nước Mỹ , chỉ có FIAP là đại diện chính thức được (công nhận) reconnue par l’UNESCO . Ngược lại, bảo tàng viện nhiếp ảnh văn hóa nghệ thuật Delaware của hiệp chủng quốc Mỹ đã được thành lập hơn 70 năm nay, mới là nơi được dùng để lưu trữ ảnh nghệ thuật. Tất cả ảnh nghệ thuật của các danh nhân thế giới đều được lưu trữ tại đây. Trong đó có tác phẩm “Suối tóc” của cụ Phạm Văn Mùi đã được PSA lưu trữ, do chính tôi là người tiến cử vinh danh thế giới về sự nghiệp nhiếp ảnh của Cụ tại đại hội nhiếp ảnh thế giới thường niên của tổng hội nhiếp ảnh Hoa Kỳ PSA , vào năm 1992 tại Lake Tahoe, California.

Về phần hình ảnh giống nhau mà tác giả đưa ra một số tác phẩm để phân tích, quả thật tác giả chưa hiểu gì về salon quốc tế, có lẽ do thiếu thông tin. Tiện đây tôi xin nói, 5 hay 10 tác phẩm tương tự nhau , gởi đi dự thi ở năm hay mười nước khác nhau, thì salon quốc gia nào đó, cần chọn 1 ảnh có chủ đề, mà nếu có tác phẩm lọt vào chủ đề đó, thì được huy chương là đương nhiên. Cũng xin nhấn mạnh, huy chương không định lượng về trình độ nhiếp ảnh cao thấp, chỉ có tước vị mới đánh giá được trình độ kiến thức nhiếp ảnh của tác giả. Đó mới là giá trị định lượng về khả năng nhiếp ảnh , theo thứ bậc, mà các tổ chức nhiếp ảnh thế giới đã định ra . Ví dụ: bạn thi tước hiệu cao đẳng F của các hội Bạn Ảnh ICS, New York PSNY, Hoàng Gia Anh Quốc RPS, Ấn Độ, vv.,, thì bạn phải nộp từ 15 tới 18 tác phẩm , mỗi chủ đề là 3 tác phẩm , các chủ đề đó phải khác nhau , ánh sáng phải khác nhau, toàn diện, không có sự tương đồng hay lặp lại, nếu 15 hay 18 tác phẩm đó, hội đủ điều kiện quy định của hội đồng thi 100% , thì bạn mới đạt được tước hiệu đẳng cấp. Nếu có một tác phẩm không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại; chứ không phải mình đem 15 tác phẩm có 15 huy chương vàng , hay có nhiều “Sao”, hoặc có danh xưng “top ten” thế giới để dự thi , thì được tước hiệu đẳng cấp , suy nghĩ như vậy là sai. Chính vì vậy, hệ thống tước hiệu đẳng cấp , mới là thước đo kiến thức nhiếp ảnh của mỗi tác giả . Hệ thống đẳng cấp quốc tế này đã được giới chơi ảnh nghệ thuật trên thế giới công nhận gần một thế kỷ nay.

Đề nghị tác giả thẩm định lại bài viết của mình khi nói đến từ chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp trong nhiếp ảnh, cũng như về đẳng cấp tước hiệu, với chủ ý muốn làm lu mờ về văn hóa nhiếp ảnh nghệ thuật thuần túy của những nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam. Vì chuyên nghiệp là đặt vấn đề mỹ thuật có tính cách thương mại, giới hạn. Ngược lại, không chuyên nghiệp phải hiểu rằng, nghệ thuật là do cảm tính phát huy không giới hạn, không đặt nặng vấn đề thương mại. Đó là hai hướng đi khác biệt nhau, hơn nữa Professional (chuyên nghiệp) được triển khai từ Serious Amateur (không chuyên nghiệp). Sau đây là một minh chứng khá cụ thể là nhiếp ảnh chuyên nghiệp (professional) đã phải nhường bước cho nhiếp ảnh không chuyên nghiệp (serious amateur) mà tôi đã sinh hoạt trong hai tổ chức này từ năm 1991. Hiệp Hội Nhiếp Ảnh Hoàng Gia Anh Quốc, một hội ảnh không chuyên nghiệp có tên gọi là The Royal Photographic Society of Great Britain United Kingdom - RPS có trụ sở tại Octagon Bath London; một hội ảnh nghệ thuật nổi tiếng vào bậc nhất thế giới, đã thành lập gần hai thế kỷ nay; và một học viện nhiếp ảnh chuyên nghiệp của các quốc gia liên hiệp Anh, cũng được xây dựng lâu đời hơn một thế kỷ, cũng nổi tiếng vào bậc nhất thế giới, có tên gọi là The British Institute of Professional Photography – BIPP, có trụ sở tại Luân Đôn Anh Quốc. Đẳng cấp tước vị của hai tổ chức này có thứ bậc tương tự như nhau: Licentiate, Associate, và Fellow. Hai tổ chức này đã đồng ý trên căn bản trao đổi tước vị ngang nhau, ở thứ bậc Licentiate (sơ đẳng), và Associate (trung đẳng). Nhưng về tước hiệu Fellow (cao đẳng), Hội Nhiếp Ảnh Hoàng Gia Anh Quốc RPS, không công nhận tước hiệu (cao đẳng) Fellow của Học Viện Nhiếp Ảnh Chuyên Nghiệp Liên Hiệp Anh BIPP. Học viên, giảng viên , hội viên của học viện này muốn có tước vị của Hội Nhiếp Ảnh Hoàng Gia Anh Quốc RPS, bắt buộc phải nộp đơn thi. Ngược lại hội viên của Hội Nhiếp Ảnh Hoàng Gia Anh Quốc có thể trao đổi tước hiệu cao đẳng Fellow của Học Viện Nhiếp Ảnh Chuyên Nghiệp BIPP rất dễ dàng, mà không phải thi cử gì cả. Điều này chứng tỏ rằng, nhiếp ảnh chuyên nghiệp (professional) đã phải tuân phục nhường bước cho nhiếp ảnh không chuyên nghiệp (serious amateur) phát triển, sự kiện này vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay.
Tổ chức FIAP thuộc cơ quan văn hóa giáo dục liên hiệp quốc gọi là UNESCO, vậy thì chứng minh rằng FIAP không phải là tổ chức làm thương mại, mà là tổ chức phục vụ văn hóa nghệ thuật đại chúng thế giới, theo nền văn hoá của từng quốc gia. Do đó, không thể đem những tổ chức kinh doanh nhiếp ảnh tư nhân, như tác giả đã đưa ra, để so sánh với những tổ chức nhiếp ảnh nằm trong hệ thống của cơ quan văn hóa giáo dục liên hiệp quốc, như liên đoàn nhiếp ảnh nghệ thuật thế giới FIAP. Trong đó có Hội Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh quốc gia Việt Nam là thành viên đang điều hợp đại hội nhiếp ảnh thế giới FIAP lần thứ 30 tại Hà Nội, vào ngày 1 tháng 8 năm 2010 này.

Tony Le Kim Thuan, APSA EFIAP ESFIAP HonEFIAP PSA/FIAP LO US
__________________
Anh sẽ đưa em đi trên con đường em thích cùng với người bạn CD của chúng ta!

Nhà của em -
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 9 Users Say Thank You to anhdao For This Useful Post:
1stLady (26-07-2010), LEMOTO (26-07-2010), LaLễVinh (29-07-2010), ManOnTheMoon (28-09-2010), chan_ga_87 (29-07-2010), cuabien (27-07-2010), hung_cattuong (26-07-2010), mydalat (29-07-2010), thehuy (26-07-2010)