Xem bài viết đơn
  #8  
Cũ 13-02-2012, 01:06 PM
cd-woman's Avatar
cd-woman cd-woman vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe độ tá lả
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Sài Gòn
Bài gởi: 601
Thanks: 1.938
Thanked 6.273 Times in 497 Posts
Mặc định

Đoạn này có nói nhiều về cửa Ba Thắc,một trong các cửa đã bị vùi lấp.Và hiện giờ địa điểm cửa này nằm ở đâu.
Kỳ 2: Cái chết của một cửa sông huyền thoại
Băng qua 9 cửa sông Cửu Long tưởng chừng sẽ gặp vô vàn khó khăn, đơn độc và đôi khi chúng tôi đã nghĩ sẽ khó mà làm thành phim được. Nhưng rồi mỗi lần đi qua một địa danh, vượt qua một “cửa rồng” chúng tôi lại có được cảm nhận nhiều hơn về những câu chuyện biến thiên nơi cuối dòng Mê Kong huyền thoại.

**Câu chuyện biến thiên
Như đã hứa, anh bạn “thổ địa” ở Ba Tri đã chờ sẳn chúng tôi tại Cảng cá Ba Tri, nơi được xem là điểm gần nhất tiếp cận cửa Hàm Luông. Thế là hành trình vượt qua các cửa biển của chúng tôi giờ đây có thêm bạn đồng hành.

Cửa Hàm Luông trong buổi chiều tà thật đẹp, một màu xanh của sự sống đang bao phủ cả hai đầu bên này là cồn Hố của xã An Thủy, huyện Ba Tri và bên kia là cồn Voi thuộc xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Anh bạn đồng nghiệp kể vanh vách với chúng tôi những câu chuyện biến thiên nơi tận cùng của các nhánh sông Cửu Long khi hòa mình vào biển cả như câu chuyện về cồn Hố, một bãi bồi mới được hình thành từ phù sa bồi đắp đã mang lại cuộc sống tươi mới ở cuối dòng Hàm Luông, hay như câu chuyện về những “chàng an tiêm và sự tích trái dưa hấu thời hiện đại” của các “triệu phú” dưa hấu tái sinh Hàm Luông ngay trên cồn Hố này. Tiếp tục hành trình tìm về cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu ở bên kia sông Hàm Luông, anh bạn “thổ địa” nói: “Bây giờ các ông nhìn thấy cửa sông vậy thôi chứ lần tới về đây thấy khác lắm. Bãi bồi từ phù sa lẫn cát biển làm thay đổi các cửa sông liên tục. Như bến đò Ngang vượt qua cửa Cổ Chiên trước đây nằm ngay sát cửa biển, nhưng giờ nó nằm cách biển hàng chục cây số lận”. Sự biến đổi về mặt địa lý không ngừng làm thay đổi nhiều thứ nơi đây. Có nơi tạo nên những vùng đất tươi mới, màu mỡ từ những hạt phù sa sông Cửu Long mang lại, nhưng cũng có nơi làm thay đổi trật tự thiên nhiên như một quy luật biến thiên của tạo hóa.

**Đoạn kết của một cửa sông huyền thoại
Chiều trên sông Cổ Chiên thật yên bình, dòng nước sông Cổ Chiên hiền hòa phẳng lặng. Chúng tôi dong mình vượt cửa Cổ Chiên trên chuyến đò Ngang, nơi bến đò duy nhất nằm gần cửa biển. Anh bạn “thổ địa” nói nhỏ: “Các ông nghe thấy tiếng vọng của trống và chiêng dội lên từ đáy sông không?”. Đó là lời gợi mở đầy tính huyền bí về câu chuyện truyền thuyết sông Cổ Chiên mà anh bạn này đã kể với chúng tôi trong suốt hành trình vượt cửa Cổ Chiên.

Chia tay cửa Cổ Chiên, băng qua vùng đất Trà Vinh với cửa Cung Hầu phẳng lặng thấp thoáng những cồn nghêu mọc lên giữa sông, hay cửa Định An đang ngày càng mở rộng để phân luồng đưa đón tàu thuyền giúp cảng Cần Thơ phát triển, chúng tôi tìm về cửa sông Ba Thắc (Bassac), một “cửa rồng” được xem là “đã chết” trong hệ thống chín cửa sông rồng.

Ghé hỏi thăm những người địa phương về cửa Ba Thắc thì không ai biết. Anh bạn dẫn đường gãi đầu: “Tui cũng không rành vùng đất này lắm ông ơi!”. Việc tìm kiếm dấu tích của một cửa sông “đã chết” trên mảnh đất Cù Lao Dung tưởng chừng vô vọng thì chúng tôi gặp được chú Ba Nghi, một trong những người sinh sống lâu nhất tại Cù Lao Dung này hiểu rõ về cửa Ba Thắc. Chú Ba Nghi khẳng định với chúng tôi: “Cửa Ba Thắc giờ vẫn còn đó, hàng ngày tàu thuyền vẫn qua lại ầm ầm trên cửa đó”. Câu chuyện về cửa Ba Thắc trên vùng đất Cù Lao Dung của Chú Ba Nghi đã đưa chúng tôi tìm về đoạn kết của một cửa sông. Vẫn còn đó dòng Bassac năm xưa, giờ đây mang trên mình một cái tên mới, sông Cồn Tròn trước khi hòa mình vào cửa sông Trần Đề. Nằm giữa bãi bồi của một bên là Cồn Nỗi xã An Thạnh Nam và một bên là Cồn Tròn xã Đại Ân I, sông Cồn Tròn hiền hòa phẳng lặng, đón chúng tôi trong hành trình tìm về dòng Bassacđã chết. Anh bạn dẫn đường nói với chúng tôi: “Cửa Ba Thắc đổ ra cửa Trần Đề, vậy là tiện đường cho các ông khám phá cửa Trần Đề luôn rồi nhé. Nhiệm vụ của tôi xem như đã xong”.
Cuối cùng, chúng tôi cũng tới được cửa Trần Đề, cửa biển cuối cùng và rộng nhất trong hệ thống sông Cửu Long. Hành trình khám phá chín cửa sông rồng đã đưa chúng tôi đến với những vùng đất xa xôi với những câu chuyện chân thực về đời sống của những người dân chân chất hào sảng của Miền tây Nam Bộ. Chín cửa sông rồng đã để lại cho chúng tôi thật nhiều cảm xúc về những câu chuyện biến thiên của những hạt phù sa màu mỡ chu du từ thượng nguồn sông mẹ Mekong rồi hòa mình vào biển lớn như một huyền thoại về vùng đất sông chín rồng.

E xin hết nha.Còn lại dành cho mấy anh em lên tour đó....
__________________
Sao cứ phải buồn khi quanh ta luôn có niềm vui

thay đổi nội dung bởi: cd-woman, 13-02-2012 lúc 03:33 PM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 16 Users Say Thank You to cd-woman For This Useful Post:
BINH_DONGTHAP (13-02-2012), DanhCB (13-02-2012), Forever (13-02-2012), Makino (13-02-2012), Minh ĐEN (13-02-2012), Tandold (21-02-2012), ThaiBinhDuong (08-04-2012), cuabien (13-02-2012), cuongcamau (13-02-2012), duynguyen (13-02-2012), hieumaylanh (26-04-2012), maiminh (13-02-2012), simba (13-02-2012), thehuy (13-02-2012), tiviet (17-02-2012), trang11 (13-02-2012)