Ðề tài: Ngày này năm xưa
Xem bài viết đơn
  #10  
Cũ 29-06-2014, 11:12 AM
vndrake vndrake vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe độ tá lả
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 592
Thanks: 530
Thanked 2.715 Times in 475 Posts
Mặc định Ngày 30 tháng 6

[x]Ngày 30-6-1018, thiền sư Vạn Hạnh viên tịch.
Thiền sư họ Nguyễn, quê châu Cổ Pháp (古法, nay thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), từ thuở nhỏ đã thông minh, học thông Nho, Lão, Phật và nghiên cứu hàng trăm bộ luận Phật giáo. Năm 21 tuổi ông xuất gia, tu học với bạn là thiền sư Ðịnh Tuệ dưới sự chỉ dẫn của thiền sư Thiền Ông tại chùa Lục Tổ. Sau khi Thiền Ông mất, ông bắt đầu chuyên thực tập Tổng Trì Tam Ma Ðịa, nên sau này hễ ông nói lời gì đều được thiên hạ cho là phù sấm. Vua Lê Ðại Hành rất tôn kính ông. Năm 980, Hầu Nhân Bảo của nhà Tống mang quân sang đóng ở núi Cương Giáp Lãng định xâm chiếm nước Đại Cồ Việt, vua triệu ông vào hỏi nếu đánh thì thắng hay bại. Ông đáp trong vòng từ ba đến bảy ngày giặc sẽ rút lui. Lời này sau ứng nghiệm. Khi vua Lê Ðại Hành muốn can thiệp vào Chiêm Thành để cứu sứ giả bị Chiêm Thành bắt giữ nhưng còn do dự, thì Vạn Hạnh nói đây là cơ hội đừng để mất. Sau đó lời này nghiệm, và trận ấy quân Lê thành công.

Trong cuộc vận động Lý Công Uẩn lên ngôi, ông đã tác động dư luận quần chúng bằng sấm truyền rất hữu hiệu. Sách Thuyền Uyển Tập Anh nói những loại sấm truyền và tiên tri ông dùng có rất nhiều thứ không kể hết được. Sách này kể ra một vài phương pháp đã dùng: Hồi Lê Ngọa Triều đang thi hành chính sách bạo ngược bị thiên hạ ghét bỏ, thì tại Cổ Pháp có một con chó trắng xuất hiện trên lưng nó có hai chữ "thiên tử" lấm tấm bằng lông đen. Thiên hạ bèn đồn rằng con chó là tượng trưng cho năm Tuất, và một bậc thiên tử sẽ sinh vào năm Tuất sẽ xuất hiện cũng vào năm Tuất (tức năm 1010).

Ngày Rằm tháng Năm năm Thuận Thiên thứ 9 (tức 30 tháng 6 năm 1018), khi công hạnh đã viên mãn, Thiền sư gọi đồ chúng lại dặn dò, đọc bài kệ rồi thị tịch. Vua Lý Thái Tổ và tất cả triều thần nhà Lý đến làm lễ Trà tỳ, thỉnh Xá lợi của ngài về thờ tại chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh).bài kệ như sau:
"Thân như bóng chớp có rồi không
Cây cối xanh tươi thu não nùng
Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi
Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương đông"

Thiền sư Vạn Hạnh được tôn là Quốc sư. Tượng của ông tại chùa Tiêu


[x]Ngày 30/6/1905 – Bài viết "Zur Elektrodynamik bewegter Körper" của Albert Einstein được tiếp nhận và xuất bản sau đó, trong đó giới thiệu thuyết tương đối hẹp.
Cơ học Newton cho rằng các hiện tượng cơ học chỉ liên quan đến các lực cơ bản đều xảy ra như nhau trong mọi hệ qui chiếu quán tính, nhưng không nói rõ các hiện tượng khác trong nhiệt động lực học, điện từ học,... có xảy ra như nhau trong mọi hệ qui chiếu quán tính hay không. Điện từ học chỉ ra rằng tương tác từ xảy ra chủ yếu là do chuyển động của các hạt mang điện. Như vậy có thể trong các hệ qui chiếu quán tính khác nhau các hiện tượng điện từ sẽ xảy ra khác nhau. Nhiều thí nghiệm được thực hiện với các hệ qui chiếu quán tính khác nhau với mục đích tìm ra một hệ qui chiếu quán tính mà ở đó tốc độ ánh sáng khác hẳn với tốc độ ánh sáng trong các hệ qui chiếu quán tính khác. Nhưng những thí nghiệm đó không đạt được kết quả.
Năm 1905 Einstein phát biểu nguyên lý tương đối về sự bình đẳng của các hệ qui chiếu quán tính với hai tiên đề.
Tiên đề đầu tiên:
Mọi hiện tượng vật lý (cơ học, nhiệt động lực học, điện từ học...) đều xảy ra như nhau trong các hệ qui chiếu quán tính.
Tiên đề này chỉ ra rằng các phương trình mô tả các hiện tượng tự nhiên đều có cùng dạng như nhau trong các hệ qui chiếu quán tính. Nó cũng phủ định sự tồn tại của một hệ qui chiếu quán tính đặc biệt, như một hệ qui chiếu đứng yên thật sự. Nói cách khác mọi hệ qui chiếu quán tính là hoàn toàn tương đương nhau. Từ tiên đề này các nhà khoa học khẳng định không thể tồn tại một môi trường ête truyền sóng điện từ (ánh sáng) với một vận tốc khác biệt các hệ qui chiếu khác.
Tiên đề thứ 2:
Tốc độ ánh sáng trong chân không là một đại lượng không đổi trong tất cả các hệ qui chiếu quán tính.
Giả thuyết này giải thích cho kết quả của thí nghiệm Michelson-Morley và thí nghiệm Sitter vì vận tốc truyền ánh sáng là như nhau theo mọi phương nên không thể sử dụng công thức cộng vận tốc Galileo cho ánh sáng.

Thực tế giả thuyết này có thể suy trực tiếp từ tiên đề đầu tiên. Mọi phương trình vật lý không thay đổi khi đi từ hệ quy chiếu quán tính này sang hệ quy chiếu quán tính khác, nghĩa là các phương trình Maxwell cũng bất biến, và một kết quả của nó là tiên đoán về tốc độ ánh sáng cũng phải bất biến. Do đó giả thuyết này không thể là tiên đề, chỉ là hệ quả của tiên đề tổng quát đầu tiên, nếu coi lý thuyết điện từ Maxwell là đúng.
Công thức nổi tiếng của Einstein


[x]Ngày 30 tháng 6 năm 1908 – Một vụ nổ lớn xảy ra gần sông Trung Tunguska thuộc khu vực Siberi của Đế quốc Nga, sự kiện có tác động lớn đối với Trái Đất.
Sự kiện Tunguska là một vụ nổ xảy ra tại tọa độ 60°55′B, 101°57′Đ, gần Sông Podkamennaya Tunguska ở vùng Evenk Autonomous Okrug, Siberi thuộc Nga hiện nay, lúc 7:17 sáng ngày 30 tháng 6, 1908. Thỉnh thoảng sự kiện này được gọi là Vụ nổ lớn Siberia.
Có thể sự kiện đã được gây ra bởi vụ nổ trên không của một tiểu hành tinh hay sao chổi từ khoảng cách 5 đến 10 kilômét (3–6 dặm) trên bề mặt Trái Đất. Năng lượng của vụ nổ sau này được ước tính trong khoảng 10 đến 20 megaton TNT, tương đương với Castle Bravo, quả bom hạt nhân mạnh nhất từng được Hoa Kỳ chế tạo. Vụ nổ đã làm đổ khoảng 60 triệu cây trên diện tích 2.150 Kilômét vuông .


[x] Được sự giúp đỡ tích cực của Đảng cộng sản Pháp, Đức và do sự hoạt động khéo léo bí mật của mình, Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua hàng rào bao vây của các nước đế quốc để đến Pêtơrôgrats - Liên Xô vào ngày 30-6-1923, chuẩn bị dự Đại hội lần thứ 5 Quốc tế cộng sản.
Đây là lần đầu tiên Ông đến Liên Xô. Trong thời gian của Liên Xô Nguyễn Ái Quốc làm việc với Quốc tế cộng sản, viết nhiều bài đǎng báo để trình bày quan điểm của mình về Cách mạng giải phóng dân tộc.
Nguyễn Ái Quốc tại đại hội V Quốc tế Cộng sản


[x]Ngày 30/6/1936 Cuốn tiểu thuyết "Cuốn theo chiều gió" của Margaret Mitchell được công bố.
Cuốn theo chiều gió (Nguyên văn: Gone with the wind), xuất bản lần đầu năm 1936, là một cuốn tiểu thuyết tình cảm của Margaret Mitchell, người đã dành giải Pulitzer với tác phẩm này năm 1937. Câu chuyện được đặt bối cảnh tại Georgia và Atlanta, miền Nam Hoa Kì trong suốt thời kì nội chiến và thời tái thiết. Tác phẩm xoay quanh Scarlett O'Hara, một cô gái miền Nam đầy sức mạnh, phải tìm mọi cách để sống sót qua chiến tranh và vượt lên cuộc sống khó khăn trong thời hậu chiến. Tiểu thuyết đã được chuyển thể thành phim năm 1937.


[x]Ngày 30/6/1937 - Số điện thoại khẩn cấp 999 , được triển khai lần đầu tiên trên thế giơpis tại khu vực Oxford Circus - London.
Sau 1 đám cháy 10/11/1935 tại một ngôi nhà trên phioos Wimpole lam năm người phụ nữ bị chết. Một hàng xóm của ngôi nhà đó đã cố gọi cho cứu hỏa nhưng cuộc gọi bị bắt buộc nằm vào hàng đợi tại tổng đài. Ông đã viết một thư đến bào The Times để thúc đẩy quá trình điều tracuar chính phủ.
Việc chọn chuối 3 số 999 có vị trí dứoi cùng của đĩa quay số (theo kiểu cũ) cho phép 1 người khiếm thị cũng có thể thực hiện cuộc gọi.

Trên hình trên ta thấy
52% cuộc gọi 999 để yêu cầu sự hỗ trợ của cảnh sát
41% cuộc gọi 999 để gọi cấp cứu y tế
6% cuộc gọi 999 để gọi lính cứu hỏa
1% cuộc gọi 999 để gọi lực lượng tuần duyên

[x] Đảng dân chủ Việt Nam được thành lập vào ngày 30-6-1944, một chính đảng Cách mạng của tư sản dân tộc và tiểu sản trí thức yêu nước.
Đảng dân chủ Việt Nam đã cùng đồng hành với dân tộc trong suốt chặng đường cứu nước qua hai cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc, để hoàn thành Cách mạng dân tộc dân chủ, thống nhất đất nước.
Sau khi đất nước thống nhất, nhiệm vụ của Đảng dân chủ Việt Nam tự nguyện cùng với Đảng xã hội tự giải tán.Đảng Dân chủ Việt Nam là "chính đảng của tư sản dân tộc và tiểu tư sản, trí thức yêu nước và tiến bộ Việt Nam", hoạt động từ năm 1944, tên ban đầu là Việt Nam Dân chủ Đảng hay Việt Nam Tân dân chủ Đảng. Tiền thân của nó là Tổng hội sinh viên Đại học Tổng hợp Hà nội năm 1940, sau các nhóm sinh viên yêu nước hợp nhất thành lập đảng. Đảng tham gia Việt Minh, Dương Đức Hiền tham gia Tổng bộ Việt Minh, sau đó lại tách ra[1],..., và tham gia Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam. Trong Quốc hội khóa I năm 1946 đảng giành 46 ghế, do Đỗ Đức Dục và Tôn Quang Phiệt lãnh đạo. Đảng có 2 ghế trong Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam (Dương Đức Hiền, Cù Huy Cận) và 4 ghế trong chính phủ lâm thời, đến tháng Ba năm 1946 (Dương Đức Hiền, Cù Huy Cận, Vũ Trọng Khánh, Vũ Đình Hòe). Ở Nam bộ ban đầu các đảng viên hoạt động như là nhóm Tân Dân chủ (Huỳnh Văn Tiểng lãnh đạo, năm 1945). Sau khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ tháng 12 năm 1946, đảng lại gia nhập Việt Minh.
Từ năm 1954 đến 1975 đảng hoạt động tại miền Bắc Việt Nam (Đảng bộ tại miền Nam về hình thức tách ra năm 1961 vẫn lấy ngày thành lập năm 1944, thành lập Đảng Dân chủ tham gia Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam tới 1975), và từ 1975 đến 1988 trên toàn Việt Nam.
Kể từ Quốc hội khóa II, ứng cử viên tranh cử trong khối Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đảng Dân chủ hiện nay được xem là một đảng mới thành lập chứ không phải sự hoạt động trở lại của Đảng Dân chủ đã giải thể từ năm 1988

[x]Ngày 30/6/1971 chuyến bay của tàu Soyuz 11 kết thúc trong thảm họa: Sau khi khang hạ cánh hạ xuống sân bay Baiconua khoang hạ cánh được mở người ta thay 3 nhà du hành vũ trụ đã chết!
Hình ảnh cứu hộ trong tuyệt vọng 3 nhà du hành vũ trụ


[x] Ngày 30/6/1972 – Giây nhuận đầu tiên được thêm vào hệ thống Giờ phối hợp quốc tế (UTC).
Giây nhuận là sự điều chỉnh một giây chèn vào để giữ cho các chuẩn phổ thông về thời gian của ngày, ví dụ giờ phối hợp quốc tế, gần với thời gian Mặt Trời trung bình. Các giây nhuận là cần thiết để giữ các chuẩn thời gian đồng bộ với các loại lịch thông thường, mà nền tảng của nó là các quan sát thiên văn.
Giây nhuận là sự điều chỉnh một giây chèn vào để giữ cho các chuẩn phổ thông về thời gian của ngày, ví dụ giờ phối hợp quốc tế, gần với thời gian Mặt Trời trung bình. Các giây nhuận là cần thiết để giữ các chuẩn thời gian đồng bộ với các loại lịch thông thường, mà nền tảng của nó là các quan sát thiên văn.
Sai khác thời gian theo mặt trời và theo đồng hồ UTC


[x] Ngày 30/6/1977 – Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) giải thể sau 23 năm tồn tại.
Liên minh này được thành lập ngày 8 tháng 9 năm 1954, chưa tới 2 tháng sau Hiệp định Genève được ký, kết thúc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, tạm thời chia đôi Việt Nam tại vĩ tuyến 17 và buộc quân Pháp rút khỏi Đông Dương. Các nước thành lập SEATO gồm có: Australia, Pháp, Anh, New Zealand, Pakistan, Philippines, Thái Lan và Hoa Kỳ.
Cũng như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), liên minh SEATO ra đời nhằm mục đích ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản, nhưng khác với NATO, SEATO không ràng buộc các quốc gia thành viên tham chiến chống lại mối đe doạ quân sự. Dù SEATO hợp thức hóa nỗ lực quân sự của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam và nhiều quốc gia thành viên SEATO gửi quân đến Việt Nam quân sang tham chiến, chính SEATO thì lại không đóng vai trò trực tiếp trong cuộc chiến này. Pháp ngừng tham gia tích cực vào SEATO năm 1967 và Pakistan chính thức rút khỏi tổ chức này năm 1972.
Khi Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam năm 1972-1973 và chủ nghĩa cộng sản chiếm ưu thế ở Đông Dương năm 1975, SEATO đã trở thành một tổ chức lỗi thời. Với sự đồng thuận chung, liên minh này giải tán ngày 30 tháng 6 năm 1977.
Cờ của SEATO


[x]Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Nho Tuý sinh nǎm 1910 và qua đời vào ngày 30-6-1977. Ông còn gọi là Đội Tảo, hiệu là Hàm Quan, bí danh Thuần Chi, ngoài ra lúc trẻ còn được gọi là Kép Thủ.
Ông sinh tại Điện Minh, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, là nơi nổi danh về tuồng Quảng Nam. Cha ông là Bốn Quảng, cũng là một kép hát trong cung đình triều Nguyễn. Ngay từ nhỏ ông đã yêu thích hát bội, có giọng hát tốt. Năm 13 tuổi, ông được cha dạy diễn tuồng. Năm 14 tuổi, ông đóng vai Hồ Nguyệt Cô trong vở Võ Tám Tư trảm Nguyệt Cô. Ngoài ra, ông còn học chơi đàn bầu.
Năm 15 tuổi, ông vào trường hát tuồng của Nguyễn Hiển Dĩnh, tham gia diễn các vai đào như đào chiến, đào trào, đào phiên... Năm 23 tuổi, ông đóng các vai kép, điêu luyện trong việc sử dụng đôi hia và ngọn giáo. Năm 28 tuổi, ông nhận bằng phó ca của triều đình Huế. Với sự ham học hỏi và tìm tòi của mình, ông đã đóng thành công Địch Thanh, Đổng Kim Lân, Quan Công, Tạ Ngọc Lân, Ngạn Quang... Ông được chọn vào một trong Ngũ mỹ (năm người đóng tuồng giỏi nhất) của tỉnh Quảng Nam: Lão văn ông Phẩm (Chánh Phẩm, tức Nguyễn Phẩm), lão vẽ ông Độ, kép ông Tảo, nịnh ông Lai (Sáu Lai, tức Nguyễn Lai), tướng ông Thùy, và được ca ngợi là "Con rồng trên sân khấu"
Kháng chiến bùng nổ, ông tham gia kháng chiến, rồi gia nhập Đoàn Tuồng liên khu V do Hoàng Châu Ký thành lập năm 1952, cùng các nghệ nhân Nguyễn Lai, Phó Sơn, Ngô Thị Liễu, Nguyễn Phẩm... xây dựng đoàn. Ông đóng thành công vai ông Bảng trong vở Chị Ngộ (Nguyễn Lai), một vở tuồng hiện đại. Sau năm 1954, hoà bình lập lại, ông đem tài nghệ của mình xây dựng Đoàn Tuồng Bắc, tham gia giảng dạy, đào tạo nhiều thế hệ diễn viên tuồng. Ông còn là đại biểu Quốc Hội khoá II (1964-1971).
Nguyễn Nho Tuý là một diễn viên xuất sắc, đã có nhiều đóng góp trong việc bảo tồn, phát triển sân khấu tuồng hiện đại. Sau khi ông mất, năm 1984, ông được truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân đợt đầu tiên.


[x] Ngày 30-6-1985 đã diễn ra lễ thông cầu Chương Dương sau 20 tháng thi công và xây dựng. Toàn bộ cầu dài 1.210,95 mét, rộng 19,76 mét. Đây là chiếc cầu lớn thứ hai, sau cầu Thǎng Long, bắc qua sông Hồng trên địa bàn Hà Nội, do cán bộ, công nhân Việt Nam tự thiết kế, thi công.
Cầu Chương dương trang hoàng trong ngày lễ

thay đổi nội dung bởi: vndrake, 30-06-2014 lúc 04:09 PM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post:
1stLady (30-06-2014), DanhCB (09-07-2014)