Trở lại   HOANGTUDEN CD CLUB > DẶM TRƯỜNG THIÊN LÝ > Nhật ký những chuyến đi

Chú ý

Nhật ký những chuyến đi Nhật trình, nhật ký, hình ảnh những chuyến đi .....

 
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Prev Previous Post   Bài tiếp Next
  #1  
Cũ 04-05-2009, 01:07 AM
khoaton's Avatar
khoaton khoaton vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Độ về xe zin
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: HCMC
Bài gởi: 1.706
Thanks: 1.837
Thanked 4.021 Times in 674 Posts
Biến số xe: 52Z5-0508
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới khoaton
Mặc định Khám Phá Cambodia

Khám Phá Cambodia


Lời mở đầu
Cambodia, một cái tên, nếu 10 năm trước được biết đến như 1 vùng đất bất ổn về chính trị ; 20 năm trước, đó là nơi các người lính của quân đội nhân dân Việt Nam đã ngã xuống trong việc chiến đấu chống Khmer Đỏ I-êng Sari, giành độc lập cho Cam-pu-chia. Xa hơn, trong cuộc chiến giành độc lập, thống nhất Việt Nam, chính đất nước họ đã trao toàn quyền sử dụng vùng biên giới Việt-Cam để quân đội ta vận chuyển khí tài, đạn dược và các cuộc hành quân đã đi vào huyền thoại.

Cambodia, một đất nước với muôn điều kỳ diệu và huyền bí. Truyền thống lịch sử với hơn 1000 năm phát triển và triều đại Khmer rực rỡ.

Với tất cả niềm đam mê khám phá , óc tò mò về 1 vùng đất hoang dã của ngừoi viết, cùng với 1 tình yêu đam mê không ngừng của ông Nguyễn Văn Mỹ với vùng đất Cambodia, là giám đốc công ty Lửa Việt, người đã hướng dẫn cho đoàn tham quan chúng tôi trong chuyến đi vừa rồi (đây quả thật là 1 sự may mắn rất lớn của tôi), hy vọng sẽ khơi dậy niềm đam mê khám phá của các bạn về vùng đất này.

Có thể, tôi sẽ không hiểu hết cũng như biết hết về mọi vấn đề ở đây. Nhưng bằng những kiến thức đã đọc, đã nghe và đã thấy, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn hiểu thêm phần nào về đất nước và con người vùng đất Cambodia.

Mời mọi người cùng tôi khám phá….

Phần 1: Đất và người Cambodia
Sơ lược lịch sử
Trước thể kỷ thứ X, xã hội Khmer vẫn chưa hùng mạnh và phát triển, nền văn minh này phát triển cùng thời với nền văn minh Óc Eo của miền nam Việt Nam. Từ thế kỷ thứ X – thế kỷ XII, nền văn minh Khmer đi vào giai đoạn phát triển hưng thịnh và hùng mạnh. Lãnh thổ Khmer lúc đó rộng gấp 10 lần diện tích bây giờ, bao gồm Thái Lan, miền nam Việt Nam, 1 phần Nam Lào và Miến Điện (hay còn gọi là Myanmar). Trong giai đoạn này, các vì vua đều xây riêng cho mình các đền đài thờ cúng và lăng tẩm, tạo nên 1 quần thể kiến trúc khổng lồ. Có thể kể đến như Angkor Wat, Angkor Thom, dòng sông 1000 lingar…. Từ thế kỷ thứ 15 trở đi, đế chế Khmer suy yếu, kinh đô dời về Phnom Penh. Thế kỷ XVII – XIX, kinh đô Khmer dời về Oudong, thuộc tỉnh Kampong Speu (cách Phnom Penh 42km), sau đó dời về lại Phnompenh và ổn định cho đến ngày nay.

Từ năm 1866 trở lại đây, đất nước Cambodia trải qua nhiều thăng trầm và chiến tranh, nằm dưới sự đô hộ của Pháp và nội chiến triền miên. Năm 1979, nhà nước Cộng Hoà Dân Chủ Capuchia thành lập, chấm dứt nội chiến và độc lập. Năm 1989, quân đội Việt Nam rút về nước và năm 1993, Vương Quốc Cambodia ra đời.

Hiện nay, Cambodia theo chế độ quân chủ lập hiến và đa đảng, vua Norodom Sihamoni đứng đầu nhưng không trị vì. Thủ tướng Hunsen là người cai quản chính quyền Cambodia. Các Đảng bao gồm Đảng Nhân dân Cambodia (GPP), của thủ tướng Hunsen, Đảng Sam Riansy (Đối Lập), Đảng Funcipec (Bảo Hoàng). Đảng GPP ban đầu chiếm được 91% cử tri, nhưng do chế độ tham nhũng và sự tha hoá. Công thêm sự tấn công của cá Đảng khác, tỉ lệ cử tri đã thay đổi và suy yếu còn 73.1%.

Đơn vị tiền tệ của Cambodia là RIA, đồng ria cao hơn đồng VN (1 ria = 4 đồng VN). Thế nhưng, người dân Cambodia vẫn sử dụng song song đồng dollar trong cuộc sống hàng ngày. Tuy đơn vị tiền tệ cao hơn VN nhưng cuộc sống người dân Cambodia còn nghèo và khoảng cách giai cấp còn cực lớn. Công chức Nhà nước chủ yếu sống vào bổng lộc và các khoản thu khác (trung bình lương chính thức vào khoảng 40USD/tháng).


Một góc cung điện Hoàng Gia Cambodia

Thành phố Phnom Penh
Xã hội Cambodia bề ngoài ổn định nhưng vẫn còn rối ren và phức tạp. Tại Phnom Penh, tình hình giao thông hỗn tạp và không theo luật lệ cụ thể. Đặc biệt, với đất nước, dân số chưa tới 15 triệu dân, con số trên 30 casino lớn nhỏ là 1 điều quá “ấn tượng”. Nói đến Casino, phải nói đến casino lớn nhất hiện nay, casino Naga, nằm ngay trung tâm Quảng Trường. Casino NAGA là 1 toàn nhà phức hợp cao 15 tầng, trong đó có trên 4 tầng là dành cho casino với tất cả các hình thức kinh doanh casino hiện đại. Một khi vào “đế chế” NAGA này, người ta hoàn toan tách biệt với thế giới bên ngoài. Với thiết kế mái vòm như 1 bầu trời mây xanh, dòng suối chảy róc rách, ánh sáng lan toả và âm nhạc du dương, người có máu đỏ đen hoàn toàn quên đi khái niệm đêm và ngày. Phía ngoài NAGA là các xe hơi hiện đại và sang trọng. Người viết đạc biệt ấn tượng với giải thưởng là 1 chiếc pick-up Hummer H2, và thực tế là có 2 chiếc pick-up H2 đậu ngay trước NAGA và 1 chiếc khác đang treo giải thưởng (giống như siêu thị Nguyễn Kim thường hay treo gảii sổ xố vậy).



Giải thưởng H2 (không bao gồm người mẫu kế bên)


Đối lập với hình ảnh xa hoa đến thác loạn đó, phía bên kia đường là các xe hàng rong, bán đủ các món ăn bình dân và 1 phong cách “nhậu lề đường” rất đặc trưng của người Cambodia. Họ trải 1 “tấm thảm” bằng chiếu trên 1 khuôn viên rất rộng. Thực khách đến chỉ việc để xe dưới đường và vào gọi món. Giá cả rất phải chăng và đặc biệt, với phương châm “khách của ai...cũng là khách” nên cơ sở hạ tầng bằng chiếu đó được dùng chung cho các xe hàng rong. Không có hiện tượng chèo kéo khách hay chửi bới khi không bán được.


"Nhậu lề đường"

Kiến trúc xây dựng tại Cambodia đa phần theo lối kiến trúc Phật Giáo với mái vòm cao và uốn cong các góc. Được người Pháp quy hoạch trong thời gian đô hộ, người Cambodia tiếp thu và duy trì cho đến ngày nay. Sự khoa học và nhất thống trong kiến trúc đã chinh phục được những du khách khi đến thành phố thủ đô này. Các quảng trường là nơi vui chơi và là niềm tự hào của người dân Phnom Penh.

Tỉnh Siem Reap

Ngoài Phnom Penh, Siem Reap là 1 thành phố mới nổi nhưng lại là vùng đất thiêng của người Khmer. Hiện nay, Siem Reap đã và đang phát triển rất nhanh. Trên tuyết đường chính, các khách sạn và resort không ngừng mọc lên. Các thương hiệu khách sạn nổi tiếng cũng đã xuất hiện tại vùng đất này. Thế nhưng 1 lần nữa, sự nhất quán trong kiến trúc lại là nét đặc trưng của Cambodia. Theo quy định, các khách sạn không được xây cao quá 65m (độ cao của đỉnh cao nhất của Angkor Wat) và mỗi góc của khách sạn đều phải uốn cong như chùa tháp. Cùng với sự phát trỉên du lịch, các dịch vụ ăn theo cũng ngày càng nhiều và đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hơn. Đỉêm đặc biệt ấn tượng với người viết là dịch vụ massage tại đây, sẽ nói thêm trong Phần III Ăn chơi tại “Vương Quốc của đền đài”.

Nói đến Siem Reap phải nói đến quần thể Angkor và 1 nhân vật không kém phần quan trong là ông Sọc Kung. Về Angkor, người viết sẽ nói đến trong Phần II “Quần thể Angkor – Vùng đất bị lãng quên”. Ông Sọc Kung, người gốc Đồng Tháp, miền Nam Việt Nam, là 1 tài phiệt và quyền thế vào loại bật nhất của Cambodia. Trước đây, ông Sọc Kung là 1 nhà kinh doanh về xăng dầu, tất cả các cây xăng của Cambodia, nếu không phải các các tập đoàn nước ngoài, đều là của ông. Bằng hình thức bán xăng bằng vé (như vé đổ xăng của Petrolimex) cho các quan chức Cambodia và cho ghi nợ. Sau 1 thời gian, ông Sọc Kung là 1 chủ nợ có các con nợ cực kỳ quyềt thế. Để đổi lại, ông ta có quyền chọn mua các mảnh đất mình muốn và đắt địa tại Cambodia. Quay trờ lại quần thể Angkor, sau khi Cambodia mở cửa cho du khách vào tham quan quần thể Angkor, với sự quản lý lỏng lẻo và tham nhũng, quần thể Angkor ngày càng xuống cấp và mất an ninh. Ông Sọc Kung bèn thuê lại quần thể này và bắt dầu đưa hệ thống quản lý vào quy củ, xây dựng đường xá và kêu gọi tài trợ trùng tu lại các di sản này.

Điểm nổi bật và rất khâm phục là khả năng quản lý khách du lịch của hệ thống quản lý. Theo quy định, vé tham quan quần thể Angkor chia làm 3 mức vé, 1 ngày, 2 ngày và 1 tuần. Trước đây, tình trạng gian lận và in vé giả rất phổ biến, các du khách (người viết đoán là các công ty du lịch) thường mua vé 1 ngày. Sau đó, bằng vé này, họ sử dụng cho 2 lượt người tham quan sáng/ chiều. Hiện nay, họ áp dụng cách in vé mới, băng cách chụp ảnh ngay tại quần vé và in ảnh du khách ngay lên vé. Tình trạng “lậu vé” hoàn toàn triệu tiêu và vé này cũng được xem như là 1 kỷ niệm khi du khách đến Angkor. Ngoài ra, theo yêu cầu của bân quản lý Angkor, bất kể du khách khi vào tham quan quần thể Angkor (cá nhân hay tập thể) đều phải thuê 1 người Khmer bản xứ đi cùng. Thứ nhất, người Khmer sẽ thông thuộc đường xá ; thứ 2 cũng là 1 cách tạo công việc, nâng cao đời sống cho người bản địa. Người viết hoàn toàn khâm phục việc này.

Một góc đường ở Cambodia

Còn tiếp…. Phần 2: “Quần thể Angkor – Vùng đất bị lãng quên”
__________________
Nhìn CD vẫn còn thèm làm sao...là sao....
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Cho chừa cái tội.....

thay đổi nội dung bởi: khoaton, 04-05-2009 lúc 08:55 AM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 16 Users Say Thank You to khoaton For This Useful Post:
Tuanrocker (06-05-2009), catwoman (04-05-2009), cd50benly (04-05-2009), funny_bro (04-05-2009), jimmy nguyen (04-05-2009), kenji (04-05-2009), let-it-be (04-05-2009), mandalat (04-05-2009), mobinam (04-05-2009), ntv77 (04-05-2009), pechi (04-05-2009), radeon (04-05-2009), thehuy (04-05-2009), trang11 (04-05-2009), tunbo (04-05-2009), wonghong (04-05-2009)
 


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 
Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn

BB code thì Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 08:32 AM.


Powered by: vBulletin v3.x.x Copyright ©2000-2025, Jelsoft Enterprises Ltd.