Trở lại   HOANGTUDEN CD CLUB > LINH TINH > Xả xúp pắp

Chú ý

Xả xúp pắp Xe nóng máy thì phải xả thôi, nghỉ ngơi đi anh em

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #11  
Cũ 14-09-2011, 07:40 PM
HP_Rolls Royce's Avatar
HP_Rolls Royce HP_Rolls Royce vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Member
Tìm tài liệu độ xe
 
Tham gia ngày: Aug 2011
Đến từ: Sân ga 3 số 2
Bài gởi: 89
Thanks: 325
Thanked 413 Times in 68 Posts
Biến số xe: Không ghi
Mặc định

Tập 5
Thế trận lòng dân

Thế trận lòng dân là một thuật ngữ ghép của hai từ "thế trận" và "lòng dân". Theo ngữ nghĩa, thế trận là một từ dùng trong lĩnh vực quân sự, phản ánh việc tổ chức, bố trí lực lượng để tác chiến. Còn từ "lòng dân" là từ chỉ yếu tố chính trị nhưng mang ý nghĩa về mặt tinh thần, đó là nhận thức, tư tưởng, niềm tin, tình cảm, ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Xây dựng "thế trận lòng dân" là xây dựng tình cảm, niềm tin và trách nhiệm của nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó có sự nghiệp củng cố quốc phòng an ninh.

Đó là một trong những bài học quân sự mà không chỉ riêng những ai công tác trong lĩnh vực quân đội mà các cán bộ sống với dân đều ít nhất một lần kinh qua. Bởi một lẽ từ ngàn xưa cho đến nay, quan niệm "Lấy dân làm gốc" chưa bao giờ bị lỗi thời. Mọi dân tộc, mọi quốc gia, dù ở thể chế chính trị nào, cũng phải lấy quyền và lợi ích của nhân dân là kim chỉ nam trong mọi hành động của mình. Và điều này ở bản em cũng được áp dụng như thế.

Dân bản em quanh năm làm nương rẫy. Cuộc sống khó khăn lắm. Hầu như ai cũng phải lo chạy ăn từng bữa nên cả bản ai cũng nghèo. Nếu ai đó có dịp đến thăm bản em, mới thấy hết được những khó khăn mà dân bản nơi đây hàng ngày đối mặt. Lẫn giữa những nương ngô nương chè xanh ngát là những căn nhà lá xập xệ ọp ẹp tưởng chừng như chỉ một cơn gió là nó có thể đổ ngã một cái ào.

Vùng núi cao quanh năm mây che sương phủ, những ngôi nhà như ở bản em không đủ sức sưởi ấm thân thể của trâu bò da dày thịt tảng thì huống chi là con người. Mà dân bản đâu có da thừa mỡ nặng. Ai nấy đều gầy tong teo do thiếu ăn. Mà có cái ăn đã là cái sang lắm rồi chứ đừng nói đến học hành, chăm sóc sức khỏe y tế và các tiện nghi sống khác. Nói chung, với bản em, ai cũng quan tâm tới việc cái bụng mình no ấm. Do vậy, ăn là quan trọng nhất.

Chính vì "chỉ lo ăn" mà dân bản chẳng chú tâm mấy vào ngôi nhà mình đang sống. Quan niệm "ăn thì nhiều chứ ở bao nhiêu" vẫn lấp đầy trong cái bụng của dân bản. Và vì thế mà những ngôi nhà đã rất cũ kỹ nay lại cũ kỹ hơn và có khuynh hướng "sắp sập" đến nơi. Với bản làng của em, cuộc sống mang tính tạm bợ và đắp đổi cho qua ngày. Dân bản buồn, già làng buồn, chủ tịch xã buồn vì cái nghèo vẫn còn nhưng biết làm sao. Người ta thường nói "ăn ở" nghĩa là lo ăn mới đến lo ở chứ không ai nói "ở ăn" cả. Với dân bản, ăn còn chưa lo xong thì làm sao lo ở.

Do đó, mong muốn về một ngôi nhà ấm áp chỉ nằm trong những giấc mơ bởi lẽ đã mơ thì không bao giờ có thật. Vì vậy, dân bản cũng chẳng lo ở nữa, chỉ lo ăn thôi. Nhiều người trong bản bảo thế!

Chủ tịch xã thấy cuộc sống dân bản như thế lấy làm khổ tâm lắm. Chủ tịch khổ tâm bởi lẽ trước bàn làm việc chình ình tấm biển xưng danh "Chủ tịch xã" là người có quyền thực hiện rất nhiều công việc đảm bảo cuộc sống cho dân nhưng kết cuộc những gì làm được lại rất ít. Nhiều lần, chủ tịch phải đem cất biển vào hộc bàn vì tự thấy hổ thẹn do không làm gì được cho dân bản. Ngoài kia, trời thì lạnh, nhà sắp sập và bụng dân bản thì đói.

Nhưng cách đây mấy tháng, đi họp trên tỉnh về, chủ tịch xã về trong tâm trạng khấp khởi vui mừng. Hôm sau, chủ tịch xã lên bản gặp già làng.

- Già ơi, nhờ già xem và liệt kê danh sách những gia đình cần phải xây lại nhà để ở nhé! - Chủ tịch nói với già làng.
- Chi vậy chủ tịch? - Già làng đáp.
- Bí mật quân sự! - Chủ tịch xã hấp háy đôi mắt long lanh trong niềm hân hoan tột độ.

Già làng lấy làm ngạc nhiên lắm. Già không hiểu ý của chủ tịch là gì nhưng thôi chủ tịch bảo sao già làng làm vậy. Làm gì không biết nhưng không được làm trái ý cán bộ.

Y hẹn, già làng đem nộp danh sách những gia đình cần xây lại nhà cho chủ tịch xã. Chủ tịch xã nhìn bảng danh sách và hỏi già làng mà trong lòng đau như cắt:
- Gần hết cả bản luôn hả già?
- Đúng vậy, chủ tịch ơi! - Già làng đáp.

Chủ tịch một mặt xót xa nhưng một mặt lại vui mừng.

Mấy hôm sau, chủ tịch xã họp toàn dân bản để thông báo kế hoạch cụ thể cho từng gia đình.

Và từ hôm đó, người ta thấy những chiếc áo màu xanh cây cỏ nhấp nhô trên những triền dốc cùng với những khung gỗ, vữa và khối gạch. Đó là bóng dáng những anh chiến sĩ bộ đội biên phòng đang xây mới lại nhà cho từng hộ gia đình trong bản. Tiếng búa đập đinh tai nhức óc, tiếng cưa rè rè như muốn cắt bỏ bức màn yên tĩnh bấy lâu của núi rừng. Thế nhưng, những âm thanh khó chịu ấy, hôm nay, hòa tan vào tiếng cười tiếng nói của dân và quân. Tất cả, đầy ấm áp đầy nghĩa tình.

Ngày qua ngày, những viên gạch khung gỗ đã thành hình những ngôi nhà. Chỉ là một căn nhà quá đỗi bình thường với dân miền xuôi nhưng với dân bản thì sao đỗi lớn lao đến thế. Ngày nhận bàn giao nhà từ các anh bộ đội biên phòng, bao nhiêu gia đình đã quệt nước mắt vì hạnh phúc và sung sướng. Cả đời, dân bản chưa bao giờ dám nghĩ tới việc xây nên một ngôi nhà. Vậy mà hôm nay, trước mặt họ, là một ngôi nhà thật sự. Một ngôi nhà mơ ước mà đến trong mơ cũng không dám mơ đến. Những ngôi nhà mơ ước ấy, người ta gọi là Nhà Đại Đoàn Kết.

"Cả đời tao chưa nghĩ được ở cái nhà đẹp, nay tao có nhà mà lại không động tay chân góp vào, tao ơn bộ đội biên phòng lắm!"

"Cảm ơn bộ đội biên phòng đã xây cho mình cái nhà tránh gió, tránh rét nên từ nay không phải ở nhà dột nát nữa. Cái bụng mình ơn bộ đội lắm!"

Bao lời cảm ơn của dân bản như những đóa hoa tươi thắm gửi tặng những anh chiến sĩ đồn biên phòng. Những người không chỉ ngày đêm bảo vệ biên cương bờ cõi mà còn góp công sức vào việc chăm lo đời sống của nhân dân. Những anh bộ đội biên phòng - những người cuộc sống chỉ đỡ hơn dân bản một chút vì có Nhà nước nuôi - không chỉ thực hiện nhiệm vụ hết sức nguy hiểm trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, phòng chống tội phạm mà còn góp công đảm nhận công việc xây nên những ngôi nhà mơ ước cho nhân dân nói chung và người dân vùng cao nói riêng. Hình ảnh những chiếc áo lính vốn đã đẹp trong sách vở thơ văn, nay lại càng đẹp hơn vì được hiện thực hóa giữa thực tế đời thường.

Những ngôi nhà Đại Đoàn Kết đang hiện dần trên những đồi núi cao là thành quả vô cùng to lớn trong công cuộc vận động toàn dân, toàn Đảng, các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước cùng nhau chăm lo người nghèo trên khắp cả nước nói chung và vùng cao nói riêng. Cái tên "Đại Đoàn Kết" được đặt tên cho những ngôi nhà này như mội lời trân trọng và nhắc nhở sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân toàn Đảng. Vì chỉ có đại đoàn kết mới tạo ra sức mạnh to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc bền vững.

Bản em ở vùng núi cao hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt và điều kiện vật chất kém nhưng với tinh thần "Vì nhân dân quên mình", các chiến sĩ bộ đội biên phòng vẫn bám bản bám làng và lo cho cuộc sống của dân bản. Những ngôi nhà mà cách anh xây nên như niềm tin của dân bản với Đảng, với Nhà nước, với anh bộ đội cụ Hồ - vững chắc và không bị sập dù gió có thổi.

Cái nghèo trong bản vẫn còn nhưng nhờ sự quan tâm của Đảng, của Nhà nước và đặc biệt là của các anh chiến sĩ biên phòng mà dân bản đã có được những ngôi nhà Đại Đoàn Kết ấm tình quân dân. Tình cảm của dân bản với các anh bộ đội biên phòng như cá với nước.

Từ từ rồi dân bản sẽ thoát nghèo. Giờ đây, dân bản ai cũng phấn khởi vì có nhà có cửa đàng hoàng, khỏi lo về ngày sập rồi-sẽ-đến. Còn các anh bộ đội biên phòng thì càng vững tâm trong công tác bảo vệ an ninh quốc phòng vì đã có hậu phương vững chắc. Tất cả là nhờ vào thế trận lòng dân luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm xây dựng và củng cố.

Giữa ngôi nhà Đại Đoàn Kết, dân bản trân trọng treo bức ảnh Bác Hồ đang mỉm cười.

HP_Rolls Royce
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn

BB code thì Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 04:10 AM.


Powered by: vBulletin v3.x.x Copyright ©2000-2025, Jelsoft Enterprises Ltd.