Xả xúp pắp Xe nóng máy thì phải xả thôi, nghỉ ngơi đi anh em |

29-06-2009, 12:24 PM
|
 |
Senior Member
Độ về xe zin
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 1.099
Thanks: 1.348
Thanked 749 Times in 267 Posts
|
|
Qua 22/6 rồi mà chưa thấy Sonbenly giải đáp hay trao thưởng nhể?
__________________
Tất bật hơn thua rồi cũng bỏ
Thong dong tự tại vậy mà vui
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
|

29-06-2009, 01:14 PM
|
 |
Senior Member
Độ về xe zin
|
|
Tham gia ngày: Jul 2008
Bài gởi: 1.983
Thanks: 2.024
Thanked 20.467 Times in 1.456 Posts
|
|
chết nị, xin lỗi các bác, em quên công bố giải thưởng
đáp án câu hỏi đoán nhân vật qua hình chụp là JOKER.
những người nhận giải :
1. roadmaster
2. wonghong
phần thưởng : một chầu cà phê cuối tuần, tuần nào thì cho phép hai nhân vật trên được phép chọn, cà phê xong là bonus một chầu nhậu ốc miễn phí....
xin trân trọng thông báo
__________________
Trời....ký nhầm...
|

30-06-2009, 09:40 AM
|
 |
Moderator
Độ về xe zin
|
|
Tham gia ngày: Feb 2008
Đến từ: TPHCM
Bài gởi: 1.975
Thanks: 8.653
Thanked 5.384 Times in 939 Posts
Biến số xe: 53X4-2809
|
|
Một câu hỏi khó nè !
Mũ bảo hiểm ra đời và phát triển như thế nào ??? Mũ bảo hiểm dành cho người đi môt và xe gắn máy đầu tiên được xuất hiện khi nào ? ở đâu ? do ai thiết kế ???
Phần thưởng là "một bầy cọp" cho ace có bài viết hay và chính xác !
__________________
Sống mà không có đam mê thì thật là vô vị...!
Alo : 0919025000 Mail : To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
|

03-07-2009, 04:10 AM
|
 |
Senior Member
Xe mất zin hoàn toàn
|
|
Tham gia ngày: Jan 2008
Đến từ: binh duong
Bài gởi: 972
Thanks: 776
Thanked 801 Times in 228 Posts
Biến số xe: 80A1-8039
|
|
Mũ bảo hiểm ra đời vào thời la mã, dành cho các võ sĩ giác đấu, cưỡi ngựa, bắn cung phi ào ào có té cũng không sao.( xin trước 1 con cọp)
xi nghĩ ra mấy câu còn lại thì xin nốt bầy cọp!
__________________
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts. Không phải ông già nào cũng chống gậy...
|
The Following User Says Thank You to onggiachonggay_an For This Useful Post:
|
|

03-07-2009, 04:06 PM
|
Senior Member
Xe đã lên hết cốt
|
|
Tham gia ngày: Jan 2009
Đến từ: Thủ Đức
Bài gởi: 447
Thanks: 395
Thanked 552 Times in 190 Posts
|
|
Xin trước nữa con cọp nha Cua.
Lịch sử mũ bảo hiểm!
Mũ bảo hiểm, như hôm nay chúng ta đã biết, là 1 dụng cụ có tác dụng to lớn trong việc bảo vệ cái đầu.
Nhưng thời xa xưa, tức thời nguyên thuỷ, con người chưa hề có mũ bảo hiểm, lý do đơn giản là lúc ấy đầu không quan trọng.
Quan trọng nhất thời ấy là chân. Nhờ có chân mà người ta chạy tới với người yêu và chạy trốn khỏi thú rừng. Nhờ có chân mà thiên hạ nhảy nhót tìm vách đá hoặc lội tung tăng trong khe suối, nhảy tưng tưng trên bãi biển. Hồi ấy, chưa có những đêm Gala âm nhạc, mọi người chủ yếu tụ tập bên đống lửa và khiêu vũ bằng chân.
Chính vì vậy mà đôi dép ra đời trước tiên. Dép bảo vệ bàn chân thiên hạ khỏi bị gai đâm, đá cào. Dép lại thuận tiện khi bị vợ đuổi khỏi nhà thì các chàng trai đều chạy mất dép. Tóm lại, hồi ấy tuy chưa quy định xử phạt, ai ra đường cũng mang dép. Câu tục ngữ "Trên răng dưới dép" cũng ra đời rất sớm.
Sau chân, loài người phát hiện ra tầm quan trọng của tay. Tay dùng để bắt cào cào, châu chấu làm thức ăn. Tay cũng dùng để hái hoa tặng bồ, dùng để xách đồ khi vợ đuổi khỏi nhà (thời ấy vợ hay đuổi lắm chứ không ra toà lôi thôi như bây giờ). Tay quan trọng đến mức người ta phải cất vào trong túi áo hoặc vào trong bao tay. Câu châm ngôn "Mồm miệng đỡ tay chân" cũng ra đời trong hoàn cảnh này. Và vì vậy, đủ loại bảo hiểm cho tay, tức găng tay ra đời bằng vỏ cây, bằng da thú và có khi bằng bàn tay này nắm lấy tay kia.
Tiếp theo bảo hiểm chân tay, người nguyên thuỷ bảo hiểm... mông, vì lúc ấy mông không những dùng để ngồi mà còn để... lắc mông khi có lễ hội. Các thứ quần khi ấy đều che mông là chính. Đến đánh trẻ con, người ta củng đét vào mông chứ không khi nào nhầm sang chỗ khác cả. Do chưa có văn học, chưa có toán học và lại ít mưu mô nên chả ai biết nên dùng đầu làm gì. Một số anh còn phí phạm đến mức dùng đầu để húc thú rừng và húc nhau. Các thiếu nữ khi ấy để ý tới các anh có chân to, tay to và nếu có thể, mông cũng to chứ đầu không hề quan trọng. Đầu do đó bị bỏ mặc, chẳng có chút bảo hiểm nào.
Nhưng cuộc sống tiến lên. Tình yêu cũng theo đó tiến lên. Nếu như trứoc kia thiên hạ chỉ có cách tỏ tình đơn giản như tặng thịt heo, tặng trái cây, tặng trứng gà cho nhau thì họ đã biết nắm tay, kề vai hoặc chạm các ngón chân vào nhau để tỏ tình.
Tình yêu là thứ sáng tạo không ngừng. Sau khi đã lân lượt nắm đủ các thứ, nam nữ bắt đầu muốn nắm đầu nhau. Nhưng ai cũng biết, đầu vừa to vừa không dễ nắm, nên người ta bèn nắm vào tóc là chủ yếu.
Đến 1 ngày, ở 1 làng kia, con trai rất hiếm và con gái rất nhiều. Do nóng vội muốn lấy chồng, các cô trong làng hay nấp trong bụi rậm, chờ con trai đi qua thì xông ra bắt bằng cách nắm tóc lôi đi. Cánh đàn ông trong làng họp khẩn cấp để tìm ra giải pháp bảo vệ mình. Họ thấy chỉ còn biện pháp không cho các cô gái nắm được đầu, hoặc nếu có nắm thì chả còn chỗ bám. Họ bèn lấy da trâu hoặc da bò, thứ vừa dai vừa chắc chụp lên đầu, khiến phụ nữ sờ vào trơn tuột đi.
NÓN BẢO HIỂM RA ĐỜI TỪ ĐÓ.
Các loại nón thời ấy bảo vệ trai tráng rất tốt. Các vụ chấn thương do thiếu nữ tấn công giảm hẳn. Nhưng chúng có nhược đểm là chỉ che phủ tóc còn má thì không. Do đó, 1 số cô gái táo tợn không nắm được đầu thì cũng hôn bừa vào má các chàng trai.
Vậy là nón bảo hiểm to hơn, có chụp che hết tất cả đầu như nồi cơm điện ra đời. Nhưng lắm cô táo tợn vẫn chưa tha. Họ còn hôn vào mũi nữa. Cho nên người ta phải làm cái nón bảo hiểm có tấm chắn trước mặt như ngày nay mới tuyệt đối an toàn. Các chàng trai từ đấy thoát nạn!
nguồn (Báo Phụ nữ)
__________________
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts. TÔI RẤT NGHIÊM KHẮC VỚI BẢN THÂN, TRỪ KHI BỊ CÁM DỖ!
|
The Following 2 Users Say Thank You to jomoibiet For This Useful Post:
|
|

07-09-2009, 04:46 PM
|
 |
Moderator
Độ về xe zin
|
|
Tham gia ngày: Feb 2008
Đến từ: TPHCM
Bài gởi: 1.975
Thanks: 8.653
Thanked 5.384 Times in 939 Posts
Biến số xe: 53X4-2809
|
|
Lịch sử của chiếc mũ bảo hiểm ( sưu tầm và tổng hợp, sẽ post hình kèm theo sau)
Thường được dùng để bảo vệ phần đầu, mặt và đôi khi cả phần cổ, mũ bảo hiểm đã ra đời từ rất lâu. Lịch sử ghi nhận mũ bảo hiểm xuất hiện cùng thời với chiến tranh. Trong khi giao chiến, phần cơ thể quan trọng nhất là đầu. Trước những loại vũ khí như dao, kiếm, mác... quân đội của người Assyrat, Ba Tư, đã biết dùng chiếc mũ bảo vệ binh lính một cách hữu hiệu.
Ban đầu, mũ được làm bằng da rồi dần dần được rèn bằng sắt. Mũ bảo vệ được coi là một loại binh khí không thể thiếu của mỗi người lính trước khi ra trận.
Đến thời người Hy Lạp tham chiến, họ đã sáng chế ra chiếc mũ bảo hiểm bằng đồng, chóp nhọn rất đặc trưng. Mũ được gia cố chắc chắn thêm như có phần che chắn cho mặt (chỉ để hở một khoảng nhỏ để nhìn và thở), chiều dài mũ cũng được tăng thêm - mũ trùm kín cả đầu.
Người La Mã lại phát triển hình dạng của mũ bảo hiểm thêm một bậc nữa đó là chế tạo mũ cho binh lính riêng và mũ cho các võ sĩ giác đấu riêng. Phần vành mũ được nới rộng hơn và có phần lưỡi trai phía trước để cải thiện tầm nhìn, tránh trường hợp quân sĩ bị lóa mắt. Mỗi một lần thay đổi, chiếc mũ bảo hiểm lại tích hợp thêm những ưu điểm khiến người đội càng ngày càng an toàn hơn.
Khi chiếc mũ bảo hiểm “chu du” đến vùng bắc và tây của châu Âu, lúc đầu mũ làm từ da. Nhưng dần dần, chiếc mũ da cũng được gia cố thêm những vành đai xung quanh bằng sắt hoặc bằng đồng nhưng vẫn giữ nguyên dạng hình nón hoặc hình bán cầu.
Số lượng mũ bảo vệ cũng tăng nhanh chóng và mũ đã được làm hoàn toàn bằng sắt. Vào những năm 1200, người ta lại sáng chế ra một kiểu mũ hình trụ, chóp phẳng. Tuy nhiên, khi đưa vào sử dụng trong thực tế, binh lính tham chiến nhận ra rằng loại mũ này hoàn toàn kém cơ động.
Sự cồng kềnh của nó dễ trở thành mục tiêu của đạn pháo từ kẻ thù. Kiểu dáng mũ này về sau được phổ biến rộng rãi trong đời sống nhưng được làm bằng chất liệu bình thường như vải hồ cứng hoặc da.
Thời trung cổ, mũ bảo hiểm chứng kiến một sự cách tân đầy ý nghĩa: vật liệu làm mũ là thép nhẹ và có thêm phần mạng đằng trước để che chắn cho phần cổ đồng thời phần lưỡi trai không còn gắn cố định vào mũ.
Binh sĩ có thể hất lên hay kéo phần lưỡi trai xuống phủ gương mặt khi bắt đầu vào cuộc giao đấu. Chiếc mũ được thiết kế tinh vi hơn, quan trọng là không còn quá nặng và vừa ôm gọn lấy đầu, tránh được hiện tượng mũ bị văng ra trong khi giáp mặt với quân địch.
Vào thế kỷ XVI-XVII, chiếc mũ được làm với cùng chất liệu nhưng vành rộng hơn. Thế kỷ XVIII-XIX, tiến bộ trong công nghiệp vũ khí đánh dấu sự thoái trào của kiếm và giáo mác và các loại súng trường, súng lục lên ngôi. Mũ bảo hiểm không còn được trọng dụng như trước. Giới trung thành với mũ bảo hiểm lúc bấy giờ chỉ còn lại những đội kị binh.
Tuy vậy, Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra, mũ làm từ thép được coi là một thiết bị bảo vệ chuẩn mực cho lính bộ binh. Có mũ bảo hiểm, quân lính được bảo vệ an toàn khỏi những mảnh kim loại văng ra với tốc độ cao mỗi khi pháo nổ.
Người Pháp đã chính thức coi mũ bảo hiểm là một trang bị tiêu chuẩn của mỗi người lính vào năm 1914. Lần lượt, người Anh, người Đức và các nước châu Âu còn lại cũng theo gương. Chiếc mũ bảo hiểm đúng quy cách phải được làm từ loại thép đặc biệt, lớp lót có thể tháo rời ra được và trọng lượng cho phép là từ 0,5-1,8kg.
Mũ bảo hiểm làm từ sắt hay thép được làm ở Persia, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ thời Trung cổ còn lưu giữ được cho tới ngày nay đã trở thành những cổ vật quí giá. Mũ ở vùng Tây Tạng và Trung Quốc, mũ làm từ đồng, da hay sừng cũng có tuổi trải qua nhiều thế kỷ.
Ngày nay, chiếc mũ bảo hiểm dần dần thâm nhập sâu vào đời sống chứ không đơn thuần là trang bị của quân đội. Mũ bảo hiểm được phổ biến rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như hàng không vũ trụ, quân đội, thể thao... Công nhân, kỹ sư vào phân xưởng lúc nào cũng đội mũ bảo vệ.
Ngoài quân đội, những môn thể thao đối kháng như đấu kiếm, võ thuật, bóng bầu dục... rất cần mũ bảo hiểm để giữ an toàn cho vận động viên. Ngay cả những người bình thường đi xe đạp trên phố cũng được khuyến cáo là nên đội mũ bảo hiểm để giữ an toàn cho bộ phận đầu não của cơ thể.
__________________
Sống mà không có đam mê thì thật là vô vị...!
Alo : 0919025000 Mail : To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
|
The Following User Says Thank You to cuabien For This Useful Post:
|
|

07-09-2009, 07:35 PM
|
 |
Senior Member
Xe mất zin hoàn toàn
|
|
Tham gia ngày: Jan 2008
Đến từ: binh duong
Bài gởi: 972
Thanks: 776
Thanked 801 Times in 228 Posts
Biến số xe: 80A1-8039
|
|
Vậy chống gậy được một con cọp hả Kua???
__________________
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts. Không phải ông già nào cũng chống gậy...
|

07-09-2009, 07:40 PM
|
Senior Member
Xe đã lên hết cốt
|
|
Tham gia ngày: Jan 2009
Đến từ: Thủ Đức
Bài gởi: 447
Thanks: 395
Thanked 552 Times in 190 Posts
|
|
Cua ơi còn con cọp của anh nữa phải k?
__________________
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts. TÔI RẤT NGHIÊM KHẮC VỚI BẢN THÂN, TRỪ KHI BỊ CÁM DỖ!
|

07-09-2009, 08:07 PM
|
 |
Moderator
Độ về xe zin
|
|
Tham gia ngày: Feb 2008
Đến từ: TPHCM
Bài gởi: 1.975
Thanks: 8.653
Thanked 5.384 Times in 939 Posts
Biến số xe: 53X4-2809
|
|
Hehe 1 con cọp khuyến khích cho onggiachongnang !
1 con cọp nữa khuyến khích cho anh jomoibiet luôn...hehe đang mong được giết cọp sớm nè !
__________________
Sống mà không có đam mê thì thật là vô vị...!
Alo : 0919025000 Mail : To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
|

21-10-2009, 09:48 PM
|
 |
Moderator
Độ về xe zin
|
|
Tham gia ngày: Feb 2008
Đến từ: TPHCM
Bài gởi: 1.975
Thanks: 8.653
Thanked 5.384 Times in 939 Posts
Biến số xe: 53X4-2809
|
|
Đố vui nữa nà... câu này đúng chuyên môn về xe luôn ! Đố ACE biết số sườn của Ural M67 nằm ở vị trí nào trên xe ????
1 ly cafe cho ai trả lời đúng và nhanh nhất....beng !
__________________
Sống mà không có đam mê thì thật là vô vị...!
Alo : 0919025000 Mail : To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
thay đổi nội dung bởi: cuabien, 21-10-2009 lúc 11:10 PM
Lý do: chính tẻ
|
Ðang đọc: 2 (0 thành viên và 2 khách)
|
|
Quuyền Hạn Của Bạn
|
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn
HTML đang Tắt
|
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 09:39 PM.
|