[1]Ngày 19/6/1924 là ngày Chiến sĩ Phạm Hồng Thái hy sinh
Phạm Hồng Thái (Chữ Hán: 范鴻泰, 1896 - 1924) là một nhà hoạt động trong Phong trào Đông Du và là người đặt bom ám sát toàn quyền Đông Dương Martial Merlin vào năm 1924. Tên thật là Phạm Thành Tích (范成績), quê Nghệ An, là con quan Huấn đạo Phạm Thành Mỹ. Ông cùng với 1 nhóm thanh niên có tâm huyết theo Vương Thúc Oánh (thành viên Việt Nam Quang phục Hội) vượt biên qua Xiêm (Thái Lan) rồi sang Quảng Châu (Trung Quốc) khoảng cuối năm 1918. Tháng 4 năm 1924, ông gia nhập Tâm Tâm Xã do Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn thành lập. Nhóm này chủ trương bạo động.
Ngày 19 tháng 6 năm 1924, sau khi viết bảng cáo trạng tố cáo tội ác của thực dân Pháp đến nhân dân toàn thế giới, Phạm Hồng Thái giả dạng ký giả vào Khách sạn Victoria tại tô giới Sa Diện ở Quảng Châu để ám sát toàn quyền Đông Dương Martial Henri Merlin. Merlin lúc bấy giờ đang trên chuyến công du sang Nhật để điều đình việc trục xuất các nhà cách mạng Việt Nam. Trên đường từ Nhật về Đông Dương, Merlin dừng lại thăm khu tô giới của Pháp ở Quảng Châu và định dự tiệc đêm 18 tháng 6 năm 1924. Tổ chức Tâm tâm xã muốn giết viên thực dân này để gây thanh thế. Phạm Hồng Thái, được sự hỗ trợ của Lê Hồng Sơn, đã nhận nhiệm vụ thực hiện sứ mạng này. Trong bữa tiệc ông đã quăng một quả bom nhỏ vào giữa bàn tiệc. Tuy nhiên vụ mưu sát không thành, Merlin chỉ bị thương nhẹ và thoát chết; dù vậy có năm doanh nhân Pháp tử thương là Pelletier, Rougeau, Gérin và vợ chồng Desmarets. Phạm Hồng Thái thoát được khỏi khách sạn nhưng bị truy nã nên phải gieo minh xuống dòng Châu Giang tự tử khi chỉ mới 28 tuổi. Sự kiện này được nêu tên gọi "Tiếng bom Sa Điện", đã làm chấn động thời sự trong vùng. Thi hài Phạm Hồng Thái được chính phủ Tôn Trung Sơn trân trọng chôn cất ở Đài liệt sĩ Hoàng Hoa Cương với 72 lịêt sĩ Trung Quốc trong cuộc Cách mạng Tân Hợi 1911.
[2]Nhà thơ Lưu Trọng Lư sinh ngày 19-6-1912, quê huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, qua đời ngày 10-8-1991 tại Hà Nội.
Từ nǎm 1932, Lưu Trọng Lư và một số người khác khởi xướng phong trào Thơ mới. Cùng với Thế Lữ, Phạm Huy Thông, ông đã góp phần làm cho Thơ mới thắng thế.
Trước Cách mạng Tháng Tám, Lưu Trọng Lư đã xuất bản tập thơ "Tiếng thu" (1939) và các tập vǎn xuôi "Người Sơn nhân", "Khói lam chiều", "Con voi già của Vua Hàm Nghi".
Từ nǎm 1946, ông tiếp tục hoạt động vǎn học, lần lượt cho ra các tập thơ: "Toả sáng đôi bờ" (nǎm 1959), "Người con gái sông Gianh" (nǎm 1966), "Từ đất này" (nǎm 1971), tập hồi ký "Mùa thu lớn" (nǎm 1978) và nhiều vở kịch.
Bài thơ tiếng Thu của Ông
Tiếng thu Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp lên lá vàng khô?
Mặc dù bài Tiêng Thu rất hay nhưng không được Hoài Thanh cho vào tập thi nhân Việt nam do có "Nghi án"
Trong cuốn “Văn thi sĩ tiền chiến” của Nguyễn Vỹ do nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản năm 1994 có kể: “Khi bài thơ “Tiếng thu” mới được in ra, Nguyễn Vỹ, Lưu Trọng Lư và Nguyễn Xuân Huy gặp nhau ở nhà trọ của tác giả “Tiếng thu” trên phố Hàm Long, Hà Nội. Trong cuộc vui, Nguyễn Xuân Huy đã đọc một bài Tanka cũng có tên là Tiếng thu của Nhật từ hồi thế kỷ VIII cho hai ông bạn nghe. Bài thơ đó dịch đúng ra Việt văn là: “Trong núi rừng sâu/Ta nghe tiếng xào xạc/Con nai vàng ngơ ngác/Đạp trên lá vàng khô/Ôi! buồn làm sao!”.
Mặc dù có ý rằng Lưu Trọng Lư chịu ảnh hưởng một bài thơ Nhật Bản nhưng Nguyễn Vỹ vẫn cứ cho rằng thơ Lưu Trọng Lư “đậm đặc chất thi sĩ hơn” và vì thế “có ý ở trên sự tả” hơn bài thơ tả cảnh của Nhật Bản. Ông viết: “Lưu Trọng Lư là một ảnh tượng lơ lửng trong thời gian. Mảnh tim của anh bay vời vợi trên khung xanh như con thều giấy, đính vào trần gian bằng một sợi tơ mỏng manh, chập chờn trong gió, vi vu trong mây. Cho nên thơ của Lưu Trọng Lư cũng phảng phất một hơi thu, một nắng hè thu mát, một khói lam chiều, một thuyền mơ phiêu dạt, một hơi tiêu man mác, một tiếng hước của con nai vàng xào xạc trên lá vàng khô...”. Điều khác nhau giữa hai bài thơ ấy thật rõ ràng khi điệp ngữ phủ định “Em không nghe” được sử dụng làm điệp ngữ chính để truyền tải cảm xúc cô đơn, nỗi xa vắng. Tiếng thu ở đây được phát hiện như tiếng thở khẽ của nỗi niềm cô đơn. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cũng nói: “Tôi thích bài thơ họ Lưu hơn bài Tanka của Nhật. Và nếu tất thảy ở đây là sự thật thì chắc các bạn cũng tin với tôi rằng: Ở đời vẫn xảy ra trường hợp những tài năng lớn gặp nhau”.
[3]Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan - một trong những tài nǎng vǎn học lớn của đất nước - tạ thế tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 19-6-1989.
Ông xuất thân trong một gia đình viên chức. Lớn lên giữa "Gió Lào râm ran rách xé" và sắn khoai Cam Lộ, Quảng trị. Làm thơ lúc 12 tuổi ở huyện lỵ An Nhơn, nhưng phải đến 16, 17 tuổi xuống Quy Nhơn học trung học, Chế Lan Viên mới thành một người làm thơ thực sự. Chế Lan Viên đã gặp một người anh về thơ là Hàn Mặc tử, và thành lập "Trường thơ loạn".
Nǎm 1939, Chế Lan Viên ra Hà Nội học rồi nhảy vào Sài Gòn làm báo, sau đó ra Thanh Hoá và lại lộn về Huế dạy học. Suốt dọc dài của cuộc kháng chiến, Chế Lan Viên trǎn trở lột xác, tìm đường đi cho thơ. Tập "Gửi các anh" (1955) không mấy thành công là một thể nghiệm, để rồi "Ánh sáng và phù sa" (1960) là một mốc quan trọng vững chãi cắm trên lịch trình thơ của ông.
Vào cuộc trường chinh chống Mỹ cho tới ngày từ giã cõi thế, Chế Lan Viên vừa tham gia lãnh đạo Hội Nhà vǎn Việt Nam vừa làm thơ, là đại biểu Quốc hội các khoá 4, 5, 6, 7 và các hoạt động đối ngoại với nhiều tiếng vang trên các diễn đàn vǎn học quốc tế ở Liên Xô, Pháp, Nam Tư, Tây Đức. Chế Lan Viên khoẻ khoắn xây đắp được những "Tam đảo - Ba Vì thơ", trong đó có tập "Hoa ngày thường, chim báo bão" (1967) và nhiều tập thơ nổi tiếng khác. Con gái ông, bà Phan Thị Vàng Anh, cũng là một nhà văn nổi tiếng.
Con đường thơ của Chế Lan Viên "trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với những trăn trở, tìm tòi không ngừng của nhà thơ", thậm chí có một thời gian dài im lặng (1945-1958).
Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa "trường thơ loạn": "kinh dị, thần bí, bế tắc của thời Điêu tàn với xương, máu, sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm". Những tháp Chàm "điêu tàn" là một nguồn cảm hứng lớn đáng chú ý của Chế Lan Viên. Qua những phế tích đổ nát và không kém phần kinh dị trong thơ Chế Lan Viên, ta thấy ẩn hiện hình bóng của một vương quốc hùng mạnh thời vàng son, cùng với nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ.
Sau Cách mạng tháng Tám, thơ ông đã "đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng, và có những thay đổi rõ rệt. Trong thời kì 1960-1975, thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự. Sau năm 1975, "thơ Chế Lan Viên dần trở về đời sống thế sự và những trăn trở của cái "tôi" trong sự phức tạp, đa diện và vĩnh hằng của đời sống".
Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo, nổi bật nhất là "chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa"
Ảnh gia đình nhà thơ. Vợ chồng nhà thơ Chế Lan Viên - Vũ Thị Thường và hai con gái của họ: Thắm, Vàng Anh (được cha bế)
Bài thơ Xuân của ông
Xuân
Chế Lan Viên
Tôi có chờ đâu, có đợi đâu
Đem chi xuân lại gợi thêm sầu?
Với tôi, tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!
Ai đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Với của hoa tươi, muôn cánh rã,
Về đây đem chắn nẻo xuân sang!
Ai biết hồn tôi say mộng ảo
Ý thu góp lại cản tình xuân?
Có một người nghèo không biết tết
Mang lì chiếc áo độ thu tàn!
Có đứa trẻ thơ không biết khóc
Vô tình bỗng nổi tiếng cười ran!
Chao ôi! Mong nhớ! Ôi mong nhớ!
Một cánh chim thu lạc cuối ngàn.
[4]Ngày 19/6/1978 "Ngày sinh" cuẩ nhân vật hoạt hình nổi tiếng Mèo Garfield
Garfield là nhân vật chính hư cấu của truyện tranh Garfield của tác giả Jim Davis. Nó là một con mèo mướp lười biếng, mập, ích kỷ, lông màu cam, giống như người thích ăn, ngủ, trộm đồ ăn của Jon, và rất keo kiệt với Odie khi luôn đá con chó văng khỏi bàn. Nó ghét Thứ hai bởi vì nó thường gặp xui xẻo vào ngày hôm đó, như bị đập bởi một cái bánh không biết từ đâu bay tới, và nó cho rằng mình thông minh hơn người, chó, hay bất kỳ sinh vật nào khác. Nó cũng thích múa may trên hàng rào gỗ vào giữa đêm, mặc dù thường bị chê bai và oanh tạc bằng đủ các đồ vật khác nhau bởi những khán giả kích động. Nó ghét nhện, và thường đập chúng bằng một tờ báo hoặc bất cứ thứ gì ở gần đó. Đôi khi, nó xé nát màn cửa của Jon và phá hoại/ăn cây dương xỉ của cậu, mà kết quả là sự tức giận của Jon đối với nó. Nó cũng nổi tiếng vì hay phá hoại vườn hoa của Jon và bà hàng xóm Feeny, cũng như hành hạ con chó của bà. Nó ghét bị đưa tới bác sĩ, và thường trốn Jon khi được thông báo hoặc nếu nó cảm thấy "muốn bệnh". Trong chuỗi truyện tranh dài nhất vào năm 1986, địa chỉ nơi Garfield, Jon và Odie sống là số 711 đường Maple.
Jim Davis đặt tên Garfield theo tên của bà nội ông, James A. Garfield Davis
[5]Paxcan, nhà toán học, triết học Pháp sinh ngày 19-6-1623.
Paxcan mồ côi mẹ từ khi mới lên 3 tuổi. Bố ông là một người yêu toán học, điều đó đã sớm gây cho ông lòng ham mê và khát vọng nghiên cứu toán học. Do sức khoẻ, ông không được bố hướng dẫn, ông phải tự mình tìm hiểu môn khoa học này. Ông vẽ ra các hình và cố giải thích được tính chất của chúng. Nǎm 12 tuổi ông mới được tham gia nhóm nghiên cứu toán. Nǎm 1640 ông công bố luận vǎn: "Về tiết diện hình nón", trong đó có định lý Paxcan. Ông đã rút ra được gần 400 hệ quả từ định lý của mình.
Cũng nǎm 17 tuổi, Paxcan đã chế tạo được một chiếc máy tính làm được bốn phép tính số học. Ông còn là một trong những người sáng lập ra môn "Thuỷ tinh học" và là một trong những người đặt viên gạch đầu tiên cho lý thuyết xác suất, một ngành toán học hiện đại có nhiều ứng dụng thực tế.
Ông mất vào ngày 19-8-1662 khi mới 39 tuổi.
Chắc ai cũng còn nhớ tam giác Pascal để tính các hệ số của khai triển nhị thức.
Khi viết các hệ số lần lượt với n = 0,1,2,... ta được bảng
n k
0 1 2 3 4 5 ....
0 1
1 1 1
2 1 2 1
3 1 3 1
4 1 4 6 4 1
5 1 5 10 10 5 1
Trong tam giác số này, bắt đầu từ hàng thứ hai, mỗi số ở hàng thứ n từ cột thứ hai đến cột n-1 bằng tổng hai số đứng ở hàng trên cùng cột và cột trước nó. Sơ dĩ có quan hệ này là do có công thức truy hồi . (Với 1 < k < n)
thay đổi nội dung bởi: vndrake, 13-06-2014 lúc 12:07 PM
The Following 9 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post: